Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nông thôn mới
- Thứ năm - 15/01/2015 05:18
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho Chương trình xây dựng NTM
(Ông Nguyễn Như Hùng - Trưởng phòng Quản lý ngân sách, Sở Tài chính)
(Ông Lưu Văn Khải - Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh)
(Bà Trần Thị Hòa - Trưởng phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp & PTNT)
(Ông Nguyễn Hải Trưng - Chủ tịch UBND xã Phương Liễu, huyện Quế Võ)
(Ông Nguyễn Như Hùng - Trưởng phòng Quản lý ngân sách, Sở Tài chính)
Xây dựng NTM là một trong những chương trình đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn, ước tính mỗi năm toàn tỉnh cần khoảng 1.200 tỷ đồng, trong khi ngân sách Trung ương phân bổ không đáng kể. Vì vậy, để hoàn thành các mục tiêu của chương trình cần có giải pháp huy động đồng bộ nguồn vốn. Theo đó, cần thực hiện có hiệu quả cơ chế lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình để phục vụ xây dựng NTM. Đồng thời đẩy mạnh tiếp cận nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia từ Bộ Nông nghiệp & PTNT. Các huyện, thị xã, thành phố có tăng thu điều tiết ngân sách cấp huyện (không kể tiền sử dụng đất) so với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách để dành từ 10 đến 50% cho chương trình xây dựng NTM. Cùng với đó cần tăng cường tuyên truyền cho người dân hiểu xây dựng NTM là chương trình của nhân dân, do nhân dân thực hiện, không trông chờ ỷ lại vào ngân sách Nhà nước, từ đó vận động sự vào cuộc mạnh mẽ của nhân dân.
Phát huy vai trò công tác tuyên truyền trong xây dựng NTM(Ông Lưu Văn Khải - Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh)
Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về chương trình đã được nâng cao, từ đó đã huy động được nguồn lực của các tổ chức, cá nhân cùng tham gia, chung sức xây dựng NTM. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền xây dựng NTM còn một số tồn tại, hạn chế về nội dụng, hình thức, thời lượng… Để khắc phục, thời gian tới các cấp, ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động nhằm nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể và toàn thể người dân tham gia chương trình. Cần đa dạng hóa hình thức tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về kết quả, hoạt động xây dựng NTM của các cấp, ngành, địa phương, đặc biệt là tuyên truyền về những cách làm hay, mới, sáng tạo, hiệu quả, những điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng NTM để nhân rộng và thực hiện.
Tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp(Bà Trần Thị Hòa - Trưởng phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp & PTNT)
Nhận thức được vai trò của khoa học-công nghệ đối với sản xuất nông nghiệp, những năm qua ngành Nông nghiệp đã ưu tiên chỉ đạo phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có chất lượng được ứng dụng vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế, thu nhập cao cho nông dân, góp phần quan trọng vào kết quả Chương trình xây dựng NTM của tỉnh. Để sản xuất nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng cung cấp sản phẩm tiêu dùng thiết yếu cho xã hội, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020, ngành Nông nghiệp tập trung ưu tiên phát triển theo chiều sâu, bền vững với nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học, chọn tạo giống nhằm tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng cao.
Tạo việc làm, phát triển tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ tăng thu nhập cho người dân(Ông Nguyễn Hải Trưng - Chủ tịch UBND xã Phương Liễu, huyện Quế Võ)
Phương Liễu là địa phương có nhiều diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi phục vụ phát triển công nghiệp, vì vậy giải quyết việc làm cho người dân là nhiệm vụ quan trọng đặt ra với Đảng ủy, UBND xã. Vì vậy, những năm qua xã đã chủ động phối hợp với các công ty, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương vào làm việc. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Trung tâm dạy nghề của huyện tổ chức các lớp dạy nghề cho người dân trên địa bàn. Đến nay, toàn xã có 3.762/5.321 lao động trong độ tuổi được làm việc tại các công ty, doanh nghiệp.
Cùng với sản xuất nông nghiệp, để tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ, Đảng ủy, UBND xã đã có Nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, quy hoạch các điểm dịch vụ, khu buôn bán nhỏ lẻ thành các khu dịch vụ, chợ thôn. Việc phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại- dịch vụ đã giúp địa phương giải quyết triệt để vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi căn bản diện mạo NTM của xã. Theo baobacninh.com.vn