Giảm lãi suất: Khi ông lớn ra đòn

Hàng loạt ngân hàng lớn đã giảm lãi suất khá sâu. Điều này đang gây nên sức ép lớn đối với việc giảm lãi suất cho vay và hé lộ cơ hội về việc giảm lãi suất huy động sớm.

Ngân hàng lớn gây sức ép

Ngày 22/2, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã chính thức công bố việc giảm lãi suất cho vay với mức giảm khá mạnh từ 1 -1,5% cho mọi đối tượng vay vốn. Trong các lãi suất cho vay của Agribank, lãi suất thấp nhất đã gần ngang lãi suất huy động, còn cao nhất cũng chưa đến 20%.

Cụ thể, đối với cho vay ngắn hạn, các hộ sản xuất nông - lâm - ngư - diêm ngiệp lãi suất thấp nhất là 15,5%. Cho vay thu mua chế biến để xuất khẩu nông sản là 14,5%, thu mua và chế biến tiêu dùng trong nước là 16,5%. Cho vay kinh doanh các ngành nghề khác thấp nhất là 17%.

Đối với cho vay trung và dài hạn, đối với các hộ nông dân thấp nhất là 17%; cho vay thu mua chế biến xuất khẩu ở mức 17,5%, cho vay cung ứng, dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp là 18%, đối với các ngành nghề khác là 18,5%. Đối với cho vay dài hạn thấp nhất là 19%.

Riêng với lĩnh vực sản xuất phi sản xuất thuộc diện không khuyến khích, lãi suất cho vay thấp nhất là 19%.

 

Theo Agribank, năm nay ngân hàng này sẽ giữ nước tăng trưởng tín dụng khoảng 10% so với năm 2011, Trong đó riêng dự nợ đối với nông nghiệp và nông thôn tăng 15 - 18%, chiếm 70% tổng dự nợ.

Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Agribank cho biết, sẽ tập trong mọi nguồn vố huy động và nguồn thu nợ từ cho vay phi sản xuất để chuyển sang cho vay nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cho vay xuất khẩu, DNNVV, giảm cho vay phi sản xuất. như: BĐS hay tiêu dùng.

Để thực hiện cho vay có hiệu qua, Agribank đã xây dựng các chương trình cho vay rất cụ thể theo từng chương trình sản xuất kinh doanh của từng lĩnh vực, cây con, vùng chuyên canh lớn. Cụ thể, cho vay hộ nông dân 10 ngàn tỷ, ngành lương thực 20.950 tỷ, thủy sản 12.100 tỷ, cà phê 3.800 tỷ, Cao su 2300 tỷ, chăn nuối gia súc, gia cầm 13.300 tỷ....

Mới đây nhất, Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) đã giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực được khuyến khích.

Cụ thể, với cho vay sản xuất kinh doanh, VietinBank áp dụng lãi suất 16,5%/năm với VND, 6%/năm với USD; cho vay tiêu dùng là 17%/năm; cho vay doanh nghiệp xuất khẩu với VND là 15,8%/năm, với USD là 5,2%/năm; cho vay nông nghiệp nông thôn và công nghiệp hỗ trợ là 16%/năm; cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ là 16,5%/năm; cho vay các chương trình tín dụng quốc tế là 15,5%/năm.

Còn từ từ 16/2, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức hạ lãi suất cho vay xuống thấp nhất còn 14,5%/năm. Các đối tượng khách hàng thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ trợ; vốn lưu động cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; sản xuất; xuất khẩu; nông nghiệp nông thôn (bao gồm hộ gia đình), Vietcombank áp dụng mức lãi suất 15%/năm.

Thậm chí, từ cuối tháng 12/2011, BIDV đã đi đầu về cắt giảm lãi suất, trở thành ngân hàng đầu tiên đưa lãi suất về mức thấp nhất 14,5%/năm như hiện nay. Theo đó, cho vay xuất khẩu lãi suất tối đa là 15%/năm với các bạn hàng truyền thống và có bán ngoại tệ cho ngân hàng. Lãi suất cho vay nông thôn không quá 15%/năm và vốn cho giải quyết khó khăn bão lụt là 14,5%/năm.

Trong khi đó, một số ngân hàng cổ phần cũng đã vào cuộc để giảm lãi suất cho vay> ACB đã triển khai chương trình cho vay ưu đãi xuất khẩu với lãi suất thấp hơn thông thường 0,5%. Được biết, ACB đã chuẩn bị sẵn một nguồn vốn 100 triệu USD để thực hiện chương trình này.

Theo ông Bảo, với 4 ông lớn là Agribank, Vietinbank, BIDV và Vietcombak hiện đã chiếm 55 - 60% thị phần tín dụng. Đây là bốn ngân hàng lớn, có tiềm lực thực hiện việc cho vay theo đúng trọng tâm sẽ tác động kéo mặt bằng lãi suất xuống. Hiện nay, cả bốn ngân hàng đều ở nhóm 1, có khả năng tăng trưởng tín dụng cao nên sẽ tạo ra ảnh hưởng kéo lãi suất cho vay hạ.

Đáng chú ý, sau động thái của các ngân hàng lớn, một số ngân hàng cổ phần đã triển khai chương trình hạ lãi suất. Một số ngân hàng khác cũng cho biết, họ đang lên kế hoạch và việc giảm lãi suất cho vay sẽ sớm được triển khai. Điều này có vẻ như càng được khẳng định khi rất nhiều ngân hàng, nhất là các ngân hàng thuộc nhóm G 12 đều lần lượt công bố chỉ tiêu tín dụng của mình ở mức cao nhất.

Các ngân hàng này cũng không ngần ngại cho biết, việc cho vay năm nay là không hề dễ và buộc họ phải có động thái như giảm lãi suất trong thời gian tới để đồng hành với khách hàng. Và như thế, có thể hy vọng về một sức ép giảm lãi suất từ khối các ngân hàng lớn như họ đã làm thành công hồi tháng 9 năm ngoái khi lập lại trần lãi suất cho vay.

Lãi suất huy sẽ sớm hạ

Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, hiện nay, dù chưa giảm lãi suất huy động nhưng để giảm lãi suất cho vay ngân hàng sẽ thực hiện nhiều biện pháp tiết giảm chi phí, đồng thời chấp nhận giảm một phần lợi nhuận để hạ lãi suất cho vay. Đặc biệt, Agribank sẽ tập trung thu hồi nợ xấu, nợ BĐS, nợ tiêu dùng để chuyển sang cho vay nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt, đối với BĐS sẽ cùng với các khách hàng cơ cấu lại dự án, thậm chí bán, chuyển đổi để thu hồi nợ.

Tuy nhiên, vị chủ tịch từng nhiều năm ngồi ghế điều hành chính sách tiền tệ vẫn đặt niềm tin vào việc giảm lãi suất huy động trong thời gian tới. Ông cho biết, Agribank đã chuẩn bị để khi thị trường hội đủ các điều kiện để thực hiện giảm lãi huy động ngay. Bởi vì, lãi suất huy động hiện nay đã những dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm là tất yếu.

Ông Bảo phân tích, lãi suất huy động giảm phụ thuộc vào các yếu tố như: lạm phát giảm, tính thanh khoản tốt, nhất là sức khỏa các nhà băng rơi vào khó khăn dần được phục hồi. Hiện nay, các yếu tố này đã xuất hiện và chỉ cần thêm 1 thời gian nữa.

 
Lạm phát đã giảm thấy rõ từ mấy tháng qua, hơn nữa, giá cả trên thị trường đã giảm xuống, Thanh khoản thị trường đang tốt lên mà biểu hiện là quan hệ giữa tốc đô, quy môt tín dụng và huy động vốn dần cân bằng, thu ngân sách không còn căng thẳng, chính sách của ngân hàng nhà nước điều hành thanh khoản một cách nhịp nhàng. Thanh khoản của các ngân hàng được quản trị tốt.

Cụ thể hơn, ông Bảo cho biết, lãi suất liên ngân hàng ngắn hạn hiện ổn định ở 12 - 14% là tín hiệu tích cực. Trong khi đó tại Agribanh chỉ trong hơn 1 tháng đầu năm huy đồng tiền gửi dân cư đã tăng 4%, nếu tiền gửi các tổ chức kinh tế phục hồi tốt thì nguồn vốn để cho vay của Agribank là rất ổn.

Trong khi đó, các số liệu thị trường cũng cho thấy, tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng dường như đã có dấu hiệu cải thiện  khi NHNN liên tiếp hút ròng qua thị trường mở nhưng lãi suất cho vay qua đêm và các kỳ hạn dưới 1 tháng đang có xu hướng giảm.

Trên thị trường mở, sau 5 tháng liên tiếp (kể từ tháng 9/2011 đến tháng 1/2012) bơm tiền qua thị trường mở nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng, kể từ đầu tháng 2 cho đến ngày 20/2, NHNN đã hút ròng tổng cộng 104.493 tỷ đồng. Cụ thể, có 146.080 tỷ đồng đáo hạn, trong khi chỉ có 41.587 tỷ đồng được cho vay ra ở những kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày với lãi suất 14%/năm.

Trên thị trường liên ngân hàng, theo dữ liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, lãi suất bình quân cho vay qua đêm kể từ đầu tháng 2/2012 đến nay đã giảm khá mạnh ở mức 13.79%/năm so với lãi suất bình quân cho vay qua đêm của tháng 1 là 14,52%/năm.

Nư vậy, sau liên tiếp những đợt hạ lãi suất cho vay của các NHTM nói trên và với xu hướng hạ đang tiếp tục diễn ra, có thể trong tháng 3 khi các tín hiệu vĩ mô rõ ràng hơn và vấn đề thanh khoản được giải quyết một cách triệt để thì việc hạ lãi suất huy động sẽ trở thành hiện thực.

Nhận định mới đây của Ngân hàng HSBC cũng cho rằng, với tỷ lệ lạm phát đang giảm xuống, chúng tôi tin NHNN có thể sẽ hạ lãi suất vào cuối quý 1 năm 2012. Thực tế, NHNN đã bắt đầu chu kỳ nới lỏng với việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho vài ngành kinh tế cụ thể.

Theo VEF