Gia Hòa mở rộng đường ra đồng
- Thứ tư - 19/06/2013 22:45
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tuyến đường nội đồng của thôn Tiên Lý dài 1,2 km được trải bê-tông giúp sản xuất của nông dân thuận lợi hơn
Đường rộng
Trước đây, nhiều tuyến đường ra đồng ở thôn Tiên Lý là đường đất, lầy lội khó đi. Bà Nguyễn Thị Hợi, ở xóm 3 cho biết: "Đường đất chỉ rộng hơn 1m, lầy lội. Muốn vận chuyển nông sản chỉ có vác hoặc gánh. Những ngày mưa, lối đi ngập nước, đường trơn trượt. Nói đến việc ra thăm đồng ai cũng thấy ngại. Đường ra đồng bây giờ rộng thoáng, sạch sẽ, bà con trong xóm ai cũng phấn khởi".
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), Tiên Lý là thôn đi đầu của xã Gia Hòa trong việc làm đường giao thông ra đồng. Đến nay, 4 trong tổng số 5 tuyến đường ra đồng của thôn đã được trải bê-tông, mặt đường rộng 3,5 m. Nhân dân trong thôn đã đóng góp gần 600 triệu đồng làm đường ra đồng, chiếm hơn 80% kinh phí xây dựng. Trong quá trình làm đường, thôn kết hợp xây dựng mương nhỏ rộng chừng 40 cm để dẫn nước tới ruộng, nhân dân không phải tốn công bơm tát.
Ở thôn Huyền Bủa, việc làm đường giao thông nội đồng đã khuyến khích nhiều người dân trong thôn mua máy móc phục vụ sản xuất. Năm 2012, sau khi các tuyến đường ra đồng của thôn hoàn thành, nhiều gia đình đã sắm máy cày, máy gặt để phục vụ sản xuất. Đến nay, thôn đã có 5 máy cày, 3 máy tuốt lúa và 2 máy gặt đập liên hợp. Đưa tôi ra con đường bê-tông vừa mới hoàn thành đầu năm nay, anh Phạm Văn Sướt, cán bộ Văn phòng Đảng ủy xã cho biết: "Bây giờ, đường ra đồng rộng, thoáng, máy cày, máy gặt, máy tuốt lúa đến tận ruộng. Đặc biệt, việc thu hoạch thủy sản của những hộ dân ngoài khu chuyển đổi tập trung không còn khó khăn. Những năm trước, khi bán cá, người dân Huyền Bủa thường phải dùng xe bò chở từng thùng cá ra đầu làng. Khi đến nơi, cá chết vì nắng nóng, bị tiểu thương ép giá, người dân chịu thiệt. Hiện nay, đường rộng, các xe ô-tô thu mua cá có thể ra đến tận ao".
Toàn xã Gia Hòa có hơn 26 km đường ra đồng. Đến nay, xã đã trải bê-tông được gần 20 km. Từ năm 2008 đến nay, nhân dân trong xã đã đóng góp hơn 3 tỷ đồng và hàng trăm ngày công để làm đường ra đồng. Các thôn Tiên Lý, Huyền Bủa, Lương Nham đã có hơn 80% đường ra đồng được trải bê-tông. Việc đi lại, sản xuất nông nghiệp của người dân thuận lợi hơn.
Nhờ lòng dân đồng thuận
Mặc dù không phải là xã được chọn xây dựng NTM giai đoạn 1 nhưng xác định việc phát triển giao thông nông thôn là động lực để phát triển kinh tế nên Gia Hòa đã mạnh dạn huy động sức dân để làm đường. Gia Hòa cũng là xã đi đầu trong làm đường giao thông nội đồng của huyện Gia Lộc. Có được những tuyến đường ra đồng rộng thoáng, phục vụ sản xuất và đi lại là do chính quyền đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Trong số hơn 20 km đường giao thông nội đồng được làm trong thời gian qua, xã đã huy động được hơn 80% kinh phí đóng góp và hàng trăm ngày công của nhân dân.
Kinh nghiệm trong việc huy động sức dân để làm đường giao thông là UBND xã chủ động giao cho chi hội các đoàn thể ở các thôn, nhất là chi hội nông dân và phụ nữ tổ chức tuyên truyền về ý nghĩa thiết thực của việc làm đường. Công tác vận động được thực hiện theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”, làm sao cho người dân thấy hết lợi ích của việc làm đường. Với những hộ dân tình nguyện hiến đất làm đường, xã động viên, ghi nhận bằng cách biểu dương trong các cuộc họp, ưu tiên trong xét danh hiệu gia đình văn hóa... Xã giao cho các thôn thành lập tổ giám sát tự quản để đảm nhiệm việc nhận vật liệu, kiểm tra chất lượng bê-tông trong quá trình thi công, thanh quyết toán công trình. Tất cả những công việc đó đều phải được thực hiện công khai, minh bạch trước nhân dân. Trong quá trình các thôn làm đường, UBND xã cử cán bộ chuyên môn hướng dẫn việc tính toán khối lượng cát, đá, xi-măng và phương tiện. Sau đó, cán bộ xã cùng ban kiến thiết các thôn dự trù kinh phí, họp bàn với dân để thống nhất cách làm. Nhờ tinh thần nghiêm túc trong việc làm đường nên khi thực hiện nhân dân trong xã nhiệt tình ủng hộ. Tiêu biểu như ông Tăng Đức Cộng ở thôn Huyền Bủa đã đóng góp hơn 10 triệu đồng để làm đường trong khi theo quy định của thôn gia đình ông chỉ phải bỏ ra hơn 1 triệu đồng. Việc người dân trong thôn bỏ thêm từ 100-500 nghìn đồng đóng góp làm đường ra đồng là chuyện thường ở Gia Hòa. Để huy động thêm kinh phí, cán bộ các thôn còn không ngại lên TP Hà Nội, viết thư vào TP Hồ Chí Minh để vận động những người con xa quê thành đạt ủng hộ kinh phí làm đường ra đồng. Nhờ đó, nhiều thôn đã huy động được số tiền hàng chục triệu đồng để làm đường.
Ông Phạm Văn Du, Bí thư Đảng ủy xã Gia Hòa cho biết: Các tuyến đường ra đồng ở Gia Hòa đã được trải bê-tông là nhờ phần lớn vào sự đóng góp của nhân dân. Để đạt được tiêu chí về giao thông trong xây dựng NTM, Gia Hòa phấn đấu đến hết năm 2015, 100% các tuyến đường giao thông nội đồng được bê-tông hóa, góp phần tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.
Trước đây, nhiều tuyến đường ra đồng ở thôn Tiên Lý là đường đất, lầy lội khó đi. Bà Nguyễn Thị Hợi, ở xóm 3 cho biết: "Đường đất chỉ rộng hơn 1m, lầy lội. Muốn vận chuyển nông sản chỉ có vác hoặc gánh. Những ngày mưa, lối đi ngập nước, đường trơn trượt. Nói đến việc ra thăm đồng ai cũng thấy ngại. Đường ra đồng bây giờ rộng thoáng, sạch sẽ, bà con trong xóm ai cũng phấn khởi".
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), Tiên Lý là thôn đi đầu của xã Gia Hòa trong việc làm đường giao thông ra đồng. Đến nay, 4 trong tổng số 5 tuyến đường ra đồng của thôn đã được trải bê-tông, mặt đường rộng 3,5 m. Nhân dân trong thôn đã đóng góp gần 600 triệu đồng làm đường ra đồng, chiếm hơn 80% kinh phí xây dựng. Trong quá trình làm đường, thôn kết hợp xây dựng mương nhỏ rộng chừng 40 cm để dẫn nước tới ruộng, nhân dân không phải tốn công bơm tát.
Ở thôn Huyền Bủa, việc làm đường giao thông nội đồng đã khuyến khích nhiều người dân trong thôn mua máy móc phục vụ sản xuất. Năm 2012, sau khi các tuyến đường ra đồng của thôn hoàn thành, nhiều gia đình đã sắm máy cày, máy gặt để phục vụ sản xuất. Đến nay, thôn đã có 5 máy cày, 3 máy tuốt lúa và 2 máy gặt đập liên hợp. Đưa tôi ra con đường bê-tông vừa mới hoàn thành đầu năm nay, anh Phạm Văn Sướt, cán bộ Văn phòng Đảng ủy xã cho biết: "Bây giờ, đường ra đồng rộng, thoáng, máy cày, máy gặt, máy tuốt lúa đến tận ruộng. Đặc biệt, việc thu hoạch thủy sản của những hộ dân ngoài khu chuyển đổi tập trung không còn khó khăn. Những năm trước, khi bán cá, người dân Huyền Bủa thường phải dùng xe bò chở từng thùng cá ra đầu làng. Khi đến nơi, cá chết vì nắng nóng, bị tiểu thương ép giá, người dân chịu thiệt. Hiện nay, đường rộng, các xe ô-tô thu mua cá có thể ra đến tận ao".
Toàn xã Gia Hòa có hơn 26 km đường ra đồng. Đến nay, xã đã trải bê-tông được gần 20 km. Từ năm 2008 đến nay, nhân dân trong xã đã đóng góp hơn 3 tỷ đồng và hàng trăm ngày công để làm đường ra đồng. Các thôn Tiên Lý, Huyền Bủa, Lương Nham đã có hơn 80% đường ra đồng được trải bê-tông. Việc đi lại, sản xuất nông nghiệp của người dân thuận lợi hơn.
Nhờ lòng dân đồng thuận
Mặc dù không phải là xã được chọn xây dựng NTM giai đoạn 1 nhưng xác định việc phát triển giao thông nông thôn là động lực để phát triển kinh tế nên Gia Hòa đã mạnh dạn huy động sức dân để làm đường. Gia Hòa cũng là xã đi đầu trong làm đường giao thông nội đồng của huyện Gia Lộc. Có được những tuyến đường ra đồng rộng thoáng, phục vụ sản xuất và đi lại là do chính quyền đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Trong số hơn 20 km đường giao thông nội đồng được làm trong thời gian qua, xã đã huy động được hơn 80% kinh phí đóng góp và hàng trăm ngày công của nhân dân.
Kinh nghiệm trong việc huy động sức dân để làm đường giao thông là UBND xã chủ động giao cho chi hội các đoàn thể ở các thôn, nhất là chi hội nông dân và phụ nữ tổ chức tuyên truyền về ý nghĩa thiết thực của việc làm đường. Công tác vận động được thực hiện theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”, làm sao cho người dân thấy hết lợi ích của việc làm đường. Với những hộ dân tình nguyện hiến đất làm đường, xã động viên, ghi nhận bằng cách biểu dương trong các cuộc họp, ưu tiên trong xét danh hiệu gia đình văn hóa... Xã giao cho các thôn thành lập tổ giám sát tự quản để đảm nhiệm việc nhận vật liệu, kiểm tra chất lượng bê-tông trong quá trình thi công, thanh quyết toán công trình. Tất cả những công việc đó đều phải được thực hiện công khai, minh bạch trước nhân dân. Trong quá trình các thôn làm đường, UBND xã cử cán bộ chuyên môn hướng dẫn việc tính toán khối lượng cát, đá, xi-măng và phương tiện. Sau đó, cán bộ xã cùng ban kiến thiết các thôn dự trù kinh phí, họp bàn với dân để thống nhất cách làm. Nhờ tinh thần nghiêm túc trong việc làm đường nên khi thực hiện nhân dân trong xã nhiệt tình ủng hộ. Tiêu biểu như ông Tăng Đức Cộng ở thôn Huyền Bủa đã đóng góp hơn 10 triệu đồng để làm đường trong khi theo quy định của thôn gia đình ông chỉ phải bỏ ra hơn 1 triệu đồng. Việc người dân trong thôn bỏ thêm từ 100-500 nghìn đồng đóng góp làm đường ra đồng là chuyện thường ở Gia Hòa. Để huy động thêm kinh phí, cán bộ các thôn còn không ngại lên TP Hà Nội, viết thư vào TP Hồ Chí Minh để vận động những người con xa quê thành đạt ủng hộ kinh phí làm đường ra đồng. Nhờ đó, nhiều thôn đã huy động được số tiền hàng chục triệu đồng để làm đường.
Ông Phạm Văn Du, Bí thư Đảng ủy xã Gia Hòa cho biết: Các tuyến đường ra đồng ở Gia Hòa đã được trải bê-tông là nhờ phần lớn vào sự đóng góp của nhân dân. Để đạt được tiêu chí về giao thông trong xây dựng NTM, Gia Hòa phấn đấu đến hết năm 2015, 100% các tuyến đường giao thông nội đồng được bê-tông hóa, góp phần tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.
HẢI MINH (baohaiduong.vn)