Còn nhiều hộ nghèo, Gia Lai khó đạt lộ trình xây nông thôn mới
- Thứ năm - 05/03/2015 02:13
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo lộ trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Gia Lai, trong năm 2014, tỉnh chọn 25 xã đạt trên 9 tiêu chí để tập trung đầu tư và phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới là 30 xã, đến cuối năm 2015 có trên 45 xã đạt chuẩn nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết 03/NQ của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Tuy nhiên, kết quả công tác giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh cho thấy ở một số xã còn khó khăn về nhiều mặt và khó có thể hoàn thành các tiêu chí còn lại vào cuối năm nay.
Đáng chú ý là tiêu chí 11 (hộ nghèo) ở nhiều xã có phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống còn tỷ lệ hộ nghèo khá cao như hai xã ở huyện K'bang là Sơn Lang (43,27%) và Tơ Tung (35,93%) - được chọn lần đầu đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2014; hai xã ở huyện Konchoro là Yang Nam (49,21%), Đăk Kơ Ning (33,9%)...
Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, nhất là nguồn vốn huy động trong nhân dân và các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn.
Trong tổng số gần 8.000 tỷ đồng bao gồm vốn lồng ghép từ các chương trình và dự án đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2011-2014 thì vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư chưa đầy 900 tỷ đồng và vốn huy động từ các doanh nghiệp cũng chưa đến 300 tỷ đồng.
Một trong những nguyên nhân chính là do công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới mặc dù đã được triển khai rộng khắp nhưng chưa có chiều sâu, cách thức tuyên truyền còn chưa linh hoạt và chưa phù hợp với điều kiện dân cư của tỉnh.
Ở một số địa phương còn chưa chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, phát triển văn hóa, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường nông thôn.
Một số xã thiếu sự quyết liệt và đồng bộ, chưa chủ động vận động nhân dân sử dụng và phát huy nội lực của mình để xây dựng nông thôn mới, còn trông chờ và ỷ lại cấp trên.
Nhiều địa phương còn lúng túng, chủ quan trong quá trình triển khai thực hiện, hiệu quả lồng ghép từ các chương trình, dự án chưa cao, còn tư tưởng trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước.
Để đảm bảo đúng lộ trình xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch đã đề ra, tỉnh Gia Lai đang cần tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho chương trình và các dự án giảm nghèo bền vững theo đặc thù của địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến 44,7%, đồng thời cho phép tỉnh chủ động sử dụng nguồn kinh phí trái phiếu Chính phủ để tập trung hỗ trợ cho các xã điểm để kịp hoàn thành các tiêu chí trong các năm 2014-2015, không đầu tư dàn trải cho các xã nghèo như hiện nay.
Riêng K'bang, một trong năm huyện trong toàn quốc được Trung ương chọn làm điểm về xây dựng nông thôn mới, cần có sự tăng cường đầu tư lớn hơn và có cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Hiện nay, toàn tỉnh Gia Lai có 5 xã (Diên Phú, An Phú, Biển Hồ thuộc thành phố Pleiku; Tân An thuộc huyện Đăk Pơ; Đăk H'Lơ thuộc huyện K'Bang) đạt chuẩn 19 tiêu chí; 43 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 119 xã đạt từ 5-9 tiêu chí; 10 xã đạt dưới 5 tiêu chí./.
Đáng chú ý là tiêu chí 11 (hộ nghèo) ở nhiều xã có phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống còn tỷ lệ hộ nghèo khá cao như hai xã ở huyện K'bang là Sơn Lang (43,27%) và Tơ Tung (35,93%) - được chọn lần đầu đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2014; hai xã ở huyện Konchoro là Yang Nam (49,21%), Đăk Kơ Ning (33,9%)...
Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, nhất là nguồn vốn huy động trong nhân dân và các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn.
Trong tổng số gần 8.000 tỷ đồng bao gồm vốn lồng ghép từ các chương trình và dự án đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2011-2014 thì vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư chưa đầy 900 tỷ đồng và vốn huy động từ các doanh nghiệp cũng chưa đến 300 tỷ đồng.
Một trong những nguyên nhân chính là do công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới mặc dù đã được triển khai rộng khắp nhưng chưa có chiều sâu, cách thức tuyên truyền còn chưa linh hoạt và chưa phù hợp với điều kiện dân cư của tỉnh.
Ở một số địa phương còn chưa chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, phát triển văn hóa, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường nông thôn.
Một số xã thiếu sự quyết liệt và đồng bộ, chưa chủ động vận động nhân dân sử dụng và phát huy nội lực của mình để xây dựng nông thôn mới, còn trông chờ và ỷ lại cấp trên.
Nhiều địa phương còn lúng túng, chủ quan trong quá trình triển khai thực hiện, hiệu quả lồng ghép từ các chương trình, dự án chưa cao, còn tư tưởng trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước.
Để đảm bảo đúng lộ trình xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch đã đề ra, tỉnh Gia Lai đang cần tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho chương trình và các dự án giảm nghèo bền vững theo đặc thù của địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến 44,7%, đồng thời cho phép tỉnh chủ động sử dụng nguồn kinh phí trái phiếu Chính phủ để tập trung hỗ trợ cho các xã điểm để kịp hoàn thành các tiêu chí trong các năm 2014-2015, không đầu tư dàn trải cho các xã nghèo như hiện nay.
Riêng K'bang, một trong năm huyện trong toàn quốc được Trung ương chọn làm điểm về xây dựng nông thôn mới, cần có sự tăng cường đầu tư lớn hơn và có cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Hiện nay, toàn tỉnh Gia Lai có 5 xã (Diên Phú, An Phú, Biển Hồ thuộc thành phố Pleiku; Tân An thuộc huyện Đăk Pơ; Đăk H'Lơ thuộc huyện K'Bang) đạt chuẩn 19 tiêu chí; 43 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 119 xã đạt từ 5-9 tiêu chí; 10 xã đạt dưới 5 tiêu chí./.
Theo: vietnamplus.vn