Dân làm, dân giám sát
- Thứ hai - 13/04/2015 23:44
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đường giao thông nông thôn do người dân làm, giám sát
Huyện Phước Long nằm mạn hẻo lánh của tỉnh nghèo Bạc Liêu nhưng dịp 30/4 này trở thành huyện NTM đầu tiên của ĐBSCL. Chỉ tính 4 năm từ 2011 đến 2014, tổng vốn đầu tư xây dựng hơn 5.047 tỷ đồng, trong đó, dân đóng góp nhiều nhất với 2.192 tỷ đồng, chiếm 43,4%.
Tiếp theo là vốn tín dụng đầu tư phát triển SX chiếm 43,3% với 2.188 tỷ, còn vốn xây dựng NTM từ Trung ương chỉ 0,4% với vỏn vẻn 23 tỷ đồng.
Ông Dương Văn Sến ở ấp Huê 3, xã Vĩnh Phú Đông giải thích việc hăng hái góp đất và công làm con đường liên ấp vừa hoàn thành: “Có lợi nhiều mặt cho dân”. Lợi ích thấy rõ trong vụ lúa ĐX 2014-2015, xe tải chạy vô tận nhà nên bán lúa được giá cao. Gia đình ông làm 2,6 ha lúa IR50404, bán được giá 4.250 đồng/kg, “mà chưa thu hoạch, thương lái đã vô đặt cọc 7 triệu đồng”, ông nói.
Đường liên ấp bằng bê tông cốt thép dày non gang tay, rộng ba mét chưa tính lề, đảm bảo xe tải chở 3 tấn chạy được. Khi làm đường, huyện đưa về xi măng, sắt, đá, cát; dân hiến đất và góp công. Cứ đường qua đất nhà ai thì nhà đó làm và ấp có thành lập tổ làm lộ để vần đổi công cho nhau, giúp hộ neo đơn, đặng làm nhanh. Trước khi làm, Phòng Kinh tế Hạ tầng của huyện đưa thiết kế mẫu xuống để dân tính toán công sá và diện tích đất hiến, tổ chức việc thi công.
Bí thư Chi bộ ấp Huê 3 Nguyễn Minh Tấn cho biết, con đường liên ấp dài 5,4 km, chạy qua đất của 204 hộ dân, hộ nào cũng vui vẻ hiến đất. Hộ hiến nhiều đất nhất là ông Trần Văn Mười vì con đường chạy ngang qua đất của ông dài đến 66 m, kế đến hộ bà Lê Thị Sen dài 64 m. Gia đình ông Dương Văn Sến cũng hiến đất dài 30 m. Còn ông Dương Văn Xìa hiến đất dài 32 m và còn đảm nhận vai trò tổ trưởng tổ làm lộ của ấp.
Ông Xìa kể con đường liên ấp chạy theo bờ kinh Xáng Cụt này trải qua nhiều thời kỳ làm đi làm lại, cho đến nay mới thấy “chắc chắn nhất”. Chục năm về trước, con đường chỉ là lối mòn giữa cỏ cây, rất lầy lội mỗi khi mưa xuống. Vận động làm đường giao thông nông thôn lúc ban đầu, mở rộng ra chừng hai mét và trải đất hầm. Khi đất hầm nát, dân hùn nhau trải đá rồi từ đá lại hùn nhau tráng lớp nhựa mỏng. Nhưng lớp nhựa mỏng trải trên nền đất yếu, qua vài mùa mưa lại bể nát. Tổ trưởng Xìa cười tươi: “Bây giờ bê tông chắc chắn, xe tải chạy êm ru, chưa thấy rung rinh”.
Đường giao thông NTM ở huyện Phước Long có ba loại: ngõ xóm, liên ấp, liên xã. Đường ngõ xóm đi vào tận từng hộ gia đình, rộng hai mét và chỉ đổ bê tông, không có cốt sắt; được huyện cấp xi măng, còn lại dân lo toàn bộ từ đá, cát đến công sá. Cả huyện đã hoàn chỉnh 213 km đường ngõ xóm. Đường liên ấp rộng 3 m bằng bê tông cốt thép; huyện đưa xuống vật tư, dân hiến đất và góp công, cả huyện có gần 250 km. Còn đường liên xã cũng đã hoàn chỉnh bằng bê tông cốt thép hoặc nhựa nóng, đảm bảo xe trọng tải 6 tấn chạy được.
Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng Dương Tử Nam cho biết: “Các công trình của dân và do dân làm rẻ hơn 30-40% so với Nhà nước làm”. Vì không tốn tiền thiết kế, chi phí quản lý, thẩm định, giám sát, cũng không bị rơi rớt lỗ hà lỗ hổng như Nhà nước làm. Chất lượng đảm bảo bởi có thiết kế mẫu, cộng đồng dân cư bàn bạc, tính toán và giám sát suốt quá trình làm, “gian dối không qua được mắt dân”. Trong làm đường bê tông, trộn vật liệu đúng tỷ lệ và trộn đều là rất quan trọng, thì đã được trộn bằng cối chạy máy nổ chứ không còn thủ công.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Lâm Thành Sáo nói thêm: Dân làm nên nhanh. Ông kể, từ khi có chủ trương, đưa thiết kế mẫu xuống cho dân họp bàn và làm, đến khi hoàn thành một con đường chỉ mất vài tháng. “Còn Nhà nước làm, có khi mất hai năm chưa xong thủ tục”, ông Sáo nói.
Tiếp theo là vốn tín dụng đầu tư phát triển SX chiếm 43,3% với 2.188 tỷ, còn vốn xây dựng NTM từ Trung ương chỉ 0,4% với vỏn vẻn 23 tỷ đồng.
Ông Dương Văn Sến ở ấp Huê 3, xã Vĩnh Phú Đông giải thích việc hăng hái góp đất và công làm con đường liên ấp vừa hoàn thành: “Có lợi nhiều mặt cho dân”. Lợi ích thấy rõ trong vụ lúa ĐX 2014-2015, xe tải chạy vô tận nhà nên bán lúa được giá cao. Gia đình ông làm 2,6 ha lúa IR50404, bán được giá 4.250 đồng/kg, “mà chưa thu hoạch, thương lái đã vô đặt cọc 7 triệu đồng”, ông nói.
Đường liên ấp bằng bê tông cốt thép dày non gang tay, rộng ba mét chưa tính lề, đảm bảo xe tải chở 3 tấn chạy được. Khi làm đường, huyện đưa về xi măng, sắt, đá, cát; dân hiến đất và góp công. Cứ đường qua đất nhà ai thì nhà đó làm và ấp có thành lập tổ làm lộ để vần đổi công cho nhau, giúp hộ neo đơn, đặng làm nhanh. Trước khi làm, Phòng Kinh tế Hạ tầng của huyện đưa thiết kế mẫu xuống để dân tính toán công sá và diện tích đất hiến, tổ chức việc thi công.
Bí thư Chi bộ ấp Huê 3 Nguyễn Minh Tấn cho biết, con đường liên ấp dài 5,4 km, chạy qua đất của 204 hộ dân, hộ nào cũng vui vẻ hiến đất. Hộ hiến nhiều đất nhất là ông Trần Văn Mười vì con đường chạy ngang qua đất của ông dài đến 66 m, kế đến hộ bà Lê Thị Sen dài 64 m. Gia đình ông Dương Văn Sến cũng hiến đất dài 30 m. Còn ông Dương Văn Xìa hiến đất dài 32 m và còn đảm nhận vai trò tổ trưởng tổ làm lộ của ấp.
Ông Xìa kể con đường liên ấp chạy theo bờ kinh Xáng Cụt này trải qua nhiều thời kỳ làm đi làm lại, cho đến nay mới thấy “chắc chắn nhất”. Chục năm về trước, con đường chỉ là lối mòn giữa cỏ cây, rất lầy lội mỗi khi mưa xuống. Vận động làm đường giao thông nông thôn lúc ban đầu, mở rộng ra chừng hai mét và trải đất hầm. Khi đất hầm nát, dân hùn nhau trải đá rồi từ đá lại hùn nhau tráng lớp nhựa mỏng. Nhưng lớp nhựa mỏng trải trên nền đất yếu, qua vài mùa mưa lại bể nát. Tổ trưởng Xìa cười tươi: “Bây giờ bê tông chắc chắn, xe tải chạy êm ru, chưa thấy rung rinh”.
Đường giao thông NTM ở huyện Phước Long có ba loại: ngõ xóm, liên ấp, liên xã. Đường ngõ xóm đi vào tận từng hộ gia đình, rộng hai mét và chỉ đổ bê tông, không có cốt sắt; được huyện cấp xi măng, còn lại dân lo toàn bộ từ đá, cát đến công sá. Cả huyện đã hoàn chỉnh 213 km đường ngõ xóm. Đường liên ấp rộng 3 m bằng bê tông cốt thép; huyện đưa xuống vật tư, dân hiến đất và góp công, cả huyện có gần 250 km. Còn đường liên xã cũng đã hoàn chỉnh bằng bê tông cốt thép hoặc nhựa nóng, đảm bảo xe trọng tải 6 tấn chạy được.
Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng Dương Tử Nam cho biết: “Các công trình của dân và do dân làm rẻ hơn 30-40% so với Nhà nước làm”. Vì không tốn tiền thiết kế, chi phí quản lý, thẩm định, giám sát, cũng không bị rơi rớt lỗ hà lỗ hổng như Nhà nước làm. Chất lượng đảm bảo bởi có thiết kế mẫu, cộng đồng dân cư bàn bạc, tính toán và giám sát suốt quá trình làm, “gian dối không qua được mắt dân”. Trong làm đường bê tông, trộn vật liệu đúng tỷ lệ và trộn đều là rất quan trọng, thì đã được trộn bằng cối chạy máy nổ chứ không còn thủ công.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Lâm Thành Sáo nói thêm: Dân làm nên nhanh. Ông kể, từ khi có chủ trương, đưa thiết kế mẫu xuống cho dân họp bàn và làm, đến khi hoàn thành một con đường chỉ mất vài tháng. “Còn Nhà nước làm, có khi mất hai năm chưa xong thủ tục”, ông Sáo nói.
Nguồn: nongnghiep.vn