Doanh nghiệp phải là trung tâm trong xây dựng nông thôn mới
- Thứ năm - 22/10/2015 21:24
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo đó, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, trong xây dựng nông thôn mới (NTM), người nông dân là chủ thể và doanh nghiệp sẽ là trung tâm. Doanh nhân có vai trò dẫn dắt. Còn nhà nước chỉ hỗ trợ, các nhà khoa học đồng hành. Có như vậy, xây dựng NTM mới thành công.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, TS Vũ Tiến Lộc cho biết, đây là hội thảo đầu tiên bàn về việc phát triển NTM sau khi Hiệp định TPP kết thúc đàm phán. “Nhiều người ví von TPP như là bông hoa hồng rất đẹp nhưng có nhiều gai. Điều đó nghĩa là, TPP vừa là cơ hội vừa là thách thức và cả cơ hội với nền kinh tế Việt Nam. Riêng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, thách thức vô cùng lớn, đặc biệt đối với ngành chăn nuôi bởi khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực này rất khó khăn”, TS Lộc nhấn mạnh.
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi về lao động, vị trí, tài nguyên thiên nhiên… để trở thành "bếp ăn" của thế giới. “Nhưng để làm được điều đó, việc tái cấu trúc nền nông nghiệp của nước ta là vô cùng quan trọng. Hiện nay, chúng ta có thể có nền nông nghiệp năng suất cao nhưng không có giá trị gia tăng và chất lượng không cao. Nền nông nghiệp thiên về số lượng hơn chất lượng. Do đó, để phát triển ngành nông nghiệp cần cuộc cách mạng về tái cơ cấu”, ông Lộc nói.
Nhắc lại truyền thuyết về Mai An Tiêm, TS Lộc mong muốn tinh thần của Mai An Tiêm, dù bị đẩy ra hoang đảo nhưng vẫn có thể lập nghiệp, tạo thương hiệu thành công, sẽ tiếp tục giữ lửa cho tinh thần khởi nghiệp của người Việt Nam, đặc biệt là đối với nông dân ở nông thôn.
Cũng tại diễn đàn, ông Nguyễn Văn Tiến – Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp – Ban Kinh tế TW, cho rằng, nguồn lực từ doanh nghiệp chưa được tích cực phát huy trong xây dựng NTM. Cụ thể năm 2014 mới huy động vốn được 3,71% từ DN, so với kế hoạch đề ra của Chương trình là huy động từ DN và vốn khác là 20%.
Ông Tiến đề nghị cần có những giải pháp tích cực để khuyến khích doanh nghiệp đầu phát triển nông nghiệp, nông thôn.
TS. Nguyễn Trí Ngọc – Phó chủ tịch, Tổng thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề xuất những chính sách huy động và thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng NTM, gồm 2 nhóm vấn đề sau:
Nhóm 1: Đề nghị Chính phủ cho đánh giá, rà soát lại kết quả 2 năm thực hiện Nghị định 210/2013/NĐ-CP, trong đó đặc biệt quan tâm tháo gỡ vấn đề khó khăn nhất hiện nay là vấn đề đất đai theo hướng làm sao để doanh nghiệp chỉ trả tiền mua (hoặc thuê) đất một lần, tránh tình trạng để doanh nghiệp tự thỏa thuận với dân nhưng thực tế là mua một lần, sau đó lại trả tiền thuê đất trên chính mảnh đất mình vừa mua. Cần có chính sách tích tụ ruộng đất, sớm hình thành thị trường đúng nghĩa với thị trường đất đai để doanh nghiệp có cơ hội phát triển và mở rộng sản xuất.
Nhóm 2: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo xây dựng hệ thống hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp trong nông nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tàu trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay. Cụ thể như sau: Có chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp, nhất là chính sách bảo hiểm cho sản phẩm nông nghiệp mà hiện nay Chính phủ đang áp dụng thí điểm tại 13 tỉnh, thành với 3 loại sản phẩm. Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ mua bảo hiểm cho người lao động ở nông thôn, nhất là lao động trong các trang trại, doanh nghiệp nhỏ…
Bên cạnh đó, cần có gói tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng NTM, các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất.
Tại diễn đàn, đại diện các DN cũng đưa ra nhiều ý kiến đề xuất để việc đầu tư vào nông thôn được thuận lợi.
TS Vũ Tiến Lộc tại diễn đàn. |
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi về lao động, vị trí, tài nguyên thiên nhiên… để trở thành "bếp ăn" của thế giới. “Nhưng để làm được điều đó, việc tái cấu trúc nền nông nghiệp của nước ta là vô cùng quan trọng. Hiện nay, chúng ta có thể có nền nông nghiệp năng suất cao nhưng không có giá trị gia tăng và chất lượng không cao. Nền nông nghiệp thiên về số lượng hơn chất lượng. Do đó, để phát triển ngành nông nghiệp cần cuộc cách mạng về tái cơ cấu”, ông Lộc nói.
Nhắc lại truyền thuyết về Mai An Tiêm, TS Lộc mong muốn tinh thần của Mai An Tiêm, dù bị đẩy ra hoang đảo nhưng vẫn có thể lập nghiệp, tạo thương hiệu thành công, sẽ tiếp tục giữ lửa cho tinh thần khởi nghiệp của người Việt Nam, đặc biệt là đối với nông dân ở nông thôn.
Cũng tại diễn đàn, ông Nguyễn Văn Tiến – Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp – Ban Kinh tế TW, cho rằng, nguồn lực từ doanh nghiệp chưa được tích cực phát huy trong xây dựng NTM. Cụ thể năm 2014 mới huy động vốn được 3,71% từ DN, so với kế hoạch đề ra của Chương trình là huy động từ DN và vốn khác là 20%.
Ông Tiến đề nghị cần có những giải pháp tích cực để khuyến khích doanh nghiệp đầu phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Các đại biểu dự diễn đàn. Ảnh: DĐDN |
Nhóm 1: Đề nghị Chính phủ cho đánh giá, rà soát lại kết quả 2 năm thực hiện Nghị định 210/2013/NĐ-CP, trong đó đặc biệt quan tâm tháo gỡ vấn đề khó khăn nhất hiện nay là vấn đề đất đai theo hướng làm sao để doanh nghiệp chỉ trả tiền mua (hoặc thuê) đất một lần, tránh tình trạng để doanh nghiệp tự thỏa thuận với dân nhưng thực tế là mua một lần, sau đó lại trả tiền thuê đất trên chính mảnh đất mình vừa mua. Cần có chính sách tích tụ ruộng đất, sớm hình thành thị trường đúng nghĩa với thị trường đất đai để doanh nghiệp có cơ hội phát triển và mở rộng sản xuất.
Nhóm 2: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo xây dựng hệ thống hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp trong nông nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tàu trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay. Cụ thể như sau: Có chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp, nhất là chính sách bảo hiểm cho sản phẩm nông nghiệp mà hiện nay Chính phủ đang áp dụng thí điểm tại 13 tỉnh, thành với 3 loại sản phẩm. Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ mua bảo hiểm cho người lao động ở nông thôn, nhất là lao động trong các trang trại, doanh nghiệp nhỏ…
Bên cạnh đó, cần có gói tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng NTM, các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất.
Tại diễn đàn, đại diện các DN cũng đưa ra nhiều ý kiến đề xuất để việc đầu tư vào nông thôn được thuận lợi.