Gỡ rào cản trong đầu tư vào nông nghiệp
- Thứ hai - 04/06/2018 21:48
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
(HNM) - Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17-4-2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, để doanh nghiệp được tiếp cận với chính sách ưu đãi, có động lực đầu tư vào lĩnh vực này, các cơ quan chức năng cần tiếp tục khẩn trương gỡ bỏ những rào cản về đất đai, nguồn vốn, cơ chế liên kết giữa doanh nghiệp và người dân...
Khó từ nhiều phía
Theo Bộ NN&PTNT, hiện cả nước có 4.500 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chiếm 1% tổng số doanh nghiệp cả nước. Quy mô của doanh nghiệp nông nghiệp chủ yếu là nhỏ và vừa (chiếm khoảng 55%) ở mức dưới 5 tỷ đồng, thậm chí còn tới 50% doanh nghiệp ngành Nông nghiệp có quy mô siêu nhỏ (dưới 10 lao động).
Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NN& PTNT), một trong những rào cản doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp là chính sách về đất đai. Theo khảo sát của Viện có tới 63,5% doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận đất đai; 45,1% đặc biệt khó khăn do chính sách đất đai chưa hợp lý, quản lý và điều tiết thị trường đất nông nghiệp thiếu hiệu quả. Vì vậy, trong 3 năm 2015-2017, cả nước chỉ có 23 tỉnh, thành phố thu hút được 64 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Ông Phạm Ngọc Thành, Giám đốc kinh doanh, Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (tỉnh Ninh Bình) chia sẻ: Để xây dựng vùng nguyên liệu trồng rau, quả, công ty được tỉnh Ninh Bình giao 3.000ha đất, còn lại phải thuê của người dân. Do diện tích đất nhỏ lẻ nên khó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dẫn tới chất lượng sản phẩm không đồng đều. Hơn nữa, cơ chế thuê đất sản xuất còn nhiều rào cản về quy trình, thủ tục. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp còn những bất cập. Chẳng hạn, tài sản hình thành trên đất nông nghiệp khi triển khai dự án đầu tư, như: Nhà lưới, nhà kính, nhà xưởng, trang thiết bị có giá trị hàng trăm tỷ đồng... không được chứng nhận là tài sản bảo đảm để vay vốn ngân hàng.
Theo ông Nguyễn Trí Ngọc - Tổng thư ký Tổng hội nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng; đầu tư của xã hội cho nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ từ 5,4 đến 5,6% tổng đầu tư cả nước. Giai đoạn 2015-2017, ngân sách trung ương chỉ có thể cân đối hỗ trợ 379,5 tỷ đồng cho 64 dự án tại 23 địa phương với tổng mức đầu tư 6.400 tỷ đồng (tỷ lệ vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước chiếm 5,9%). Các điều kiện hỗ trợ chưa phù hợp với thực tiễn, khó đáp ứng yêu cầu sản xuất doanh nghiệp chất lượng cao, nhất là về nguồn vốn. Nhiều địa phương đề nghị hỗ trợ từ ngân sách trung ương trong khi nguồn ngân sách trung ương cũng hạn chế.
Ngoài ra, nông nghiệp là ngành chịu rủi ro cao. Trong khi đó, chính sách bảo hiểm nông nghiệp còn vướng mắc khiến tỷ lệ các doanh nghiệp tái tham gia bảo hiểm thấp. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho rằng, do các doanh nghiệp đều thiếu vốn nên đầu tư vào nông nghiệp theo kiểu “chắp vá”, hiệu quả không cao, chịu rủi ro lớn. Chẳng hạn như Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm Foodex xây dựng nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm ở huyện Đan Phượng, với kinh phí hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, dây chuyền này không gắn với chế biến, tạo thực phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, nên hiệu quả đầu tư thấp, gần như phá sản sau một thời gian hoạt động...
Chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang gián tiếp
Theo Bộ NN&PTNT, hiện cả nước có 4.500 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chiếm 1% tổng số doanh nghiệp cả nước. Quy mô của doanh nghiệp nông nghiệp chủ yếu là nhỏ và vừa (chiếm khoảng 55%) ở mức dưới 5 tỷ đồng, thậm chí còn tới 50% doanh nghiệp ngành Nông nghiệp có quy mô siêu nhỏ (dưới 10 lao động).
Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NN& PTNT), một trong những rào cản doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp là chính sách về đất đai. Theo khảo sát của Viện có tới 63,5% doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận đất đai; 45,1% đặc biệt khó khăn do chính sách đất đai chưa hợp lý, quản lý và điều tiết thị trường đất nông nghiệp thiếu hiệu quả. Vì vậy, trong 3 năm 2015-2017, cả nước chỉ có 23 tỉnh, thành phố thu hút được 64 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Ông Phạm Ngọc Thành, Giám đốc kinh doanh, Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (tỉnh Ninh Bình) chia sẻ: Để xây dựng vùng nguyên liệu trồng rau, quả, công ty được tỉnh Ninh Bình giao 3.000ha đất, còn lại phải thuê của người dân. Do diện tích đất nhỏ lẻ nên khó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dẫn tới chất lượng sản phẩm không đồng đều. Hơn nữa, cơ chế thuê đất sản xuất còn nhiều rào cản về quy trình, thủ tục. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp còn những bất cập. Chẳng hạn, tài sản hình thành trên đất nông nghiệp khi triển khai dự án đầu tư, như: Nhà lưới, nhà kính, nhà xưởng, trang thiết bị có giá trị hàng trăm tỷ đồng... không được chứng nhận là tài sản bảo đảm để vay vốn ngân hàng.
Theo ông Nguyễn Trí Ngọc - Tổng thư ký Tổng hội nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng; đầu tư của xã hội cho nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ từ 5,4 đến 5,6% tổng đầu tư cả nước. Giai đoạn 2015-2017, ngân sách trung ương chỉ có thể cân đối hỗ trợ 379,5 tỷ đồng cho 64 dự án tại 23 địa phương với tổng mức đầu tư 6.400 tỷ đồng (tỷ lệ vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước chiếm 5,9%). Các điều kiện hỗ trợ chưa phù hợp với thực tiễn, khó đáp ứng yêu cầu sản xuất doanh nghiệp chất lượng cao, nhất là về nguồn vốn. Nhiều địa phương đề nghị hỗ trợ từ ngân sách trung ương trong khi nguồn ngân sách trung ương cũng hạn chế.
Ngoài ra, nông nghiệp là ngành chịu rủi ro cao. Trong khi đó, chính sách bảo hiểm nông nghiệp còn vướng mắc khiến tỷ lệ các doanh nghiệp tái tham gia bảo hiểm thấp. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho rằng, do các doanh nghiệp đều thiếu vốn nên đầu tư vào nông nghiệp theo kiểu “chắp vá”, hiệu quả không cao, chịu rủi ro lớn. Chẳng hạn như Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm Foodex xây dựng nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm ở huyện Đan Phượng, với kinh phí hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, dây chuyền này không gắn với chế biến, tạo thực phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, nên hiệu quả đầu tư thấp, gần như phá sản sau một thời gian hoạt động...
Chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang gián tiếp
Dây chuyền hoạt động tại Nhà máy Xử lý và Chế biến trứng gia cầm công nghệ cao Ba Huân (huyện Phúc Thọ). Ảnh: Bá Hoạt |
Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho rằng, Nghị định số 57/2018/NĐ-CP so với Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19-12-2013 của Chính phủ về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã giảm tối đa các dự án, lĩnh vực được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mà sẽ tập trung vốn, điều chỉnh các mức hỗ trợ bảo đảm sức hấp dẫn cho doanh nghiệp và sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Các hỗ trợ trực tiếp chỉ tập trung vào một số sản phẩm có tiềm năng, lợi thế được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, để chính sách đi vào thực tiễn, chính quyền địa phương cần cải thiện môi trường kinh doanh trong nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực này nhằm giảm thiểu rủi ro. "Muốn thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, điều quan trọng là các bộ, ngành cần rà soát, điều chỉnh chính sách về đất đai, tín dụng trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường", ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn đề xuất.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cũng chia sẻ, cần thay đổi tư duy hỗ trợ từ trực tiếp sang gián tiếp giúp người dân và doanh nghiệp cùng hưởng lợi. Trên cơ sở chính sách hỗ trợ của trung ương, các sở, ngành sẽ tham mưu cho thành phố về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp Hà Nội. Tuy nhiên, thành phố sẽ ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu, dây chuyền công nghệ hiện đại và liên kết với nông dân để tiêu thụ sản phẩm, nhằm giảm thiệt hại cố hữu của nền nông nghiệp là “được mùa - mất giá”. Bên cạnh đó, quan trọng không kém là đầu tư vào con giống theo hướng công nghệ cao; phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái, tạo sinh kế cho người dân địa phương, góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Đào Quang Vinh - Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ thực phẩm Vinh Anh (huyện Thường Tín) kiến nghị, doanh nghiệp mong muốn thành phố nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để nông dân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi hơn với đất đai, thị trường...; mở rộng các loại tài sản được thế chấp vay vốn, điều chỉnh cơ chế định giá sát thực tế cho các tài sản hữu hình hình thành trên đất nông nghiệp... nhằm giúp nông dân và doanh nghiệp đủ điều kiện được vay vốn ngân hàng.
(HNM) - Có nhiều lý do khiến thời gian qua có ít doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Đó là chế độ tích tụ ruộng đất chưa bảo đảm, khó tiếp cận vốn ưu đãi dài hạn, bảo hiểm nông nghiệp chưa phổ thông trong khi sản xuất bị tác động lớn bởi các yếu tố thời tiết…