Đông Anh tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng
- Thứ ba - 02/05/2017 21:23
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Hạ tầng đi trước một bước
Nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM, lãnh đạo huyện Đông Anh xác định: Đồng bộ hạ tầng là giải pháp then chốt. Theo đó, trong năm 2016 và 3 tháng đầu năm 2017, huyện tiếp tục ưu tiên đầu tư cho việc nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng. 25 tỷ đồng được bố trí cho xây mới, cải tạo 33km đường dây điện. Từ năm 2016 đến nay, huyện đầu tư trên 353 tỷ đồng nâng cấp một loạt trường học. Nhờ đó, đến hết tháng 3/2017, toàn huyện có thêm 4 trường đạt chuẩn quốc gia; nâng tổng số cơ sở giáo dục đạt chuẩn lên 46/88 trường. 11 nhà văn hóa thể thao cũng đã được xây dựng với tổng kinh phí gần 20 tỷ đồng.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong quản lý kinh doanh, khai thác chợ, đến nay, 19/26 chợ được xã hội hóa đầu tư trên 175 tỷ đồng. Đặc biệt, toàn huyện Đông Anh đến nay đã có 21/23 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo chuẩn mới...
Dù vậy, theo ông Ngô Văn Lệ - Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh, bài toán hạ tầng vẫn còn không ít khó khăn. Tỷ lệ cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia mới đạt khoảng 52,3%; đáng chú ý xã Dục Tú chưa có trường nào đạt chuẩn, 10/23 xã chưa có đủ nhà văn hóa theo quy định. Trong khi đó, tỷ lệ cứng hóa đường làng ngõ xóm, trục chính thủy lợi nội đồng cũng mới đạt gần 90%...
Đa dạng hóa nguồn vốn
Với sự quan tâm của T.Ư, TP, từ năm 2016 đến hết tháng 3/2017, huyện Đông Anh tiếp tục được hỗ trợ trên 160 tỷ đồng phục vụ xây dựng NTM. Bên cạnh nguồn kinh phí này, huyện chủ động bố trí trong ngân sách địa phương gần 540 tỷ đồng cho nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn. Nhưng thành công có được cho đến hôm nay của huyện Đông Anh trong xây dựng NTM còn đến từ sự chung sức của các tầng lớp xã hội. Tính riêng từ năm 2016 đến nay, các tổ chức, DN và đông đảo Nhân dân trên địa bàn huyện đã ủng hộ khoảng 73 tỷ đồng. Đây là thuận lợi rất lớn để huyện triển khai hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Nguyễn Văn Quang - Bí thư Huyện ủy Đông Anh thẳng thắn nhìn nhận: Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội hiện có chưa đồng bộ giữa các xã. Công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng, quản lý đất đai và VSMT còn những bất cập. Việc huy động đóng góp kinh phí xây dựng NTM trong Nhân dân ngày một giảm so với giai đoạn đầu triển khai Chương trình 02-CTr/TU… Ông Quang cho biết, hầu hết các tiêu chí chưa đạt hiện nay như giao thông, thủy lợi nội đồng, cơ sở vật chất văn hóa hay trường học đều cần nguồn vốn lớn. Do đó, việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, cũng như sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sẽ là giải pháp trọng tâm. Để giải bài toán này, huyện sẽ chú trọng tới công tác đấu giá quyền sử dụng đất xen kẹt. Bí thư Huyện ủy Đông Anh cũng nhấn mạnh: Mục tiêu quan trọng sau cùng của chương trình xây dựng NTM là nâng cao đời sống cho người dân. Do đó, địa phương sẽ cân đối đầu tư, kết hợp hài hòa giữa xây dựng kết cấu hạ tầng với phát triển sản xuất, chăm lo đời sống cho người dân.
Dù vậy, theo ông Ngô Văn Lệ - Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh, bài toán hạ tầng vẫn còn không ít khó khăn. Tỷ lệ cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia mới đạt khoảng 52,3%; đáng chú ý xã Dục Tú chưa có trường nào đạt chuẩn, 10/23 xã chưa có đủ nhà văn hóa theo quy định. Trong khi đó, tỷ lệ cứng hóa đường làng ngõ xóm, trục chính thủy lợi nội đồng cũng mới đạt gần 90%...
Đa dạng hóa nguồn vốn
Với sự quan tâm của T.Ư, TP, từ năm 2016 đến hết tháng 3/2017, huyện Đông Anh tiếp tục được hỗ trợ trên 160 tỷ đồng phục vụ xây dựng NTM. Bên cạnh nguồn kinh phí này, huyện chủ động bố trí trong ngân sách địa phương gần 540 tỷ đồng cho nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn. Nhưng thành công có được cho đến hôm nay của huyện Đông Anh trong xây dựng NTM còn đến từ sự chung sức của các tầng lớp xã hội. Tính riêng từ năm 2016 đến nay, các tổ chức, DN và đông đảo Nhân dân trên địa bàn huyện đã ủng hộ khoảng 73 tỷ đồng. Đây là thuận lợi rất lớn để huyện triển khai hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Nguyễn Văn Quang - Bí thư Huyện ủy Đông Anh thẳng thắn nhìn nhận: Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội hiện có chưa đồng bộ giữa các xã. Công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng, quản lý đất đai và VSMT còn những bất cập. Việc huy động đóng góp kinh phí xây dựng NTM trong Nhân dân ngày một giảm so với giai đoạn đầu triển khai Chương trình 02-CTr/TU… Ông Quang cho biết, hầu hết các tiêu chí chưa đạt hiện nay như giao thông, thủy lợi nội đồng, cơ sở vật chất văn hóa hay trường học đều cần nguồn vốn lớn. Do đó, việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, cũng như sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sẽ là giải pháp trọng tâm. Để giải bài toán này, huyện sẽ chú trọng tới công tác đấu giá quyền sử dụng đất xen kẹt. Bí thư Huyện ủy Đông Anh cũng nhấn mạnh: Mục tiêu quan trọng sau cùng của chương trình xây dựng NTM là nâng cao đời sống cho người dân. Do đó, địa phương sẽ cân đối đầu tư, kết hợp hài hòa giữa xây dựng kết cấu hạ tầng với phát triển sản xuất, chăm lo đời sống cho người dân.
Tính đến hết tháng 3/2017, huyện Đông Anh đã có 22/23 xã được UBND TP Hà Nội công nhận “Xã đạt chuẩn xây dựng NTM”. Địa phương đặt mục tiêu trong năm 2017, phấn đấu đưa xã còn lại là Dục Tú về đích NTM. |
Theo: Trọng Tùng/kinhtedothi.vn