Hà Nội có hai huyện đạt chuẩn nông thôn mới
- Thứ năm - 10/08/2017 20:44
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Chiều 8/8, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, tính đến nay, thành phố Hà Nội có hai huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đó là: Đan Phượng và Đông Anh. Hai huyện Thanh Trì và Hoài Đức đã hoàn thiện thủ tục hồ sơ trình Trung ương công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Cũng theo Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, tính đến tháng 7/2017, toàn thành phố Hà Nội có 255/386 xã (hơn 66%) được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong số 131 xã còn lại, có 93 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, 38 xã đạt từ 10-14 tiêu chí. Trong năm 2017, có 52 xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới.
Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Khó khăn lớn nhất trong công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn hiện nay chính là tiêu chí cơ sở hạ tầng, đặc biệt là tiêu chí trường học đạt chuẩn ở một số địa bàn vùng sâu, vùng xa như các huyện: Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa. Tiêu chí nước sạch cũng đang là trở ngại lớn trong công tác xây dựng nông thôn mới. Hiện mới có 39% số dân được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, theo Bộ tiêu chí Quốc gia xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (tăng thêm 10 chỉ tiêu mới, yêu cầu của từng chỉ tiêu cao hơn so với Bộ tiêu chí cũ), phần lớn các xã được đánh giá mới chỉ cơ bản đạt các tiêu chí. Thậm chí, một số tiêu chí còn chưa bền vững như: hộ nghèo, tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm, công tác vệ sinh môi trường ở một số địa phương còn hạn chế.
Ngoài ra, Hệ thống hạ tầng kinh tế-kỹ thuật nông thôn đầu tư còn chưa đồng đều giữa các địa phương và thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân; hạ tầng về giao thông nông thôn, thủy lợi, điện phục vụ sản xuất nhiều nơi còn khó khăn, nhất là ở những vùng xa trung tâm; công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, quản lý đất đai, vệ sinh môi trường khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế, bất cập.
Công tác môi trường chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Một số làng nghề chưa có giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu, làm cho đời sống sinh hoạt của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn như xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa), xã Phú Yên (huyện Phú Xuyên)… Việc giải quyết tồn tại ở bãi rác do thành phố quy hoạch vẫn chưa dứt điểm đã ảnh hưởng lớn đến công tác vệ sinh môi trường của một số huyện như Thanh Oai, Chương Mỹ, Thường Tín, Ứng Hòa…
Để hoàn thành mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trong năm 2017 của thành phố Hà Nội, trong 6 tháng cuối năm, các cấp các ngành tiếp tục tăng cường, đa dạng hóa phương pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm xây dựng nông thôn mới.
Cùng với đó, có chính sách thu hút, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; huy động đa dạng các nguồn lực xây dựng nông thôn mới; nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp… Từ đó, hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới theo hướng bền vững./.
Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Khó khăn lớn nhất trong công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn hiện nay chính là tiêu chí cơ sở hạ tầng, đặc biệt là tiêu chí trường học đạt chuẩn ở một số địa bàn vùng sâu, vùng xa như các huyện: Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa. Tiêu chí nước sạch cũng đang là trở ngại lớn trong công tác xây dựng nông thôn mới. Hiện mới có 39% số dân được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, theo Bộ tiêu chí Quốc gia xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (tăng thêm 10 chỉ tiêu mới, yêu cầu của từng chỉ tiêu cao hơn so với Bộ tiêu chí cũ), phần lớn các xã được đánh giá mới chỉ cơ bản đạt các tiêu chí. Thậm chí, một số tiêu chí còn chưa bền vững như: hộ nghèo, tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm, công tác vệ sinh môi trường ở một số địa phương còn hạn chế.
Ngoài ra, Hệ thống hạ tầng kinh tế-kỹ thuật nông thôn đầu tư còn chưa đồng đều giữa các địa phương và thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân; hạ tầng về giao thông nông thôn, thủy lợi, điện phục vụ sản xuất nhiều nơi còn khó khăn, nhất là ở những vùng xa trung tâm; công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, quản lý đất đai, vệ sinh môi trường khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế, bất cập.
Công tác môi trường chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Một số làng nghề chưa có giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu, làm cho đời sống sinh hoạt của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn như xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa), xã Phú Yên (huyện Phú Xuyên)… Việc giải quyết tồn tại ở bãi rác do thành phố quy hoạch vẫn chưa dứt điểm đã ảnh hưởng lớn đến công tác vệ sinh môi trường của một số huyện như Thanh Oai, Chương Mỹ, Thường Tín, Ứng Hòa…
Để hoàn thành mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trong năm 2017 của thành phố Hà Nội, trong 6 tháng cuối năm, các cấp các ngành tiếp tục tăng cường, đa dạng hóa phương pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm xây dựng nông thôn mới.
Cùng với đó, có chính sách thu hút, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; huy động đa dạng các nguồn lực xây dựng nông thôn mới; nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp… Từ đó, hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới theo hướng bền vững./.
Theo dantocmiennui.vn