Đổi mới sản xuất - hướng đi tất yếu nâng cao thu nhập người trồng lúa
- Chủ nhật - 16/12/2012 19:53
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
* Phóng viên: Thưa ông, là người gắn bó mật thiết với ruộng đồng, ông đón nhận tin Việt Nam trở thành quốc gia số 1 thế giới về xuất khẩu gạo như thế nào?
* Ông NGUYỄN MINH NHỊ: Về số lượng là như vậy, nhưng về giá trị xuất khẩu, gạo của Việt Nam năm nay thấp hơn năm 2011 và có thể thua Thái Lan, Ấn Độ do giá bán thấp. Do đó, chuyện trở thành nước có lượng gạo xuất khẩu số 1 thế giới cũng không có ý nghĩa khi lâu nay đại bộ phận nông dân vẫn còn nghèo, thu nhập lại bấp bênh. Vì vậy, không nên ảo tưởng chạy theo thành tích đó mà cần tập trung đầu tư tạo ra sản phẩm chất lượng, đồng thời làm tốt khâu thị trường để bán được giá cao, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa.
* Chúng ta thường nói nông dân làm ăn cá thể khó cạnh tranh; sản xuất manh mún khó hiện đại hóa để giảm chi phí, tăng chất lượng. Vậy mô hình nào là “lý tưởng” nhất trong sản xuất lúa gạo?
* Để tăng tính cạnh tranh, hội nhập, nông dân cần được tổ chức dưới 2 hình thức: Hợp tác xã (HTX) và trang trại. HTX ví như công ty cổ phần nông nghiệp và trang trại ví như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở nông thôn. Những nông dân nào ở ngoài 2 hình thức tổ chức này thì chẳng khác nào các hộ mua thúng bán mẹt ngoài chợ, không thể tham gia hội nhập thành công, luôn bị cá lớn nuốt chửng, càng làm càng nghèo mà bản thân cũng không hiểu vì sao! Chỉ khi nào Chính phủ tổ chức cho nông dân vào 2 hình thức hợp tác sản xuất và sản xuất hiện đại là HTX và trang trại, thực hiện “liên kết 4 nhà”, trong đó nhà nước giữ vai trò “nhạc trưởng” thì nông nghiệp mới bền vững, lương thực, nông sản Việt Nam mới có sức cạnh tranh, hạn chế phân hóa xã hội nông thôn và xã hội nói chung, đời sống nông dân mới cải thiện, ổn định.
* Theo ông, mô hình “cánh đồng mẫu lớn” hiện nay có phải là phương thức tối ưu?
* Thật ra đó là cách gọi thôi. Đây cũng là một “sản phẩm” của An Giang. Từ khi tôi viết đề án liên kết 4 nhà (năm 2001) sau đó triển khai rộng ra nhưng không ai làm vì doanh nghiệp sợ vất vả, nhà nước hỗ trợ yếu.
Ở các nước khác, doanh nghiệp và nông dân phải nương nhau, không nương không sống được. Còn ở Việt Nam, đa phần doanh nghiệp lúa gạo của nhà nước. Họ chẳng cần nương nông dân, vì họ có nhà nước chống lưng. Và nông dân, đôi khi cũng ngẫu hứng phá hợp đồng bán cho ai đó mua giá cao vì họ quá vất vả, trong khi chưa có chế tài. Cánh đồng mẫu lớn là mô hình đi từ thấp tới cao. Bắt đầu là hỗ trợ thuốc, phân, giống; tiếp đến là đội ngũ kỹ thuật, rồi ký hợp đồng mua sản phẩm và xây nhà máy chế biến, sau đó bán theo thời giá, lấy tên nhà máy (vệ tinh của công ty) làm tên sản phẩm.
Tất cả những vấn đề này do doanh nghiệp tư nhân làm, chứ doanh nghiệp nhà nước không làm được do cơ chế. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã bắt đầu làm có hiệu quả. Sản xuất gạo hữu cơ có thương hiệu ở Cà Mau chẳng hạn. Khi doanh nghiệp và nông dân liên kết chặt chẽ, sản phẩm sẽ có thương hiệu rõ ràng, nâng cao được giá trị xuất khẩu chứ không phải xuất kiểu “gạo trắng Việt Nam” suốt thời gian qua!
* Như vậy, chúng ta phải thay đổi phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất và cả cung cách quản lý?
* Đã đến lúc phải đổi thay cách quản lý, vận hành, không thể cứ “đổi mới” như cách đang làm cả 1/4 thế kỷ rồi là không phù hợp. Cứ lấy hạt lúa, hạt gạo ra mà suy, mấy năm rồi Chính phủ tốn bao nhiêu tiền bù đắp cho tạm trữ, nhưng có nông dân nào được lợi, kể cả người nghèo cũng không được mua gạo theo giá “an ninh lương thực” ở ngoài thị trường như Chính phủ mong muốn. Đầu tư nhà nước (bù lãi suất tạm trữ) chỉ góp phần giảm lỗ và tăng lãi cho doanh nghiệp, nông dân chẳng được gì.
Lẽ ra, Bộ NN-PTNT nên có thống kê, tổng kết từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay, giá cả đầu vào cho hạt lúa tăng bao nhiêu lần, năng suất lao động tăng bao nhiêu và nhất là lợi tức nông dân thu về có phải càng ngày càng thấp không? Không có tổng kết này thì cũng sẽ không có cơ sở nói “bảo đảm cho nông dân lãi 30%” là bao nhiêu? Chúng ta phải lấy Thái Lan làm bài học kinh nghiệm. Vì sao Thái Lan mua gạo giá cao cho nông dân. Họ tính hết rồi, nếu xuất khẩu sớm, họ sẽ lỗ 2,4 tỷ USD. Trong khi họ mua lưu kho, 2,4 tỷ USD này sẽ dồn cho nông dân, ổn định được chính trị. Họ thành công vì họ đứng về phía nông dân nghèo.
* Ông nhận định như thế nào về tình hình lúa gạo trong tương lai?
* Vị trí số 1 về xuất khẩu gạo năm 2012 của Việt Nam cũng sẽ không giữ được lâu. Chúng ta vượt qua Thái Lan vì chính sách mua lúa giá cao cho người dân họ nên các doanh nghiệp của họ không thể cạnh tranh về giá với các nước xuất khẩu còn lại. Tiềm năng xuất khẩu của Thái Lan trên 10 triệu tấn gạo/năm, một con số mà Việt Nam có thể sẽ không bao giờ đạt được. Một khi Thái Lan quyết định bung hàng thì Việt Nam sẽ sớm mất vị trí số 1, thậm chí ngay cả vị trí số 2 cũng khó giữ trước sự phát triển mạnh mẽ của Ấn Độ trong thời gian qua.
Sắp tới đây, con đường lúa gạo sẽ chông gai hơn. Campuchia đã bắt đầu xuất khẩu, Philippines đang tự vươn lên, Myanmar có 12 triệu ha đất hoang hóa, lại không bị tác động lớn của thiên nhiên, đang chuẩn bị hồi phục và quyết tâm lấy lại vị thế xuất khẩu hàng đầu thế giới trong vòng 5 năm nữa. Chưa kể những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đe dọa ĐBSCL. Nếu chúng ta cứ giữ cung cách làm ăn như thế này, nông dân trồng lúa nước ta sẽ lãnh đủ!
* Xin cảm ơn ông.
* Ông NGUYỄN MINH NHỊ: Về số lượng là như vậy, nhưng về giá trị xuất khẩu, gạo của Việt Nam năm nay thấp hơn năm 2011 và có thể thua Thái Lan, Ấn Độ do giá bán thấp. Do đó, chuyện trở thành nước có lượng gạo xuất khẩu số 1 thế giới cũng không có ý nghĩa khi lâu nay đại bộ phận nông dân vẫn còn nghèo, thu nhập lại bấp bênh. Vì vậy, không nên ảo tưởng chạy theo thành tích đó mà cần tập trung đầu tư tạo ra sản phẩm chất lượng, đồng thời làm tốt khâu thị trường để bán được giá cao, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa.
* Chúng ta thường nói nông dân làm ăn cá thể khó cạnh tranh; sản xuất manh mún khó hiện đại hóa để giảm chi phí, tăng chất lượng. Vậy mô hình nào là “lý tưởng” nhất trong sản xuất lúa gạo?
* Để tăng tính cạnh tranh, hội nhập, nông dân cần được tổ chức dưới 2 hình thức: Hợp tác xã (HTX) và trang trại. HTX ví như công ty cổ phần nông nghiệp và trang trại ví như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở nông thôn. Những nông dân nào ở ngoài 2 hình thức tổ chức này thì chẳng khác nào các hộ mua thúng bán mẹt ngoài chợ, không thể tham gia hội nhập thành công, luôn bị cá lớn nuốt chửng, càng làm càng nghèo mà bản thân cũng không hiểu vì sao! Chỉ khi nào Chính phủ tổ chức cho nông dân vào 2 hình thức hợp tác sản xuất và sản xuất hiện đại là HTX và trang trại, thực hiện “liên kết 4 nhà”, trong đó nhà nước giữ vai trò “nhạc trưởng” thì nông nghiệp mới bền vững, lương thực, nông sản Việt Nam mới có sức cạnh tranh, hạn chế phân hóa xã hội nông thôn và xã hội nói chung, đời sống nông dân mới cải thiện, ổn định.
Để tăng thu nhập nông dân cần đổi mới toàn diện các khâu sản xuất lúa gạo. Ảnh: H.THẠCH |
* Thật ra đó là cách gọi thôi. Đây cũng là một “sản phẩm” của An Giang. Từ khi tôi viết đề án liên kết 4 nhà (năm 2001) sau đó triển khai rộng ra nhưng không ai làm vì doanh nghiệp sợ vất vả, nhà nước hỗ trợ yếu.
Ở các nước khác, doanh nghiệp và nông dân phải nương nhau, không nương không sống được. Còn ở Việt Nam, đa phần doanh nghiệp lúa gạo của nhà nước. Họ chẳng cần nương nông dân, vì họ có nhà nước chống lưng. Và nông dân, đôi khi cũng ngẫu hứng phá hợp đồng bán cho ai đó mua giá cao vì họ quá vất vả, trong khi chưa có chế tài. Cánh đồng mẫu lớn là mô hình đi từ thấp tới cao. Bắt đầu là hỗ trợ thuốc, phân, giống; tiếp đến là đội ngũ kỹ thuật, rồi ký hợp đồng mua sản phẩm và xây nhà máy chế biến, sau đó bán theo thời giá, lấy tên nhà máy (vệ tinh của công ty) làm tên sản phẩm.
Tất cả những vấn đề này do doanh nghiệp tư nhân làm, chứ doanh nghiệp nhà nước không làm được do cơ chế. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã bắt đầu làm có hiệu quả. Sản xuất gạo hữu cơ có thương hiệu ở Cà Mau chẳng hạn. Khi doanh nghiệp và nông dân liên kết chặt chẽ, sản phẩm sẽ có thương hiệu rõ ràng, nâng cao được giá trị xuất khẩu chứ không phải xuất kiểu “gạo trắng Việt Nam” suốt thời gian qua!
* Như vậy, chúng ta phải thay đổi phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất và cả cung cách quản lý?
* Đã đến lúc phải đổi thay cách quản lý, vận hành, không thể cứ “đổi mới” như cách đang làm cả 1/4 thế kỷ rồi là không phù hợp. Cứ lấy hạt lúa, hạt gạo ra mà suy, mấy năm rồi Chính phủ tốn bao nhiêu tiền bù đắp cho tạm trữ, nhưng có nông dân nào được lợi, kể cả người nghèo cũng không được mua gạo theo giá “an ninh lương thực” ở ngoài thị trường như Chính phủ mong muốn. Đầu tư nhà nước (bù lãi suất tạm trữ) chỉ góp phần giảm lỗ và tăng lãi cho doanh nghiệp, nông dân chẳng được gì.
Lẽ ra, Bộ NN-PTNT nên có thống kê, tổng kết từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay, giá cả đầu vào cho hạt lúa tăng bao nhiêu lần, năng suất lao động tăng bao nhiêu và nhất là lợi tức nông dân thu về có phải càng ngày càng thấp không? Không có tổng kết này thì cũng sẽ không có cơ sở nói “bảo đảm cho nông dân lãi 30%” là bao nhiêu? Chúng ta phải lấy Thái Lan làm bài học kinh nghiệm. Vì sao Thái Lan mua gạo giá cao cho nông dân. Họ tính hết rồi, nếu xuất khẩu sớm, họ sẽ lỗ 2,4 tỷ USD. Trong khi họ mua lưu kho, 2,4 tỷ USD này sẽ dồn cho nông dân, ổn định được chính trị. Họ thành công vì họ đứng về phía nông dân nghèo.
* Ông nhận định như thế nào về tình hình lúa gạo trong tương lai?
* Vị trí số 1 về xuất khẩu gạo năm 2012 của Việt Nam cũng sẽ không giữ được lâu. Chúng ta vượt qua Thái Lan vì chính sách mua lúa giá cao cho người dân họ nên các doanh nghiệp của họ không thể cạnh tranh về giá với các nước xuất khẩu còn lại. Tiềm năng xuất khẩu của Thái Lan trên 10 triệu tấn gạo/năm, một con số mà Việt Nam có thể sẽ không bao giờ đạt được. Một khi Thái Lan quyết định bung hàng thì Việt Nam sẽ sớm mất vị trí số 1, thậm chí ngay cả vị trí số 2 cũng khó giữ trước sự phát triển mạnh mẽ của Ấn Độ trong thời gian qua.
Sắp tới đây, con đường lúa gạo sẽ chông gai hơn. Campuchia đã bắt đầu xuất khẩu, Philippines đang tự vươn lên, Myanmar có 12 triệu ha đất hoang hóa, lại không bị tác động lớn của thiên nhiên, đang chuẩn bị hồi phục và quyết tâm lấy lại vị thế xuất khẩu hàng đầu thế giới trong vòng 5 năm nữa. Chưa kể những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đe dọa ĐBSCL. Nếu chúng ta cứ giữ cung cách làm ăn như thế này, nông dân trồng lúa nước ta sẽ lãnh đủ!
* Xin cảm ơn ông.
| |
TRẦN MINH TRƯỜNG
sggp.org.vn
sggp.org.vn