Diện mạo mới của Quỳnh Minh
- Chủ nhật - 02/11/2014 22:46
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Công ty May màn xuất khẩu Minh Thọ (xã Quỳnh Minh, Quỳnh Phụ) tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với thu nhập ổn định. |
Là một trong 8 xã được tỉnh “chọn mặt gửi vàng”, chính quyền và nhân dân Quỳnh Minh đã cùng chung sức, đồng lòng thực hiện các công trình, phần việc thiết thực, góp phần xây dựng quê hương đổi mới. Qua đó, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng lên. Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân, địa phương đã chủ động vận động nhân dân phát triển sản xuất, đẩy mạnh thâm canh cây trồng, chú trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Trong sản xuất nông nghiệp, để tạo sự bứt phá, Quỳnh Minh tập trung phát triển cây vụ đông. Năm 2010, xã quy hoạch 4 vùng: chuyên màu, 2 lúa, 2 lúa và 1 vụ màu, chăn nuôi tập trung. Nếu như trước kia sản xuất mang tính nhỏ lẻ, phân tán, tự phát thì nay đã được quy vùng và có sự tham gia của doanh nghiệp trong thu mua nông sản. Thu nhập trong vùng quy hoạch cao hơn từ 2 - 3 lần cấy lúa trước đây, đầu ra ổn định, lại thường xuyên được tập huấn về kỹ thuật canh tác nên người dân Quỳnh Minh ngày càng thêm gắn bó với đồng ruộng. Ngoài canh tác trên diện tích chuyên màu, vụ đông năm 2014, Quỳnh Minh phấn đấu gieo trồng trên 70% diện tích đất 2 lúa với 170ha. Trong chăn nuôi, hiện toàn xã có 24 trang trại và gia trại chăn nuôi tập trung (tăng 10 trang trại, gia trại so với năm 2008) cho hiệu quả kinh tế cao, tiêu biểu như trang trại của gia đình ông Vũ Đức Xuân, thôn Thượng Xá, doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng mỗi năm. Tiểu thủ công nghiệp của địa phương cũng có sự chuyển dịch đáng kể.
Từ năm 2009, nhiều ngành nghề mới được đưa vào địa phương như may màn xuất khẩu, sản xuất khung xe đạp… giải quyết bài toán việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh mới hình thành trên địa bàn xã như: Công ty May màn xuất khẩu Minh Thọ, Cơ sở sản xuất khung xe đạp Tuấn Phương, Công ty Xây dựng cơ bản Sao Vàng và nhiều cơ sở chế biến gỗ, gia công cơ khí… hoạt động ổn định, liên tục mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương. Đến nay, thu nhập bình quân của người dân Quỳnh Minh đạt 24 triệu đồng/người/năm, tăng 10 triệu đồng so với năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo trước xây dựng NTM là 14,86%, nay giảm còn 1,65%.
Trong lĩnh vực văn hóa, hệ thống nhà văn hóa xã và các thôn được xây mới, nâng cấp, góp phần không nhỏ thúc đẩy các phong trào văn hóa, văn nghệ của địa phương. Ông Phạm Văn Chương, cán bộ phụ trách văn hóa xã cho biết: Không chỉ là nơi hội họp của các tổ chức đoàn thể, nhà văn hóa của 7/7 thôn ở Quỳnh Minh còn phát huy tốt vai trò các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Các tổ hát tế lễ, hát chèo, câu lạc bộ bóng đá, bóng chuyền được thành lập từ lâu song hoạt động mang tính tự phát, hạn chế. Từ khi thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư, hoạt động của các câu lạc bộ này dần đi vào nền nếp, chất lượng được nâng cao khẳng định qua các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các giải thi đấu của cụm, huyện. Hiện toàn xã có 2 câu lạc bộ bóng đá, 1 câu lạc bộ cầu lông, 1 câu lạc bộ bóng bàn và 7/7 thôn có câu lạc bộ bóng chuyền, hàng tuần duy trì hoạt động giao lưu, thi đấu giao hữu giữa các thôn, các câu lạc bộ. Quỳnh Minh cũng mới khôi phục lại môn thể thao dân gian pháo đất, tham gia thi đấu trong lễ hội đền A Sào. Xã cũng là một trong ít những địa phương thực hiện có hiệu quả việc tổ chức lễ tang và xây cất mộ.
Với sự quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của địa phương, sự đồng thuận của các hộ gia đình, thời gian qua, mỗi khi trong thôn có người qua đời, Ban Văn hóa xã, Ban Công tác mặt trận thôn trực tiếp thống nhất với gia đình tang chủ, đội nhạc tang về quy định của địa phương trong việc tang, xây cất mộ theo nếp sống văn hóa. Đã xóa hẳn hủ tục tế rượu, khóc thuê, khóc mướn, lăn đường; trong đám tang không hút thuốc lá; không sử dụng nhạc tang qua loa nén, thực hiện đúng quy định về thời gian khâm liệm và đưa tang; tổ chức đưa tang bằng xe tang trang trọng, bảo đảm vệ sinh; chấm dứt hẳn tình trạng đón đường mời chào, lôi kéo dân làng về ăn cơm sau đám tang. Bên cạnh đó, việc thực hiện nghĩa cử cao đẹp trong quan hệ tình làng, nghĩa xóm khi trong thôn có người qua đời, mỗi gia đình trong thôn tự nguyện giúp đỡ gia đình tang chủ 1kg gạo tình nghĩa được duy trì nền nếp. Công tác quy hoạch, quản lý, bảo vệ các nghĩa trang cũng được xã quan tâm đầu tư, các ngôi mộ tu sửa, xây mới đều chấp hành đúng quy định về kích cỡ, chiều cao. Việc chôn cất, xây mộ đã đi vào nền nếp, đúng vị trí theo thứ tự nơi hung táng và cát táng. 7/7 thôn đạt thôn văn hóa, tỷ lệ gia đình văn hóa ngày càng tăng là minh chứng cho sự đổi thay tích cực trong tư tưởng, nhận thức của mỗi người dân Quỳnh Minh.
Quan tâm toàn diện, tiếp tục giữ vững và nâng cao hơn nữa chất lượng của 19 tiêu chí NTM là nhiệm vụ không ngừng nghỉ mà Quỳnh Minh đặt ra khi vinh dự trở thành xã NTM.
Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Trong sản xuất nông nghiệp, để tạo sự bứt phá, Quỳnh Minh tập trung phát triển cây vụ đông. Năm 2010, xã quy hoạch 4 vùng: chuyên màu, 2 lúa, 2 lúa và 1 vụ màu, chăn nuôi tập trung. Nếu như trước kia sản xuất mang tính nhỏ lẻ, phân tán, tự phát thì nay đã được quy vùng và có sự tham gia của doanh nghiệp trong thu mua nông sản. Thu nhập trong vùng quy hoạch cao hơn từ 2 - 3 lần cấy lúa trước đây, đầu ra ổn định, lại thường xuyên được tập huấn về kỹ thuật canh tác nên người dân Quỳnh Minh ngày càng thêm gắn bó với đồng ruộng. Ngoài canh tác trên diện tích chuyên màu, vụ đông năm 2014, Quỳnh Minh phấn đấu gieo trồng trên 70% diện tích đất 2 lúa với 170ha. Trong chăn nuôi, hiện toàn xã có 24 trang trại và gia trại chăn nuôi tập trung (tăng 10 trang trại, gia trại so với năm 2008) cho hiệu quả kinh tế cao, tiêu biểu như trang trại của gia đình ông Vũ Đức Xuân, thôn Thượng Xá, doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng mỗi năm. Tiểu thủ công nghiệp của địa phương cũng có sự chuyển dịch đáng kể.
Từ năm 2009, nhiều ngành nghề mới được đưa vào địa phương như may màn xuất khẩu, sản xuất khung xe đạp… giải quyết bài toán việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh mới hình thành trên địa bàn xã như: Công ty May màn xuất khẩu Minh Thọ, Cơ sở sản xuất khung xe đạp Tuấn Phương, Công ty Xây dựng cơ bản Sao Vàng và nhiều cơ sở chế biến gỗ, gia công cơ khí… hoạt động ổn định, liên tục mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương. Đến nay, thu nhập bình quân của người dân Quỳnh Minh đạt 24 triệu đồng/người/năm, tăng 10 triệu đồng so với năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo trước xây dựng NTM là 14,86%, nay giảm còn 1,65%.
Trong lĩnh vực văn hóa, hệ thống nhà văn hóa xã và các thôn được xây mới, nâng cấp, góp phần không nhỏ thúc đẩy các phong trào văn hóa, văn nghệ của địa phương. Ông Phạm Văn Chương, cán bộ phụ trách văn hóa xã cho biết: Không chỉ là nơi hội họp của các tổ chức đoàn thể, nhà văn hóa của 7/7 thôn ở Quỳnh Minh còn phát huy tốt vai trò các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Các tổ hát tế lễ, hát chèo, câu lạc bộ bóng đá, bóng chuyền được thành lập từ lâu song hoạt động mang tính tự phát, hạn chế. Từ khi thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư, hoạt động của các câu lạc bộ này dần đi vào nền nếp, chất lượng được nâng cao khẳng định qua các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các giải thi đấu của cụm, huyện. Hiện toàn xã có 2 câu lạc bộ bóng đá, 1 câu lạc bộ cầu lông, 1 câu lạc bộ bóng bàn và 7/7 thôn có câu lạc bộ bóng chuyền, hàng tuần duy trì hoạt động giao lưu, thi đấu giao hữu giữa các thôn, các câu lạc bộ. Quỳnh Minh cũng mới khôi phục lại môn thể thao dân gian pháo đất, tham gia thi đấu trong lễ hội đền A Sào. Xã cũng là một trong ít những địa phương thực hiện có hiệu quả việc tổ chức lễ tang và xây cất mộ.
Với sự quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của địa phương, sự đồng thuận của các hộ gia đình, thời gian qua, mỗi khi trong thôn có người qua đời, Ban Văn hóa xã, Ban Công tác mặt trận thôn trực tiếp thống nhất với gia đình tang chủ, đội nhạc tang về quy định của địa phương trong việc tang, xây cất mộ theo nếp sống văn hóa. Đã xóa hẳn hủ tục tế rượu, khóc thuê, khóc mướn, lăn đường; trong đám tang không hút thuốc lá; không sử dụng nhạc tang qua loa nén, thực hiện đúng quy định về thời gian khâm liệm và đưa tang; tổ chức đưa tang bằng xe tang trang trọng, bảo đảm vệ sinh; chấm dứt hẳn tình trạng đón đường mời chào, lôi kéo dân làng về ăn cơm sau đám tang. Bên cạnh đó, việc thực hiện nghĩa cử cao đẹp trong quan hệ tình làng, nghĩa xóm khi trong thôn có người qua đời, mỗi gia đình trong thôn tự nguyện giúp đỡ gia đình tang chủ 1kg gạo tình nghĩa được duy trì nền nếp. Công tác quy hoạch, quản lý, bảo vệ các nghĩa trang cũng được xã quan tâm đầu tư, các ngôi mộ tu sửa, xây mới đều chấp hành đúng quy định về kích cỡ, chiều cao. Việc chôn cất, xây mộ đã đi vào nền nếp, đúng vị trí theo thứ tự nơi hung táng và cát táng. 7/7 thôn đạt thôn văn hóa, tỷ lệ gia đình văn hóa ngày càng tăng là minh chứng cho sự đổi thay tích cực trong tư tưởng, nhận thức của mỗi người dân Quỳnh Minh.
Quan tâm toàn diện, tiếp tục giữ vững và nâng cao hơn nữa chất lượng của 19 tiêu chí NTM là nhiệm vụ không ngừng nghỉ mà Quỳnh Minh đặt ra khi vinh dự trở thành xã NTM.
nguồn: baothaibinh.com.vn