Để mỗi miền quê đều sạch đẹp
- Thứ bảy - 13/08/2016 08:13
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Không gian làng quê tại nhiều xã trên địa bàn huyện Thường Tín khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Thái Hiền
Những mảng màu sáng - tối
Về xã Hồng Vân của huyện Thường Tín, khắp các ngả đường vào xã, dù đường giao thông vẫn còn chỗ chưa được bê tông hóa nhưng hai bên đường đều được quy hoạch trồng một số loài cây đặc trưng. Tuyến đường nào trồng cau vua, tuyến đường nào trồng hoàng yến, bằng lăng, phượng, điệp vàng... đều được chính quyền và nhân dân ở đây bàn bạc và tích cực triển khai. Bản thân mỗi gia đình cũng nỗ lực xây dựng những vườn hoa, cây cảnh để góp phần làm đẹp cảnh quan.
Trao đổi về vấn đề này, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Hải Đăng cho biết, ngay từ ngày đầu triển khai xây dựng NTM, xã coi đây là cơ hội để chỉnh trang nông thôn. “Có thể nhân dân chưa giàu, đường bê tông chưa đổ hết nhưng phải có cây xanh. Nếu khi làm việc với bên tư vấn thiết kế, mà phó mặc cho họ để “nhái”, “chép” những bản thiết kế quy hoạch của các xã rồi chỉnh sửa thì sẽ là sự lãng phí lớn nên Hồng Vân rất coi trọng công tác quy hoạch”, ông Đăng nói.
Mặt khác, xã Hồng Vân khuyến khích các hộ dân cùng tham gia trồng và chăm sóc cây xanh, không xả rác thải bừa bãi ra môi trường... “Đến nay, có thể Hồng Vân chưa giàu nhưng chúng tôi tự hào có bộ mặt nông thôn xanh - sạch - đẹp với hàng vạn cây xanh được trồng khắp các cung đường vào xã. Đặc biệt, trên địa bàn xã đã hình thành một số mô hình vườn trại sinh thái, nông trại giáo dục... thu hút khách du lịch về tham quan nghỉ ngơi” - ông Đăng cho biết.
Trái ngược với những làng quê
xanh - sạch - đẹp như thế, chúng tôi về xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, một trong những xã đã cán đích NTM của huyện. Bên cạnh những ngôi nhà tầng mọc lên san sát, cơ sở hạ tầng có phần khang trang hơn nhiều xã bên cạnh, nhưng dạo quanh một vòng thôn, chúng tôi thấy hệ thống cống rãnh đỏ ngòm nước thải từ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư. Rác thải được các hộ dân chất ngay đầu cổng, lối đi. Cán bộ thú y xã Bình Minh thừa nhận, 100% số hộ giết mổ gia súc trong dân cư xả thẳng nước thải ra môi trường. Tương tự, không chỉ có xã Bình Minh (Thanh Oai), nhiều xã ở khu vực ngoại thành đang phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa), Tri Thủy (Phú Xuyên), Dương Liễu, Cát Quế (Hoài Đức)...
Nâng cao ý thức người dân
Theo bà Dương Thị Hằng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Hà Nội, tiêu chí môi trường có đạt hay không phụ thuộc nhiều vào nếp sinh hoạt và ý thức của người dân. Nhiều nơi, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành nỗi bức xúc của người dân bởi thiếu người “cầm cờ” trong phong trào giữ gìn vệ sinh chung. Việc quản lý của các cấp chính quyền và cơ quan chức năng còn chưa tích cực và thiếu đồng bộ.
Từ việc xử lý chất thải, xả thải của các cụm, điểm công nghiệp, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật… đến việc xả rác thải trong sản xuất làng nghề, trong sinh hoạt của người dân chưa được quan tâm khiến môi trường bị ô nhiễm. Vì vậy, các địa phương cần tổ chức thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải trong sản xuất nông nghiệp, khuyến cáo nông dân hạn chế lạm dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong canh tác nông nghiệp và hướng dẫn bà con thu gom, xử lý các loại bao bì thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định.
Ông Lê Thiết Cương, Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho rằng: Để bảo đảm môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp, việc xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn ở cấp xã cũng cần được quan tâm, nhất là cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm. Song song đó, các địa phương cần gắn kết việc xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải, nâng cấp nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các khu công cộng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về giữ gìn cảnh quan môi trường.
Về xã Hồng Vân của huyện Thường Tín, khắp các ngả đường vào xã, dù đường giao thông vẫn còn chỗ chưa được bê tông hóa nhưng hai bên đường đều được quy hoạch trồng một số loài cây đặc trưng. Tuyến đường nào trồng cau vua, tuyến đường nào trồng hoàng yến, bằng lăng, phượng, điệp vàng... đều được chính quyền và nhân dân ở đây bàn bạc và tích cực triển khai. Bản thân mỗi gia đình cũng nỗ lực xây dựng những vườn hoa, cây cảnh để góp phần làm đẹp cảnh quan.
Trao đổi về vấn đề này, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Hải Đăng cho biết, ngay từ ngày đầu triển khai xây dựng NTM, xã coi đây là cơ hội để chỉnh trang nông thôn. “Có thể nhân dân chưa giàu, đường bê tông chưa đổ hết nhưng phải có cây xanh. Nếu khi làm việc với bên tư vấn thiết kế, mà phó mặc cho họ để “nhái”, “chép” những bản thiết kế quy hoạch của các xã rồi chỉnh sửa thì sẽ là sự lãng phí lớn nên Hồng Vân rất coi trọng công tác quy hoạch”, ông Đăng nói.
Mặt khác, xã Hồng Vân khuyến khích các hộ dân cùng tham gia trồng và chăm sóc cây xanh, không xả rác thải bừa bãi ra môi trường... “Đến nay, có thể Hồng Vân chưa giàu nhưng chúng tôi tự hào có bộ mặt nông thôn xanh - sạch - đẹp với hàng vạn cây xanh được trồng khắp các cung đường vào xã. Đặc biệt, trên địa bàn xã đã hình thành một số mô hình vườn trại sinh thái, nông trại giáo dục... thu hút khách du lịch về tham quan nghỉ ngơi” - ông Đăng cho biết.
Trái ngược với những làng quê
xanh - sạch - đẹp như thế, chúng tôi về xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, một trong những xã đã cán đích NTM của huyện. Bên cạnh những ngôi nhà tầng mọc lên san sát, cơ sở hạ tầng có phần khang trang hơn nhiều xã bên cạnh, nhưng dạo quanh một vòng thôn, chúng tôi thấy hệ thống cống rãnh đỏ ngòm nước thải từ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư. Rác thải được các hộ dân chất ngay đầu cổng, lối đi. Cán bộ thú y xã Bình Minh thừa nhận, 100% số hộ giết mổ gia súc trong dân cư xả thẳng nước thải ra môi trường. Tương tự, không chỉ có xã Bình Minh (Thanh Oai), nhiều xã ở khu vực ngoại thành đang phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa), Tri Thủy (Phú Xuyên), Dương Liễu, Cát Quế (Hoài Đức)...
Nâng cao ý thức người dân
Theo bà Dương Thị Hằng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Hà Nội, tiêu chí môi trường có đạt hay không phụ thuộc nhiều vào nếp sinh hoạt và ý thức của người dân. Nhiều nơi, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành nỗi bức xúc của người dân bởi thiếu người “cầm cờ” trong phong trào giữ gìn vệ sinh chung. Việc quản lý của các cấp chính quyền và cơ quan chức năng còn chưa tích cực và thiếu đồng bộ.
Từ việc xử lý chất thải, xả thải của các cụm, điểm công nghiệp, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật… đến việc xả rác thải trong sản xuất làng nghề, trong sinh hoạt của người dân chưa được quan tâm khiến môi trường bị ô nhiễm. Vì vậy, các địa phương cần tổ chức thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải trong sản xuất nông nghiệp, khuyến cáo nông dân hạn chế lạm dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong canh tác nông nghiệp và hướng dẫn bà con thu gom, xử lý các loại bao bì thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định.
Ông Lê Thiết Cương, Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho rằng: Để bảo đảm môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp, việc xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn ở cấp xã cũng cần được quan tâm, nhất là cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm. Song song đó, các địa phương cần gắn kết việc xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải, nâng cấp nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các khu công cộng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về giữ gìn cảnh quan môi trường.