Cựu chiến binh xã Phú Lâm: Chung tay xây dựng nông thôn mới
- Thứ hai - 12/01/2015 05:46
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trong những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Phú Lâm (Yên Sơn) đã phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua, góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Ông Nguyễn Tiến Bình, Chủ tịch Hội CCB xã cho biết, Hội CCB xã có 390 hội viên, sinh hoạt ở 22 chi hội. Thực hiện phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu, chung sức xây dựng nông thôn mới”, Hội CCB xã đã đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, chủ trương xây dựng nông thôn mới tới các cán bộ, hội viên. Hội đã đề ra chương trình hoạt động cụ thể, tập trung vào thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới của xã, trong đó tập trung vào việc hoàn thành tiêu chí về thu nhập bình quân trên đầu người gắn với phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo”.
Nổi bật nhất là thực hiện phong trào giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Để thực hiện tốt phong trào này, Hội CCB đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên thay đổi nếp nghĩ, cách làm, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải tạo đất đai và thực hiện các mô hình điểm, hướng nhận thức của hội viên từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Đến nay, Hội tín chấp và nhận ủy thác hơn 1 tỷ đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Sơn để cho các hội viên vay vốn phát triển kinh tế, từng bước tăng thu nhập. Đẩy mạnh phong trào thi đua làm giàu, hết năm 2013 toàn hội chỉ còn 9 hội viên nghèo; tỷ lệ hội viên khá và giàu chiếm 70%.
Ông Nguyễn Văn Hoàn, Chi hội thôn Tiền Phong là điển hình cho tính năng động, sáng tạo của người lính Cụ Hồ. Nhờ mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, gia đình ông đã vươn lên thành hộ giàu. Đi bộ đội từ những năm 1984, đóng quân tại Quân khu 2, Sư đoàn 313, đến năm 1987, ông xuất ngũ về địa phương và bắt tay phát triển kinh tế với 1 ha chè và nuôi lợn. Đến nay, ông có 14 ha chè, 20 ha mía và 6 ha rừng, mỗi năm thu nhập gần 500 triệu đồng, tạo việc làm cho từ 7-10 lao động địa phương.
CCB Nguyễn Văn Thức, thôn Cam Lâm phục viên năm 1974. Do diện tích đất canh tác của gia đình không nhiều, ông Thức đã đầu tư chăn nuôi ong lấy mật. Đến nay, gia đình ông Thức nuôi trên 100 đõ ong, mỗi năm thu được 400 kg mật ong, với giá bình quân 100 nghìn đồng/kg. Cùng với nguồn thu từ chăn nuôi, gia đình ông còn trồng chè. Mỗi năm, gia đình ông thu lãi hơn 150 triệu đồng từ chăn nuôi và trồng trọt.
Bên cạnh đó, Hội tích cực vận động hội viên đóng góp tiền, công sức xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, góp phần hoàn thành các tuyến đường bê tông. Trong công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn xã, các hội viên đã ủng hộ 1 chiếc ti vi trị giá hơn 2,1 triệu đồng; ủng hộ 1 tạ xi măng và trên 500 viên gạch để xây tường rào cho Trường Mầm non Phú Lâm.
Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, hội viên CCB xã Phú Lâm đã phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần tạo diện mạo mới cho quê hương.
Nổi bật nhất là thực hiện phong trào giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Để thực hiện tốt phong trào này, Hội CCB đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên thay đổi nếp nghĩ, cách làm, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải tạo đất đai và thực hiện các mô hình điểm, hướng nhận thức của hội viên từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Đến nay, Hội tín chấp và nhận ủy thác hơn 1 tỷ đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Sơn để cho các hội viên vay vốn phát triển kinh tế, từng bước tăng thu nhập. Đẩy mạnh phong trào thi đua làm giàu, hết năm 2013 toàn hội chỉ còn 9 hội viên nghèo; tỷ lệ hội viên khá và giàu chiếm 70%.
Ông Nguyễn Văn Hoàn, Chi hội thôn Tiền Phong là điển hình cho tính năng động, sáng tạo của người lính Cụ Hồ. Nhờ mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, gia đình ông đã vươn lên thành hộ giàu. Đi bộ đội từ những năm 1984, đóng quân tại Quân khu 2, Sư đoàn 313, đến năm 1987, ông xuất ngũ về địa phương và bắt tay phát triển kinh tế với 1 ha chè và nuôi lợn. Đến nay, ông có 14 ha chè, 20 ha mía và 6 ha rừng, mỗi năm thu nhập gần 500 triệu đồng, tạo việc làm cho từ 7-10 lao động địa phương.
CCB Nguyễn Văn Thức, thôn Cam Lâm phục viên năm 1974. Do diện tích đất canh tác của gia đình không nhiều, ông Thức đã đầu tư chăn nuôi ong lấy mật. Đến nay, gia đình ông Thức nuôi trên 100 đõ ong, mỗi năm thu được 400 kg mật ong, với giá bình quân 100 nghìn đồng/kg. Cùng với nguồn thu từ chăn nuôi, gia đình ông còn trồng chè. Mỗi năm, gia đình ông thu lãi hơn 150 triệu đồng từ chăn nuôi và trồng trọt.
Bên cạnh đó, Hội tích cực vận động hội viên đóng góp tiền, công sức xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, góp phần hoàn thành các tuyến đường bê tông. Trong công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn xã, các hội viên đã ủng hộ 1 chiếc ti vi trị giá hơn 2,1 triệu đồng; ủng hộ 1 tạ xi măng và trên 500 viên gạch để xây tường rào cho Trường Mầm non Phú Lâm.
Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, hội viên CCB xã Phú Lâm đã phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần tạo diện mạo mới cho quê hương.
Theo: baotuyenquang.com.vn