Đình làng kết hợp nhà văn hóa thôn Mô hình sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới
- Thứ bảy - 06/04/2013 05:15
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đình làng An Định, xã Thụy Văn (Thái Thụy) |
Thụy Ninh là xã đi tiên phong trong việc gắn kết xây dựng đình làng với nhà văn hóa thôn ở Thái Thụy. Ông Phạm Văn Ngọ, Bí thư Ðảng uỷ xã cho biết: trước kia Thụy Ninh là xứ “bát đình” (8 thôn đều có đình làng) nhưng sau chiến tranh hầu hết các đình đều bị tàn phá hoặc bị dỡ bỏ. Ðến đầu những năm 2000, khi nhân dân có nguyện vọng khôi phục lại các ngôi đình, xã định hướng cho các thôn nên gắn kết xây dựng đình với nhà văn hóa (gọi là đình làng văn hóa) đồng thời ban hành cơ chế mỗi đình khi xây dựng xong sẽ hỗ trợ từ 30 đến 50 triệu đồng tùy vào quy mô, diện tích. Sau đó, nhiều thôn tích cực vận động nhân dân, con em xa quê góp công, góp của để xây dựng.
Ðến nay, 3 thôn (Hống, Bùi, Gang) đều xây dựng được đình làng khang trang với kinh phí từ 800 triệu đồng đến vài tỷ đồng, trong đó chủ yếu từ nguồn vốn xã hội hóa. Ngoài nơi thờ, các đình đều có khuôn viên, thiết bị loa máy, bàn ghế phục vụ nhân dân đến họp và sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Ông Vũ Ðình Thự, người trông coi đình Hống kể lại: trước đây, thôn Hống cũng có nhà văn hóa nhưng xuống cấp, khi có cơ chế hỗ trợ của xã, chi bộ, chính quyền thôn họp nhân dân xây đình làng kết hợp với nhà văn hóa trên nền ngôi đình cũ. Sau khi phát tâm công đức, người đóng góp thấp nhất 20 ngàn đồng, người ủng hộ nhiều nhất 70 triệu đồng, có những gia đình công đức vài vạn gạch đỏ, mấy chục mét vuông gạch lát nền. Cuối tháng 12/2010, đình Hống khởi công xây dựng, nhân dân tham gia lao động công ích hàng ngàn ngày công và đến tháng 3/2012 khánh thành. Từ đó đến nay, tất cả các cuộc họp của Chi bộ, thôn, các đoàn thể, sinh hoạt văn hóa cộng đồng đều diễn ra ở đình. Trong không gian ấm cúng, tôn nghiêm, linh thiêng của đình làng, người dân nâng cao ý thức chấp hành nội quy, quy định, tham gia đóng góp ý kiến một cách nghiêm túc. Ðặc biệt, từ khi có đình làng, Chi bộ, chính quyền thôn thành lập thư viện đình Hống, sưu tầm, quyên góp được hàng trăm đầu sách báo, ngày nào cũng có học sinh, người dân đến đọc, tìm hiểu thông tin.
Thư viện đình Hống - thu hút đông đảo người dân đến đọc sách báo
Giống như thôn Hống, năm 2005 làng Ô Trình (xã Thụy Trình) khởi công xây dựng đình làng, nhân dân ai cũng phấn khởi đóng góp từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng, người nhiều nhất công đức 200 triệu đồng. Năm 2007, đình được khánh thành với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng, chưa kể 6.000 công lao động công ích của nhân dân và 4.000 công thợ. Ông Nguyễn Ngọc Anh, thành viên ban điều hành đình làng cho biết, từ đó đến nay bất kỳ sự kiện lớn nhỏ: họp, tư vấn-khám sức khỏe, luyện tập tâm năng dưỡng sinh, các hoạt động văn hóa của thôn Bắc và Nam (làng Ô Trình) đều tổ chức tại đình làng văn hóa. Từ khi có đình, nhân dân được tham gia nhiều hoạt động văn hóa cộng đồng, đi họp cũng đông đủ hơn, ngồi chật kín trong đình, tình đoàn kết xóm làng cũng thêm bó bện. Ở thôn An Ðịnh I (xã Thụy Văn), ngoài nhà văn hóa, nhân dân cũng tự nguyện góp công, góp của xây dựng ngôi đình khang trang trị giá gần 4 tỷ đồng và lâu nay sinh hoạt, hội họp ở đình làng nhiều hơn ở nhà văn hóa thôn. Hay như xã Thái Thành, một địa phương khó khăn nhất nhì huyện Thái Thụy nhưng thôn Tuân Nghĩa cũng vận động xây dựng đình làng trị giá 2 tỷ đồng, thôn Ðồng Nhân xây đình trị giá 400 triệu đồng kết hợp làm nhà văn hóa tạo khuôn viên hội họp khang trang, ấm cúng cho nhân dân.
Thái Thụy hiện có khoảng 10 xã có thôn, làng xây dựng đình làng kết hợp với nhà văn hóa thôn hoạt động hiệu quả. Thực tế ở những nơi này cho thấy: cấp ủy, chính quyền thôn vận động nhân dân góp công, góp của xây dựng đình làng văn hóa dễ hơn rất nhiều so với vận động xây nhà văn hóa thôn. Khi có họp hành hay lễ hội, bà con ra đình tham dự bao giờ cũng đông đủ. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra: nếu căn cứ vào tiêu chí số 6 trong xây dựng nông thôn mới: mỗi thôn có một nhà văn hóa thì cách làm này lại chưa phù hợp.
Theo số liệu thống kê của Phòng Văn hóa - Thông tin Thái Thụy: toàn huyện hiện có 243/270 thôn có nhà văn hóa. Bên cạnh những nhà văn hóa hoạt động hiệu quả thì cũng còn nhiều nhà văn hóa mỗi tháng chỉ họp một vài lần rồi lại cửa đóng then cài. Như vậy, việc xây dựng đình làng văn hóa cũng là một cách làm sáng tạo, huy động được sức dân để chăm lo đời sống cho nhân dân. Ðiều quan trọng là các địa phương cần tính toán kỹ, căn cứ vào nhu cầu thực tế, lượng sức dân để lựa chọn mô hình xây dựng cho phù hợp.
Trong nhiều chuyến đi kiểm tra xây dựng nông thôn mới ở Thái Thụy, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy cũng nhấn mạnh: “Ngoài là nơi thờ Thành hoàng làng, đình gắn bó mật thiết với đời sống của nhân dân, là trung tâm phục vụ mọi sinh hoạt của cộng đồng làng xã, nơi diễn ra các lễ hội làng truyền thống, nơi sinh hoạt văn hóa - văn nghệ của làng, nơi dạy học cho con trẻ... Vì vậy, trong xây dựng nông thôn mới nói chung, xây dựng cơ sở vật chất văn hóa nói riêng chúng ta không nên dập khuôn máy móc. Có thể xây dựng đình làng, có thể xây dựng nhà văn hóa miễn là người dân đồng thuận, có như vậy mới huy động được sức mạnh của cả cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân”.
Ðến nay, 3 thôn (Hống, Bùi, Gang) đều xây dựng được đình làng khang trang với kinh phí từ 800 triệu đồng đến vài tỷ đồng, trong đó chủ yếu từ nguồn vốn xã hội hóa. Ngoài nơi thờ, các đình đều có khuôn viên, thiết bị loa máy, bàn ghế phục vụ nhân dân đến họp và sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Ông Vũ Ðình Thự, người trông coi đình Hống kể lại: trước đây, thôn Hống cũng có nhà văn hóa nhưng xuống cấp, khi có cơ chế hỗ trợ của xã, chi bộ, chính quyền thôn họp nhân dân xây đình làng kết hợp với nhà văn hóa trên nền ngôi đình cũ. Sau khi phát tâm công đức, người đóng góp thấp nhất 20 ngàn đồng, người ủng hộ nhiều nhất 70 triệu đồng, có những gia đình công đức vài vạn gạch đỏ, mấy chục mét vuông gạch lát nền. Cuối tháng 12/2010, đình Hống khởi công xây dựng, nhân dân tham gia lao động công ích hàng ngàn ngày công và đến tháng 3/2012 khánh thành. Từ đó đến nay, tất cả các cuộc họp của Chi bộ, thôn, các đoàn thể, sinh hoạt văn hóa cộng đồng đều diễn ra ở đình. Trong không gian ấm cúng, tôn nghiêm, linh thiêng của đình làng, người dân nâng cao ý thức chấp hành nội quy, quy định, tham gia đóng góp ý kiến một cách nghiêm túc. Ðặc biệt, từ khi có đình làng, Chi bộ, chính quyền thôn thành lập thư viện đình Hống, sưu tầm, quyên góp được hàng trăm đầu sách báo, ngày nào cũng có học sinh, người dân đến đọc, tìm hiểu thông tin.
Thư viện đình Hống - thu hút đông đảo người dân đến đọc sách báo
Giống như thôn Hống, năm 2005 làng Ô Trình (xã Thụy Trình) khởi công xây dựng đình làng, nhân dân ai cũng phấn khởi đóng góp từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng, người nhiều nhất công đức 200 triệu đồng. Năm 2007, đình được khánh thành với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng, chưa kể 6.000 công lao động công ích của nhân dân và 4.000 công thợ. Ông Nguyễn Ngọc Anh, thành viên ban điều hành đình làng cho biết, từ đó đến nay bất kỳ sự kiện lớn nhỏ: họp, tư vấn-khám sức khỏe, luyện tập tâm năng dưỡng sinh, các hoạt động văn hóa của thôn Bắc và Nam (làng Ô Trình) đều tổ chức tại đình làng văn hóa. Từ khi có đình, nhân dân được tham gia nhiều hoạt động văn hóa cộng đồng, đi họp cũng đông đủ hơn, ngồi chật kín trong đình, tình đoàn kết xóm làng cũng thêm bó bện. Ở thôn An Ðịnh I (xã Thụy Văn), ngoài nhà văn hóa, nhân dân cũng tự nguyện góp công, góp của xây dựng ngôi đình khang trang trị giá gần 4 tỷ đồng và lâu nay sinh hoạt, hội họp ở đình làng nhiều hơn ở nhà văn hóa thôn. Hay như xã Thái Thành, một địa phương khó khăn nhất nhì huyện Thái Thụy nhưng thôn Tuân Nghĩa cũng vận động xây dựng đình làng trị giá 2 tỷ đồng, thôn Ðồng Nhân xây đình trị giá 400 triệu đồng kết hợp làm nhà văn hóa tạo khuôn viên hội họp khang trang, ấm cúng cho nhân dân.
Thái Thụy hiện có khoảng 10 xã có thôn, làng xây dựng đình làng kết hợp với nhà văn hóa thôn hoạt động hiệu quả. Thực tế ở những nơi này cho thấy: cấp ủy, chính quyền thôn vận động nhân dân góp công, góp của xây dựng đình làng văn hóa dễ hơn rất nhiều so với vận động xây nhà văn hóa thôn. Khi có họp hành hay lễ hội, bà con ra đình tham dự bao giờ cũng đông đủ. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra: nếu căn cứ vào tiêu chí số 6 trong xây dựng nông thôn mới: mỗi thôn có một nhà văn hóa thì cách làm này lại chưa phù hợp.
Theo số liệu thống kê của Phòng Văn hóa - Thông tin Thái Thụy: toàn huyện hiện có 243/270 thôn có nhà văn hóa. Bên cạnh những nhà văn hóa hoạt động hiệu quả thì cũng còn nhiều nhà văn hóa mỗi tháng chỉ họp một vài lần rồi lại cửa đóng then cài. Như vậy, việc xây dựng đình làng văn hóa cũng là một cách làm sáng tạo, huy động được sức dân để chăm lo đời sống cho nhân dân. Ðiều quan trọng là các địa phương cần tính toán kỹ, căn cứ vào nhu cầu thực tế, lượng sức dân để lựa chọn mô hình xây dựng cho phù hợp.
Trong nhiều chuyến đi kiểm tra xây dựng nông thôn mới ở Thái Thụy, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy cũng nhấn mạnh: “Ngoài là nơi thờ Thành hoàng làng, đình gắn bó mật thiết với đời sống của nhân dân, là trung tâm phục vụ mọi sinh hoạt của cộng đồng làng xã, nơi diễn ra các lễ hội làng truyền thống, nơi sinh hoạt văn hóa - văn nghệ của làng, nơi dạy học cho con trẻ... Vì vậy, trong xây dựng nông thôn mới nói chung, xây dựng cơ sở vật chất văn hóa nói riêng chúng ta không nên dập khuôn máy móc. Có thể xây dựng đình làng, có thể xây dựng nhà văn hóa miễn là người dân đồng thuận, có như vậy mới huy động được sức mạnh của cả cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân”.
Bài, ảnh: Mạnh Cường (baothaibinh.com.vn)