Dấu ấn nông thôn mới
- Chủ nhật - 18/05/2014 23:01
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Xây dựng NTM trở thành phong trào rộng khắp (Ảnh: LHV)
CẦN TIẾP TỤC TUYÊN TRUYỀN
Sau 3 năm xuất hiện nhiều mô hình SX tiên tiến. Chẳng hạn mô hình cánh đồng mẫu lớn lan tỏa từ An Giang đến các tỉnh Lâm Đồng, Thái Bình… để có thu nhập từ 300 đến 500 triệu đồng/ha.
Hạn chế rõ thấy nhất trong quá trình thực hiện chính là công tác quy hoạch do xuất phát từ sức ép thời gian. Chính vì điều này chất lượng quy hoạch có nơi chưa được tốt. Đội ngũ tư vấn không thể cùng một lúc đáp ứng được yêu cầu của hàng ngàn xã để quy hoạch được.
Chúng ta cần tiếp tục tuyên truyền có hiệu quả, trước hết là tuyên truyền cho cán bộ. Cán bộ phải thông suốt tư tưởng thì tuyên truyền trong dân mới thấu được. Phải coi trọng dân chủ. Có dân chủ thì làm mới nhanh và bền vững.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương
COI TRỌNG CÔNG TÁC CÁN BỘ LÀM NTM
Cuối 2010, chúng tôi bắt đầu tái cơ cấu ngành, xác định 13 sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực. Trong đó trọng tâm là 4 con (lợn, tôm, bò, hươu) và 3 cây (rau củ quả chất lượng cao, cam, bưởi đặc sản). Trước năm 2010, mỗi năm ngân sách dành cho nông nghiệp khoảng 5 - 7 tỷ đồng, đến nay (2013) ngân sách bỏ ra 800 tỷ đồng đầu tư cho NTM. Toàn tỉnh hiện có 7 xã đạt chuẩn NTM.
Chúng tôi rất coi trọng công tác cán bộ làm NTM. Hà Tĩnh ban hành bộ giáo trình đào tạo cán bộ xây dựng NTM với 16 chuyên đề và tổ chức đào tạo 100% cán bộ từ thôn đến tỉnh về chuyên môn, kỹ thuật xây dựng NTM. Cùng với đó, tỉnh đã triển khai có hiệu quả việc sáp nhập thôn, xóm nên đã giảm được 680 thôn và giảm được 8.000 cán bộ hoạt động không chuyên trách.
Hà Tĩnh kiến nghị Văn phòng Điều phối cấp huyện cần bố trí Phó Chủ tịch làm Chánh Văn phòng; cần có biên chế cho cán bộ làm NTM cấp xã.
Ông Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh
NGÂN HÀNG CẦN TẠO ĐIỀU KIỆN CHO NÔNG DÂN
Phước Long (Bạc Liêu) đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, xây dựng hơn 400 km đường nhựa; bắc mới 600 cầu bê tông cốt thép. Toàn huyện đã có 8/8 xã, thị trấn có đường nhựa và xe ô tô đi đến trung tâm xã; 78/78 ấp có đường nhựa, xe gắn máy đi lại thuận lợi cả hai mùa mưa nắng. Trụ sở các cơ quan, đơn vị, trường học, trạm y tế, bệnh viện, chợ và thiết chế văn hóa xã được xây dựng khang trang.
Đặc biệt huyện đã xây dựng 16 cánh đồng mẫu lớn với diện tích 700 ha ở các xã vùng ngọt hóa. Tổng vốn đầu tư 450 triệu đồng. Nhờ đó, SXNN của huyện ngày càng phát triển, tổng giá trị năm 2013 đạt trên 3.114 tỷ đồng.
Phước Long giao từng tiêu chí cho từng ấp, xã, từng hộ dân và cá nhân trong một gia đình để thi đua chung sức xây dựng NTM. Chúng tôi kiến nghị ngành ngân hàng tạo điều kiện để người dân tiếp cận được vốn vay được thuận lợi hơn phục vụ cho phát triển kinh tế.
Ông Trần Hoàng Duyên, Bí thư Huyện ủy Phước Long
Theo nongnghiep.vn