Dưa vàng, dưa lưới thu 1 tỷ đồng/năm

Dưa vàng, dưa lưới thu 1 tỷ đồng/năm
Anh Bùi Văn Phương ở thôn An Cầu, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ chỉ với 0,3ha nhà kính (nhà màng, nhà lưới) nhưng năm nào cũng thu được ngót 1 tỷ đồng từ trồng các loại dưa vàng, dưa lưới.

10-17-06_du_vng
Mô hình trồng dưa ứng dụng công nghệ cao đem lại thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm cho anh Phương

Về Hưng Yên tìm hiểu các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chúng tôi đã được rất nhiều người dân địa phương trầm trồ giới thiệu mô hình trồng dưa của anh Phương.

Thật ra trang trại sản xuất dưa của anh Phương cũng không có gì khác biệt, so với các mô hình nông nghiệp công nghệ cao đang phổ biến ở nước ta. Nhưng ý chí vươn lên làm giàu của anh Phương mới khiến chúng tôi thực sự ngưỡng mộ. Bởi vì trước khi đến được với những mùa vụ bội thu dưa lưới như hiện tại, anh Phương đã từng trải qua rất nhiều thất bại, tưởng chừng không thể đứng lên trong đống nợ đầm đìa.

Tâm sự với chúng tôi ,anh Phương đã không ngại ngần chia sẻ: “Thất bại đầu tiên là chủ quan với khí hậu thời tiết. Trồng dưa trong nhà màng tận dụng từ vườn rau chuyển sang. Nên chỉ sau một lần mưa bão nhẹ, toàn bộ hệ thống nhà vườn cùng 3.000m2 dưa vàng, dưa lưới đang leo giàn bị đổ san bằng địa, không vớt vát được thứ gì.

Thất bại thứ hai là duy ý chí trong kỹ thuật trồng dưa. Cho rằng cây dưa trồng trong nhà kính cứ bón phân, tưới nước định kỳ, đúng tỷ lệ liều lượng khuyến cáo là sẽ cho thu hoạch. Nhưng đó lại là sai lầm cơ bản. Tỷ lệ hao hụt do chết cây quá lớn. Số còn lại được thu quả thì sản phẩm không có thương lái bao tiêu, phải bán lẻ ở chợ làng rẻ như cho.

Ngoài trồng dưa tôi còn phát triển thêm trồng nghệ. Nhưng 2 năm liền nghệ đều rớt giá. Sản phẩm phải bán rẻ. Thua lỗ chồng lên thua lỗ”.

Giữa lúc loay hoay chưa tìm ra cách khắc phục khó khăn, để tiếp tục theo đuổi chí hướng làm giàu, anh Phương đã được ngành nông nghiệp tỉnh, trực tiếp là Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên động viên, hỗ trợ một phần đầu tư xây dựng hệ thống nhà kính và gian hàng bán giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ xúc tiến thương mại của tỉnh, đồng thời chỉ ra những thiếu sót khi chăm sóc cây dưa trong nhà lưới của gia đình.

Kể từ những vụ sản xuất sau đó, anh Phương đã liên tục gặt hái được thành công. Riêng các cây dưa vàng dưa lưới mỗi năm đã cho thu nhập ngót 1 tỷ đồng. Sản phẩm đã kết nối được với chuỗi giá trị nông sản sạch trên toàn quốc. Nhờ vậy, chẳng những anh Phương đã trả được hết nợ nần, mà còn mở rộng trồng mới hàng chục nghìn gốc đinh lăng xen canh dưới giàn gấc. Bước đầu cây gấc đã cho thu quả đạt 15 tấn sản phẩm/năm, trị giá 200 triệu đồng. Kế hoạch trong thời gian tới, anh Phương sẽ mở rộng nâng tổng diện tích nhà lưới, nhà màng lên 5.000m2, gieo trồng 3 vụ/năm, sản lượng quả ước đạt 60 tấn dưa sạch các loại.

10-17-06_du_luoi
Sản phẩm của trang trại anh Phương đã kết nối được với chuỗi giá trị nông sản sạch trên toàn quốc

Nhìn lại những kết quả đạt được của mình trong thời gian vừa qua, anh Phương đã thẳng thắn: Để có thể thành công trong sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nhà nông phải thật sự tâm huyết và có cán bộ khuyến nông cầm tay chỉ việc. Xây dựng hệ thống nhà kính phải chắc chắn. Không đầu tư theo kiểu chắp và tận dụng.

Trước khi đưa vào gieo trồng phải tìm hiểu kỹ lưỡng đặc tính sinh học của từng giống cây trồng nói chung, giống dưa vàng dưa lưới nói riêng.

Theo dõi dõi biến thời tiết hàng ngày và thăm vườn thường xuyên, để điều chỉnh các biện pháp kỹ thuật chăm bón phù hợp (ngày ít nắng, râm mát hoặc có mưa, cây sẽ quang hợp kém, nhu cầu về nước và dinh dưỡng đều giảm, cần giảm lượng nước tưới và số lần bón phân cho cây so với khuyến cáo trong quy trình kỹ thuật).

Thụ phấn cho cây vào buổi sáng và kết thúc trước 10h. Lẩy quả từ nách lá thử 9-13, nhưng mỗi cây chỉ lấy 1 quả, chọn để lại các quả cân đối, không sâu bệnh, không dị hình.

Kết thúc mùa vụ thu hoạch phải tiến hành vệ sinh nhà vườn (thu gom tiêu hủy các loại rác thải và tàn dư thực vật, phun hóa chất diệt khuẩn bên trong và xung quanh nhà màng nhà lưới...).

Cần tìm hiểu nhu cầu thị trường nông sản trước khi phát triển sản xuất. Nắm vững tâm lý người tiêu dùng để quảng bá giới thiệu sản phẩm. Ví như, không bán dưa hòa vốn để thu hút khách hàng ở thị trường mới nào đó. Dưa lưới bán rẻ (hòa vốn) như nói trên, người tiêu dùng sẽ cho là hàng Trung Quốc (không an toàn vệ sinh thực phẩm).

Nên chọn trồng các giống dưa lưới có trọng lượng trung bình 1,2-1,5kg/quả, sẽ phù hợp nhu cầu sử dụng trong ngày của gia đình và túi tiền của đa số người tiêu dùng trong nước...

“Nếu không có Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên đứng ra làm bà đỡ mát tay, thì chắc chắn trang trại sản xuất dưa vàng dưa lưới của em sẽ còn phải thất bại nhiều hơn nữa”, anh Phương khẳng định.

10-17-06_du_vng
Mô hình trồng dưa ứng dụng công nghệ cao đem lại thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm cho anh Phương

Về Hưng Yên tìm hiểu các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chúng tôi đã được rất nhiều người dân địa phương trầm trồ giới thiệu mô hình trồng dưa của anh Phương.

Thật ra trang trại sản xuất dưa của anh Phương cũng không có gì khác biệt, so với các mô hình nông nghiệp công nghệ cao đang phổ biến ở nước ta. Nhưng ý chí vươn lên làm giàu của anh Phương mới khiến chúng tôi thực sự ngưỡng mộ. Bởi vì trước khi đến được với những mùa vụ bội thu dưa lưới như hiện tại, anh Phương đã từng trải qua rất nhiều thất bại, tưởng chừng không thể đứng lên trong đống nợ đầm đìa.

Tâm sự với chúng tôi ,anh Phương đã không ngại ngần chia sẻ: “Thất bại đầu tiên là chủ quan với khí hậu thời tiết. Trồng dưa trong nhà màng tận dụng từ vườn rau chuyển sang. Nên chỉ sau một lần mưa bão nhẹ, toàn bộ hệ thống nhà vườn cùng 3.000m2 dưa vàng, dưa lưới đang leo giàn bị đổ san bằng địa, không vớt vát được thứ gì.

Thất bại thứ hai là duy ý chí trong kỹ thuật trồng dưa. Cho rằng cây dưa trồng trong nhà kính cứ bón phân, tưới nước định kỳ, đúng tỷ lệ liều lượng khuyến cáo là sẽ cho thu hoạch. Nhưng đó lại là sai lầm cơ bản. Tỷ lệ hao hụt do chết cây quá lớn. Số còn lại được thu quả thì sản phẩm không có thương lái bao tiêu, phải bán lẻ ở chợ làng rẻ như cho.

Ngoài trồng dưa tôi còn phát triển thêm trồng nghệ. Nhưng 2 năm liền nghệ đều rớt giá. Sản phẩm phải bán rẻ. Thua lỗ chồng lên thua lỗ”.

Giữa lúc loay hoay chưa tìm ra cách khắc phục khó khăn, để tiếp tục theo đuổi chí hướng làm giàu, anh Phương đã được ngành nông nghiệp tỉnh, trực tiếp là Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên động viên, hỗ trợ một phần đầu tư xây dựng hệ thống nhà kính và gian hàng bán giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ xúc tiến thương mại của tỉnh, đồng thời chỉ ra những thiếu sót khi chăm sóc cây dưa trong nhà lưới của gia đình.

Kể từ những vụ sản xuất sau đó, anh Phương đã liên tục gặt hái được thành công. Riêng các cây dưa vàng dưa lưới mỗi năm đã cho thu nhập ngót 1 tỷ đồng. Sản phẩm đã kết nối được với chuỗi giá trị nông sản sạch trên toàn quốc. Nhờ vậy, chẳng những anh Phương đã trả được hết nợ nần, mà còn mở rộng trồng mới hàng chục nghìn gốc đinh lăng xen canh dưới giàn gấc. Bước đầu cây gấc đã cho thu quả đạt 15 tấn sản phẩm/năm, trị giá 200 triệu đồng. Kế hoạch trong thời gian tới, anh Phương sẽ mở rộng nâng tổng diện tích nhà lưới, nhà màng lên 5.000m2, gieo trồng 3 vụ/năm, sản lượng quả ước đạt 60 tấn dưa sạch các loại.

10-17-06_du_luoi
Sản phẩm của trang trại anh Phương đã kết nối được với chuỗi giá trị nông sản sạch trên toàn quốc

Nhìn lại những kết quả đạt được của mình trong thời gian vừa qua, anh Phương đã thẳng thắn: Để có thể thành công trong sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nhà nông phải thật sự tâm huyết và có cán bộ khuyến nông cầm tay chỉ việc. Xây dựng hệ thống nhà kính phải chắc chắn. Không đầu tư theo kiểu chắp và tận dụng.

Trước khi đưa vào gieo trồng phải tìm hiểu kỹ lưỡng đặc tính sinh học của từng giống cây trồng nói chung, giống dưa vàng dưa lưới nói riêng.

Theo dõi dõi biến thời tiết hàng ngày và thăm vườn thường xuyên, để điều chỉnh các biện pháp kỹ thuật chăm bón phù hợp (ngày ít nắng, râm mát hoặc có mưa, cây sẽ quang hợp kém, nhu cầu về nước và dinh dưỡng đều giảm, cần giảm lượng nước tưới và số lần bón phân cho cây so với khuyến cáo trong quy trình kỹ thuật).

Thụ phấn cho cây vào buổi sáng và kết thúc trước 10h. Lẩy quả từ nách lá thử 9-13, nhưng mỗi cây chỉ lấy 1 quả, chọn để lại các quả cân đối, không sâu bệnh, không dị hình.

Kết thúc mùa vụ thu hoạch phải tiến hành vệ sinh nhà vườn (thu gom tiêu hủy các loại rác thải và tàn dư thực vật, phun hóa chất diệt khuẩn bên trong và xung quanh nhà màng nhà lưới...).

Cần tìm hiểu nhu cầu thị trường nông sản trước khi phát triển sản xuất. Nắm vững tâm lý người tiêu dùng để quảng bá giới thiệu sản phẩm. Ví như, không bán dưa hòa vốn để thu hút khách hàng ở thị trường mới nào đó. Dưa lưới bán rẻ (hòa vốn) như nói trên, người tiêu dùng sẽ cho là hàng Trung Quốc (không an toàn vệ sinh thực phẩm).

Nên chọn trồng các giống dưa lưới có trọng lượng trung bình 1,2-1,5kg/quả, sẽ phù hợp nhu cầu sử dụng trong ngày của gia đình và túi tiền của đa số người tiêu dùng trong nước...

“Nếu không có Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên đứng ra làm bà đỡ mát tay, thì chắc chắn trang trại sản xuất dưa vàng dưa lưới của em sẽ còn phải thất bại nhiều hơn nữa”, anh Phương khẳng định.
THEO NGUYỄN HẢI TIẾN/BAONONGNGHIEP.VN