Gỡ "nút thắt" xây dựng nông thôn mới ở Thường Tín
- Thứ năm - 14/09/2017 21:54
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo UBND huyện Thường Tín, đến nay, 97% đường trục xã, liên xã và 83% đường làng, ngõ xóm của huyện đã được trải nhựa, bê tông hóa; hơn 1.000 công trình thủy lợi lớn, nhỏ đã được đưa vào khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp,... Huyện cũng đã đầu tư hơn 400 tỷ đồng sửa chữa, xây dựng mới phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ công tác dạy và học tại các nhà trường...
Trong sản xuất nông nghiệp, huyện cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa có giá trị kinh tế cao, như: Mô hình trồng chuối tiêu hồng, chuối tây Thái Lan với quy mô gần 60ha; trồng bí Thiên Thanh, bí đỏ gần 90ha; hình thành 87 trang trại chăn nuôi lợn thịt, lợn sinh sản và gần 80 trang trại nuôi gà; chuyển đổi được gần 100ha nuôi trồng thủy sản tập trung... Nhiều mô hình cho thu nhập khá, từ 300 đến 700 triệu đồng/ha/năm...
Dẫu vậy, trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Thường Tín cũng vướng những "nút thắt" khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Đơn cử, từ năm 2012, toàn bộ quy hoạch xây dựng NTM của các xã đã được phê duyệt, nhưng do quy hoạch chung, quy hoạch chuyên ngành của thành phố có sự thay đổi, khiến nhiều địa phương phải rà soát, bổ sung quy hoạch. Hiện huyện Thường Tín mới phê duyệt điều chỉnh đề án xây dựng NTM của 6 xã (Nhị Khê, Chương Dương, Văn Phú, Thắng Lợi, Quất Động và Ninh Sở). Trong khi đó, nhiều xã lập đề án xây dựng NTM chưa sát thực tế nên phải điều chỉnh nhiều lần.
Mặt khác, nguồn lực đầu tư cho công tác xây dựng NTM của các xã hạn hẹp, chủ yếu trông chờ ngân sách nhà nước hỗ trợ, việc huy động nguồn vốn xã hội hóa chưa được nhiều. Kết cấu hạ tầng đầu tư phục vụ sản xuất cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục ở một số xã chưa cao; hoạt động của các hợp tác xã sau chuyển đổi chưa có nhiều chuyển biến...
Nhằm tháo gỡ khó khăn trên, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Nguyễn Tuấn Thịnh cho biết: Cùng với rà soát điều chỉnh quy hoạch, huyện Thường Tín đang tập trung huy động nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn. Về kinh tế, huyện coi trọng phát triển làng nghề và đầu tư mạnh cho nông nghiệp. Trong đó tập trung xây dựng thương hiệu nông sản gắn với phát triển thương mại, chợ để nhân dân kinh doanh, giao thương thuận lợi. Tiếp tục đầu tư cho các mô hình sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ giống cây trồng giá trị cao; thúc đẩy việc liên kết, hợp tác, hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ.
Với khu vực làng nghề, huyện đầu tư khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường, hỗ trợ hộ gia đình về vốn và công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất. Huyện cũng tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân, tạo sự đồng thuận, qua đó thu hút được nguồn lực xã hội hóa để xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, các công trình công cộng, vườn hoa, cây xanh, các công trình tín ngưỡng… nhằm giảm áp lực về nguồn vốn cho xây dựng NTM trong bối cảnh nguồn ngân sách khó khăn.
Trong sản xuất nông nghiệp, huyện cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa có giá trị kinh tế cao, như: Mô hình trồng chuối tiêu hồng, chuối tây Thái Lan với quy mô gần 60ha; trồng bí Thiên Thanh, bí đỏ gần 90ha; hình thành 87 trang trại chăn nuôi lợn thịt, lợn sinh sản và gần 80 trang trại nuôi gà; chuyển đổi được gần 100ha nuôi trồng thủy sản tập trung... Nhiều mô hình cho thu nhập khá, từ 300 đến 700 triệu đồng/ha/năm...
Dẫu vậy, trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Thường Tín cũng vướng những "nút thắt" khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Đơn cử, từ năm 2012, toàn bộ quy hoạch xây dựng NTM của các xã đã được phê duyệt, nhưng do quy hoạch chung, quy hoạch chuyên ngành của thành phố có sự thay đổi, khiến nhiều địa phương phải rà soát, bổ sung quy hoạch. Hiện huyện Thường Tín mới phê duyệt điều chỉnh đề án xây dựng NTM của 6 xã (Nhị Khê, Chương Dương, Văn Phú, Thắng Lợi, Quất Động và Ninh Sở). Trong khi đó, nhiều xã lập đề án xây dựng NTM chưa sát thực tế nên phải điều chỉnh nhiều lần.
Mặt khác, nguồn lực đầu tư cho công tác xây dựng NTM của các xã hạn hẹp, chủ yếu trông chờ ngân sách nhà nước hỗ trợ, việc huy động nguồn vốn xã hội hóa chưa được nhiều. Kết cấu hạ tầng đầu tư phục vụ sản xuất cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục ở một số xã chưa cao; hoạt động của các hợp tác xã sau chuyển đổi chưa có nhiều chuyển biến...
Nhằm tháo gỡ khó khăn trên, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Nguyễn Tuấn Thịnh cho biết: Cùng với rà soát điều chỉnh quy hoạch, huyện Thường Tín đang tập trung huy động nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn. Về kinh tế, huyện coi trọng phát triển làng nghề và đầu tư mạnh cho nông nghiệp. Trong đó tập trung xây dựng thương hiệu nông sản gắn với phát triển thương mại, chợ để nhân dân kinh doanh, giao thương thuận lợi. Tiếp tục đầu tư cho các mô hình sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ giống cây trồng giá trị cao; thúc đẩy việc liên kết, hợp tác, hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ.
Với khu vực làng nghề, huyện đầu tư khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường, hỗ trợ hộ gia đình về vốn và công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất. Huyện cũng tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân, tạo sự đồng thuận, qua đó thu hút được nguồn lực xã hội hóa để xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, các công trình công cộng, vườn hoa, cây xanh, các công trình tín ngưỡng… nhằm giảm áp lực về nguồn vốn cho xây dựng NTM trong bối cảnh nguồn ngân sách khó khăn.
Theo: Sơn Tùng/kinhtedothi.vn