DN e dè đầu tư vào nông nghiệp: Do có quá nhiều rào cản!
- Chủ nhật - 11/12/2016 09:14
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
- Theo ông Trần Công Thắng, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, hiện tại, đầu tư vào nông nghiệp vẫn còn gặp nhiều rào cản, vướng mắc, như: vốn, đất đai, thị trường… khiến doanh nghiệp còn e dè khi đầu tư vào lĩnh vực này.
Ngày 08/12/2016, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Phát triển kinh tế nông nghiệp – Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam”.
Doanh nghiệp đang vướng rào cản gì?
Mặc dù nhận thức được tiềm năng khi đầu tư vào nông nghiệp và vai trò của mình trong việc phát triển nông nghiệp, thế nhưng nhiều doanh nghiệp tại Tọa đàm vẫn tỏ ra e ngại khi đầu tư vào lĩnh vực này.
Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Phúc, cộng đồng doanh nghiệp đang đứng trước cơ hội rất tốt để đầu tư vào nông nghiệp và nhiều doanh nghiệp hứng khởi mong muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, bà Hương và nhiều doanh nghiệp khác đều không biết phải bắt đầu từ đâu và đầu tư vào sản phẩm gì để có lợi nhuận.
Là một công ty mới đầu tư vào việc sản xuất phân bón hữu cơ, ông Phùng Văn Huy, Tổng Giám đốc Công ty Huy Hoàng cho biết, Công ty muốn bán sản phẩm cho thị trường nước ngoài, thì phải cần có sự chứng nhận bằng các Bộ quy chuẩn được trong nước hoặc quốc tế công nhận. Tuy nhiên, hiện nay, Nhà nước chưa ban hành Bộ quy chuẩn nào về nông nghiệp hữu cơ, mà mới chỉ đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện. Do vậy, Công ty đang gặp rất nhiều khó khăn khi xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài, nhất là các thị trường khó tính, như: Nhật Bản, Hàn Quốc...
Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, chuyên gia Nguyễn Lân Hùng cũng cho biết, có rất nhiều sản phẩm nông nghiệp tiềm năng và nếu biết được các thông tin về các sản phẩm đó và bắt tay vào đầu tư thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ làm ăn có hiệu quả.
“Tuy nhiên, việc kết nối thông tin giữa các nhà khoa học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Do đó, tăng cường kết nối thông tin giữa các chủ thể trên là điều cần thiết nhất”, ông Hùng cho biết.
Đứng ở góc độ nhà nghiên cứu, một khó khăn khác cũng được ông Trần Công Thắng chia sẻ, đó là: “Hiện nay, chúng ta có rất nhiều chính sách, chủ trương từ Nghị quyết 19, Nghịquyết 35 để thu hút doanh nghiệp vào nông nghiệp hay các chính sách ưu đãi hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và cũng có nhiều diễn đàn được tổchức để tháo gỡ khó khăn doanh nhiệp. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều cản trở, khiến doanh nghiệp e dè khi đầu tư vào lĩnh vực này, như: vốn, đất đai, thị trường…”.
Đồng tình với ý kiến trên, ông Ngô Tiến Dũng, Tổng Thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp cho biết, chúng ta có đất, nhưng chất lượng thấp, các mảnh đất được chia ra với diện tích nhỏ, nên khó đầu tư tập trung công nghệ cao. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp doanh nghiệp đầu tư 8 tỷ đồng vào vườn hoa, nhưng khi lấy vườn hoa đó để thế chấp ngân hàng chỉ vay được 700 triệu… “Vậy nếu không có đất, không có vốn, làm sao doanh nghiệp có thể đầu tư vào nông nghiệp?”, ông Dũng bức xúc.
Cần thay đổi tư duy về chính sách
Theo ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình, suy cho cùng, tất cả những khó khăn mà các đại biểu vừa nêu, như: đất đai, thuế, vốn… đều nằm ởcơ chế, chính sách. Theo đó, ông Báo đề nghị cần hoàn thiện lại hệ thống pháp luật về nông nghiệp của Việt Nam.
“Những nước có nền nông nghiệp phát triển, như: Hàn Quốc và Isarel không có nhiều tiềm năng như nước ta, nhưng vẫn phát triển được, như vậy đó là vấn đề của tổ chức sản xuất và thể chế chính trị”, ông Báo nhấn mạnh.
Đồng tình với ý kiến trên, bà Nguyễn Thị Lan Hương cho biết, Chính phủ cần có hành động, chính sách cụ thể trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao vai trò hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp, bởi hiệp hội có khả năng liên kết chuỗi dễhơn và có tính cộng hưởng, lan tỏa hơn.
Ngoài ra, bà Hương cũng cho rằng cần phải xây dựng một khu công nghiệp nông nghiệp đểcác nhà khoa học, nghiên cứu cùng đồng hành với doanh nghiệp trong việc đầu tư vào nông nghiệp.
Còn theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, trong các diễn đàn doanh nghiệp nông nghiệp gần đây đã có nhiều ý kiến gợi mởhình thành nên ngân hàng đất đai tức là sử dụng những đất nông nghiệp mà người dân không sử dụng và cho doanh nghiệp thuê. Do đó, Chính phủ nên nghiêm túc xem xét đềxuất này. Bởi, nếu như câu chuyện về tích tụ đất chưa giải quyết được sẽ rất khó thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
“Tôi cũng cho rằng, tư duy về chính sách cần phải thay đổi chứ như hiện nay doanh nghiệp đang rất vướng trong các chính sách về thuế, vốn, đất đai. Chúng ta không cầu toàn bắt buộc Nhà nước phải làm hoàn thiện luôn, mà có thể làm từng cái một, nhưng cần thiết phải làm ngay”, ông Trí Ngọc cho biết./.
Doanh nghiệp đang vướng rào cản gì?
Mặc dù nhận thức được tiềm năng khi đầu tư vào nông nghiệp và vai trò của mình trong việc phát triển nông nghiệp, thế nhưng nhiều doanh nghiệp tại Tọa đàm vẫn tỏ ra e ngại khi đầu tư vào lĩnh vực này.
Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Phúc, cộng đồng doanh nghiệp đang đứng trước cơ hội rất tốt để đầu tư vào nông nghiệp và nhiều doanh nghiệp hứng khởi mong muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, bà Hương và nhiều doanh nghiệp khác đều không biết phải bắt đầu từ đâu và đầu tư vào sản phẩm gì để có lợi nhuận.
Nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào nông nghiệp, nhưng không biết bắt đầu từ đâu? |
Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, chuyên gia Nguyễn Lân Hùng cũng cho biết, có rất nhiều sản phẩm nông nghiệp tiềm năng và nếu biết được các thông tin về các sản phẩm đó và bắt tay vào đầu tư thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ làm ăn có hiệu quả.
“Tuy nhiên, việc kết nối thông tin giữa các nhà khoa học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Do đó, tăng cường kết nối thông tin giữa các chủ thể trên là điều cần thiết nhất”, ông Hùng cho biết.
Đứng ở góc độ nhà nghiên cứu, một khó khăn khác cũng được ông Trần Công Thắng chia sẻ, đó là: “Hiện nay, chúng ta có rất nhiều chính sách, chủ trương từ Nghị quyết 19, Nghịquyết 35 để thu hút doanh nghiệp vào nông nghiệp hay các chính sách ưu đãi hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và cũng có nhiều diễn đàn được tổchức để tháo gỡ khó khăn doanh nhiệp. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều cản trở, khiến doanh nghiệp e dè khi đầu tư vào lĩnh vực này, như: vốn, đất đai, thị trường…”.
Đồng tình với ý kiến trên, ông Ngô Tiến Dũng, Tổng Thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp cho biết, chúng ta có đất, nhưng chất lượng thấp, các mảnh đất được chia ra với diện tích nhỏ, nên khó đầu tư tập trung công nghệ cao. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp doanh nghiệp đầu tư 8 tỷ đồng vào vườn hoa, nhưng khi lấy vườn hoa đó để thế chấp ngân hàng chỉ vay được 700 triệu… “Vậy nếu không có đất, không có vốn, làm sao doanh nghiệp có thể đầu tư vào nông nghiệp?”, ông Dũng bức xúc.
Cần thay đổi tư duy về chính sách
Theo ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình, suy cho cùng, tất cả những khó khăn mà các đại biểu vừa nêu, như: đất đai, thuế, vốn… đều nằm ởcơ chế, chính sách. Theo đó, ông Báo đề nghị cần hoàn thiện lại hệ thống pháp luật về nông nghiệp của Việt Nam.
“Những nước có nền nông nghiệp phát triển, như: Hàn Quốc và Isarel không có nhiều tiềm năng như nước ta, nhưng vẫn phát triển được, như vậy đó là vấn đề của tổ chức sản xuất và thể chế chính trị”, ông Báo nhấn mạnh.
Đồng tình với ý kiến trên, bà Nguyễn Thị Lan Hương cho biết, Chính phủ cần có hành động, chính sách cụ thể trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao vai trò hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp, bởi hiệp hội có khả năng liên kết chuỗi dễhơn và có tính cộng hưởng, lan tỏa hơn.
Ngoài ra, bà Hương cũng cho rằng cần phải xây dựng một khu công nghiệp nông nghiệp đểcác nhà khoa học, nghiên cứu cùng đồng hành với doanh nghiệp trong việc đầu tư vào nông nghiệp.
Còn theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, trong các diễn đàn doanh nghiệp nông nghiệp gần đây đã có nhiều ý kiến gợi mởhình thành nên ngân hàng đất đai tức là sử dụng những đất nông nghiệp mà người dân không sử dụng và cho doanh nghiệp thuê. Do đó, Chính phủ nên nghiêm túc xem xét đềxuất này. Bởi, nếu như câu chuyện về tích tụ đất chưa giải quyết được sẽ rất khó thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
“Tôi cũng cho rằng, tư duy về chính sách cần phải thay đổi chứ như hiện nay doanh nghiệp đang rất vướng trong các chính sách về thuế, vốn, đất đai. Chúng ta không cầu toàn bắt buộc Nhà nước phải làm hoàn thiện luôn, mà có thể làm từng cái một, nhưng cần thiết phải làm ngay”, ông Trí Ngọc cho biết./.
Kim Hiền
http://kinhtevadubao.vn/
http://kinhtevadubao.vn/