Giúp nông dân sản xuất hàng hóa
- Thứ hai - 10/02/2014 19:29
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Lai Châu là tỉnh đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí, kinh nghiệm sản xuất còn ở mức thấp. Bởi vậy, tự chủ lương thực vẫn là thách thức với miền sơn cước này.
Thi đua học mô hình hay
Đến xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, thấy phong trào thi đua sản xuất, xóa đói nghèo ở đây có bước phát triển vượt bậc. Ông Đèo Văn Chấn- dân bản Nậm Chín bảo: Trước đây diện tích lúa cấy được 2 vụ không có nhiều nên lương thực hạn chế, trông chờ nhiều vào cây trồng trên nương, lại dẫn tới hiện tượng phá rừng.
Nhưng mấy năm gần đây, ND được tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhiều về khai hoang ruộng nước, thâm canh lúa nước; lại được Nhà nước đầu tư làm thủy lợi, cho vay vốn, ứng giống, phân bón... nên hiệu quả sản xuất tăng lên. Bà con chủ động làm thủy lợi nhỏ để lấy nước tưới, nâng cao diện tích lúa 2 vụ, dùng giống mới để nâng cao năng suất. Cán bộ Hội ND từ thôn, bản luôn theo dõi phong trào, phê bình, nhắc nhở ai làm yếu, chậm chuyển đổi; biểu dương những hộ làm tốt, nêu rõ cách làm để hộ khác học tập. Vì thế ai cũng thi đua, học được nhiều cái hay, cái tốt.
Theo Hội ND tỉnh Lai Châu, năm 2013 dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết, giá cả nhưng diện tích gieo trồng cây lương thực của Lai Châu vẫn đạt trên 52.300ha, tăng 4% so với kế hoạch, sản lượng lương thực tăng 2,7% so với năm trước. Riêng Hội đã tổ chức được hàng chục lớp dạy nghề, tập huấn khuyến nông cho hàng ngàn hội viên, ND về kỹ thuật sản xuất vụ xuân hè, vụ thu đông, sản xuất rau xanh, thâm canh ngô, lúa nước... Bên cạnh đó, Hội còn đứng ra tìm nguồn vốn hỗ trợ ND thông qua phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, các doanh nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội...
Giúp ND thay đổi tư duy làm ăn
Với những địa bàn có nhiều lợi thế sản xuất hàng hóa, lưu thông sản phẩm, Hội ND các cấp ở Lai Châu chú trọng vận động hội viên bám sát quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương, làm ra nhiều nông sản, tăng thu nhập. Tại các địa bàn có kinh nghiệm sản xuất và chế biến dong riềng ở Bình Lư, Tam Đường, cây dong riềng phát triển mạnh cả về diện tích, năng suất, kéo theo sự gia tăng sản lượng bột dong, miến dong. Những địa bàn có lợi thế về cây cao su, cây chè như Tân Uyên, Than Uyên, Phong Thổ, Mường Tè… được quan tâm khuyến khích để hình thành mũi nhọn hàng hóa công nghiệp chủ lực. Năm 2013, diện tích cao su trồng mới và tái canh ở Lai Châu đạt gần 2.000ha; diện tích cây chè trồng mới cũng lên tới 122ha, vượt kế hoạch đề ra…
Không chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh tế nông nghiệp mũi nhọn, đòi hỏi lượng vốn lớn, kinh nghiệm chuyên sâu cao; những hàng hóa nông sản truyền thống ở Lai Châu cũng được khai thác triệt để, tạo nguồn thu cho ND. Anh Lò Văn Học (bản Nậm Hàng, thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn) tâm sự: Chúng tôi được chuyển giao nhiều kinh nghiệm sản xuất hàng hóa phù hợp với điều kiện ít đất sản xuất, ít vốn và dễ học, dễ làm theo như: Trồng rau xanh, nuôi gà thả vườn, nuôi lợn... Chính những cách làm tưởng như nhỏ nhặt ấy lại giúp chúng tôi nâng cao mức sống hàng ngày, có việc làm và tư tưởng thoải mái hơn nhiều…
Thi đua học mô hình hay
Đến xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, thấy phong trào thi đua sản xuất, xóa đói nghèo ở đây có bước phát triển vượt bậc. Ông Đèo Văn Chấn- dân bản Nậm Chín bảo: Trước đây diện tích lúa cấy được 2 vụ không có nhiều nên lương thực hạn chế, trông chờ nhiều vào cây trồng trên nương, lại dẫn tới hiện tượng phá rừng.
Nhưng mấy năm gần đây, ND được tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhiều về khai hoang ruộng nước, thâm canh lúa nước; lại được Nhà nước đầu tư làm thủy lợi, cho vay vốn, ứng giống, phân bón... nên hiệu quả sản xuất tăng lên. Bà con chủ động làm thủy lợi nhỏ để lấy nước tưới, nâng cao diện tích lúa 2 vụ, dùng giống mới để nâng cao năng suất. Cán bộ Hội ND từ thôn, bản luôn theo dõi phong trào, phê bình, nhắc nhở ai làm yếu, chậm chuyển đổi; biểu dương những hộ làm tốt, nêu rõ cách làm để hộ khác học tập. Vì thế ai cũng thi đua, học được nhiều cái hay, cái tốt.
ND huyện Mường Tè tìm hiểu cách thức sản xuất rau xanh do Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp Hội ND chuyển giao.
Theo Hội ND tỉnh Lai Châu, năm 2013 dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết, giá cả nhưng diện tích gieo trồng cây lương thực của Lai Châu vẫn đạt trên 52.300ha, tăng 4% so với kế hoạch, sản lượng lương thực tăng 2,7% so với năm trước. Riêng Hội đã tổ chức được hàng chục lớp dạy nghề, tập huấn khuyến nông cho hàng ngàn hội viên, ND về kỹ thuật sản xuất vụ xuân hè, vụ thu đông, sản xuất rau xanh, thâm canh ngô, lúa nước... Bên cạnh đó, Hội còn đứng ra tìm nguồn vốn hỗ trợ ND thông qua phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, các doanh nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội...
Giúp ND thay đổi tư duy làm ăn
Với những địa bàn có nhiều lợi thế sản xuất hàng hóa, lưu thông sản phẩm, Hội ND các cấp ở Lai Châu chú trọng vận động hội viên bám sát quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương, làm ra nhiều nông sản, tăng thu nhập. Tại các địa bàn có kinh nghiệm sản xuất và chế biến dong riềng ở Bình Lư, Tam Đường, cây dong riềng phát triển mạnh cả về diện tích, năng suất, kéo theo sự gia tăng sản lượng bột dong, miến dong. Những địa bàn có lợi thế về cây cao su, cây chè như Tân Uyên, Than Uyên, Phong Thổ, Mường Tè… được quan tâm khuyến khích để hình thành mũi nhọn hàng hóa công nghiệp chủ lực. Năm 2013, diện tích cao su trồng mới và tái canh ở Lai Châu đạt gần 2.000ha; diện tích cây chè trồng mới cũng lên tới 122ha, vượt kế hoạch đề ra…
|
Kim Thiện
Nguồn: danviet.vn
Nguồn: danviet.vn