Đưa huyện Gia Lâm về đích nông thôn mới trong năm 2017
- Thứ ba - 08/08/2017 21:19
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đặc biệt, việc nâng cao đời sống cho người dân được đặc biệt quan tâm. Huyện đã ban hành và thực hiện Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng nông nghiệp chuyên canh giai đoạn 2016 - 2020”. Từng bước nhân rộng mô hình lúa cải tiến. Chuyển đổi gần 580ha vùng sản xuất cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản. Đến nay, 55/55 hợp tác xã trên địa bàn chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Triển khai mô hình chuỗi sản xuất rau quả an toàn áp dụng hệ thống giám sát tổ, nhóm PGS. Phát triển 7 cụm công nghiệp, làng nghề. Đẩy nhanh đầu tư, cải tạo 23 chợ phục vụ giao thương… Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người đến nay đã đạt trên 35 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm còn khoảng 1,3%.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Ngọc Thuần, trong năm 2017, địa phương phấn đấu đưa 3 xã còn lại theo kế hoạch về đích nông thôn mới gồm: Lệ Chi, Ninh Hiệp, Trung Mầu. Trong đó, hai tiêu chí các địa phương còn vướng là thủy lợi và môi trường. Để có thể hoàn thành hai tiêu chí trên, huyện Gia Lâm đã thành lập tổ công tác rà soát, kiểm tra thực địa và đang thống nhất bàn giao công trình thủy lợi theo Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND. Xây dựng phương án chăn nuôi ngoài khu dân cư và xử lý ô nhiễm môi trường tại các xã Phù Đổng, Đặng Xá, Trung Mầu và Lệ Chi. Phấn đấu tới 15/9/2017 sẽ hoàn thành 19/19 tiêu chí của cả 3 địa phương nêu trên. Ông Thuần cũng cho biết: Cùng với đẩy mạnh tiến độ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, địa phương sẽ chú trọng việc duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt, bảo đảm mục tiêu xây dựng nông thôn mới bền vững.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh: Trong quy hoạch phát triển Thủ đô giai đoạn 2020 - 2030, huyện Gia Lâm nằm trong vùng quy hoạch phát triển đô thị ven sông Hồng, do đó, huyện cần xác định phát triển NTM cần bền vững và gắn với phát triển đô thị.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Ngọc Thuần, trong năm 2017, địa phương phấn đấu đưa 3 xã còn lại theo kế hoạch về đích nông thôn mới gồm: Lệ Chi, Ninh Hiệp, Trung Mầu. Trong đó, hai tiêu chí các địa phương còn vướng là thủy lợi và môi trường. Để có thể hoàn thành hai tiêu chí trên, huyện Gia Lâm đã thành lập tổ công tác rà soát, kiểm tra thực địa và đang thống nhất bàn giao công trình thủy lợi theo Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND. Xây dựng phương án chăn nuôi ngoài khu dân cư và xử lý ô nhiễm môi trường tại các xã Phù Đổng, Đặng Xá, Trung Mầu và Lệ Chi. Phấn đấu tới 15/9/2017 sẽ hoàn thành 19/19 tiêu chí của cả 3 địa phương nêu trên. Ông Thuần cũng cho biết: Cùng với đẩy mạnh tiến độ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, địa phương sẽ chú trọng việc duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt, bảo đảm mục tiêu xây dựng nông thôn mới bền vững.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh: Trong quy hoạch phát triển Thủ đô giai đoạn 2020 - 2030, huyện Gia Lâm nằm trong vùng quy hoạch phát triển đô thị ven sông Hồng, do đó, huyện cần xác định phát triển NTM cần bền vững và gắn với phát triển đô thị.
Theo đó, địa phương cần khẩn trương rà soát lại từng nội dung cụ thể để có giải pháp triển khai hiệu quả. Cùng với tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, cần quy hoạch chi tiết các điểm khu dân cư, trung tâm xã. Minh bạch, công khai trong triển khai các dự án. Tiếp tục thực hiện đề án về phát triển sản xuất, trong đó khuyến khích hình thành chuỗi liên kết sản xuất, mở rộng vùng chuyên canh, chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao giá trị các ngành hàng nông nghiệp. Cùng với giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt, cần tập trung đầu tư, hoàn thành các tiêu chí chưa đạt, phấn đấu hoàn thành xây dựng NTM tại 3 xã còn lại. Qua đó, đưa huyện Gia Lâm về đích NTM trong năm 2017.
Theo Trọng Tùng/Kinh Tế đô thị
Theo Trọng Tùng/Kinh Tế đô thị