Gắn xây dựng nông thôn mới với sản xuất an toàn
- Thứ ba - 24/05/2016 22:32
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đây được đánh giá là định hướng đúng đắn, kịp thời và phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.
Tổ chức lại sản xuất
Có thể nói, ATTP là vấn đề ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến sức khỏe con người và được xã hội rất quan tâm. Trong thời gian qua, các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong quản lý, bảo đảm ATTP. Từ khi có Luật ATTP năm 2010, các bộ, ngành đã thực hiện quản lý an toàn theo chuỗi đối với từng ngành hàng, tuy nhiên, tình trạng vi phạm về ATTP vẫn diễn biến phức tạp gây lo lắng, bức xúc trong xã hội. Trước tình hình này, đầu tháng 5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP, trong đó yêu cầu các địa phương xác định việc đảm bảo ATTP là một tiêu chí xây dựng NTM và khu dân cư văn hóa.
Theo đó, trong quá trình xây dựng NTM, các địa phương cần tuyên truyền, vận động tới từng hộ nông dân, chủ trang trại, DN thực hiện các quy định bảo đảm VSATTP, ký cam kết bảo đảm ATTP. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải công bố quy trình sản xuất, kinh doanh bảo đảm ATTP. Rõ ràng, đây là một yêu cầu rất phù hợp với tình hình hiện nay, nhất là mục tiêu nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM. Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, ông Nguyễn Hữu Tịnh – Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng cho rằng, đây là vấn đề hết sức cần thiết trong khâu tổ chức lại sản xuất (tiêu chí số 13). Lâu nay, trong sản xuất nông nghiệp mới chủ yếu quan tâm đến năng suất, hiệu quả, còn vấn đề ATTP chưa được đầu tư mạnh mẽ theo chiều sâu. Do đó, cần tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng đảm bảo ATTP như các mô hình sản xuất rau an toàn, hữu cơ, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn sinh học…
Hướng tới giá trị bền vững
Trong 5 năm qua, giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội liên tục tăng, giá trị sản xuất thực tế năm 2015 đạt 233 triệu đồng/ha, tăng 44,6 triệu đồng/ha so với năm 2011 khi mới bước vào xây dựng NTM. Trên địa bàn TP đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn. Tuy nhiên, sản xuất toàn TP mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu rau, thịt của người tiêu dùng Thủ đô, trong đó chưa phải tất cả đều là sản xuất theo quy trình an toàn. Chính vì vậy, Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra yêu cầu cao hơn trong tổ chức sản xuất nông nghiệp của Hà Nội.
Mới đây, tại hội nghị tổng kết 5 năm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của TP, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải cũng nhấn mạnh tới vấn đề này. Theo Bí thư Thành ủy, cùng với việc tiếp tục giữ vững, duy trì các chỉ tiêu NTM, các địa phương cần phải nâng cấp các tiêu chí, xây dựng các chỉ tiêu bền vững, trong đó có sản xuất sạch.
Hiện nay, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Do đó, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải lưu ý, cần rà soát, bổ sung chính sách khuyến khích nông dân và DN đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, tạo chuyển biến mạnh về năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ hàng hóa trên cơ sở phát triển các hình thức hợp tác, liên kết, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
Tổ chức lại sản xuất
Có thể nói, ATTP là vấn đề ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến sức khỏe con người và được xã hội rất quan tâm. Trong thời gian qua, các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong quản lý, bảo đảm ATTP. Từ khi có Luật ATTP năm 2010, các bộ, ngành đã thực hiện quản lý an toàn theo chuỗi đối với từng ngành hàng, tuy nhiên, tình trạng vi phạm về ATTP vẫn diễn biến phức tạp gây lo lắng, bức xúc trong xã hội. Trước tình hình này, đầu tháng 5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP, trong đó yêu cầu các địa phương xác định việc đảm bảo ATTP là một tiêu chí xây dựng NTM và khu dân cư văn hóa.
Thu hoạch dưa chuột tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng. Ảnh: Quang Thiện |
Hướng tới giá trị bền vững
Trong 5 năm qua, giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội liên tục tăng, giá trị sản xuất thực tế năm 2015 đạt 233 triệu đồng/ha, tăng 44,6 triệu đồng/ha so với năm 2011 khi mới bước vào xây dựng NTM. Trên địa bàn TP đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn. Tuy nhiên, sản xuất toàn TP mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu rau, thịt của người tiêu dùng Thủ đô, trong đó chưa phải tất cả đều là sản xuất theo quy trình an toàn. Chính vì vậy, Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra yêu cầu cao hơn trong tổ chức sản xuất nông nghiệp của Hà Nội.
Mới đây, tại hội nghị tổng kết 5 năm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của TP, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải cũng nhấn mạnh tới vấn đề này. Theo Bí thư Thành ủy, cùng với việc tiếp tục giữ vững, duy trì các chỉ tiêu NTM, các địa phương cần phải nâng cấp các tiêu chí, xây dựng các chỉ tiêu bền vững, trong đó có sản xuất sạch.
Hiện nay, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Do đó, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải lưu ý, cần rà soát, bổ sung chính sách khuyến khích nông dân và DN đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, tạo chuyển biến mạnh về năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ hàng hóa trên cơ sở phát triển các hình thức hợp tác, liên kết, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
Mục tiêu Chương trình số 02-Ctr/TU của Thành ủy giai đoạn 2016 - 2020 là đưa tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao từ 25% lên 35% trở lên trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của TP. |
Theo: kinhtedothi.vn