Hà Nội học hỏi kinh nghiệm quốc tế phát triển "mỗi làng một sản phẩm"
- Thứ sáu - 26/10/2012 03:17
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
- Tiềm năng phát triển "mỗi làng một sản phẩm" của Thủ đô tập trung vào 3 nhóm sản phẩm chính: Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nông sản chế biến và các dịch vụ du lịch làng nghề.
Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - bà Đào Thu Vịnh chia sẻ như vậy tại Hội thảo quốc tế Xúc tiến thương mại "Mỗi làng một sản phẩm" của Thành phố Hà Nội năm 2012 tổ chức ngày 26/10 tại Hà Nội.
Thăng Long xưa - Hà Nội nay được biết đến là vùng "đất trăm nghề" với tên tuổi của bao làng nghề nổi tiếng đã đi vào tiềm thức và là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam. Với 1.350 làng có nghề, chiếm đến 67% số làng nghề của cả nước, hiện Hà Nội tự hào là một thành phố có nhiều làng nghề thủ công nhất thế giới với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, trong đó có 244 làng nghề truyền thống được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ. Các làng có nghề tập trung ở huyện Chương Mỹ (174 làng), Phú Xuyên (124 làng), Thường Tín (125 làng), Ứng Hòa (113 làng), Thanh Oai (101 làng), Ba Vì (91 làng)...
Theo điều tra của tổ chức JICA (Nhật Bản), Hà Nội có 47 nghề trên tổng số 52 nghề của toàn quốc với hàng chục nhóm nghề đang phát triển như: Gốm sứ, da giày, điêu khắc, thêu ren, sơn mài, mây tre đan, chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí... Trong đó một số nhóm ngành nghề đang có xu hướng phát triển nhanh là gốm sứ, sơn mài, điêu khắc, mây tre đan... Những ngành nghề này ngày càng đáp ứng cao nhu cầu thị trường, đóng vai trò rất quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Thống kê cho thấy Hà Nội có gần 100 làng nghề đạt doanh thu 10 - 20 tỷ đồng/năm, 70 làng nghề đạt 20 - 50 tỷ đồng/năm... và đặc biệt một số làng đạt rất cao: Gốm sứ Bát Tràng 350 tỷ đồng/năm, mộc Vạn Điểm 240 tỷ đồng/năm, Là Phù 800 tỷ đồng/năm...
Với tiềm năng vốn có ấy của các làng nghề, nhận thức được tầm quan trọng của các làng nghề thủ công và trên cơ sở đúc rút các bài học về phát triển làng nghề mà đặc biệt là phát triển phong trào "Mỗi làng một sản phẩm - OVOP" tại Nhật Bản cùng nhiều quốc gia khác, Sở Công Thương mới đây đã trình UBND TP phê duyệt chương trình xúc tiến thương mại "Mỗi làng một sản phẩm" để phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa giai đoạn 2012 - 2015.
Để phát triển phong trào OVOP ở Hà Nội, Sở Công Thương đang hết sức nỗ lực xây dựng phong trào này xứng tầm với quy mô và lợi thế của các làng nghề Thủ đô. Điều này trước hết đòi hỏi sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước bằng các cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, trong đó chú trọng chính sách xúc tiến thương mại đối với sản phẩm OVOP. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng phải chủ động làm ra những sản phẩm xuất phát từ nhu cầu thị trường, chú trọng phát triển sản phẩm mới có tính sáng tạo và mang bản sắc văn hóa truyền thống.
Thăng Long xưa - Hà Nội nay được biết đến là vùng "đất trăm nghề" với tên tuổi của bao làng nghề nổi tiếng đã đi vào tiềm thức và là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam. Với 1.350 làng có nghề, chiếm đến 67% số làng nghề của cả nước, hiện Hà Nội tự hào là một thành phố có nhiều làng nghề thủ công nhất thế giới với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, trong đó có 244 làng nghề truyền thống được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ. Các làng có nghề tập trung ở huyện Chương Mỹ (174 làng), Phú Xuyên (124 làng), Thường Tín (125 làng), Ứng Hòa (113 làng), Thanh Oai (101 làng), Ba Vì (91 làng)...
Theo điều tra của tổ chức JICA (Nhật Bản), Hà Nội có 47 nghề trên tổng số 52 nghề của toàn quốc với hàng chục nhóm nghề đang phát triển như: Gốm sứ, da giày, điêu khắc, thêu ren, sơn mài, mây tre đan, chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí... Trong đó một số nhóm ngành nghề đang có xu hướng phát triển nhanh là gốm sứ, sơn mài, điêu khắc, mây tre đan... Những ngành nghề này ngày càng đáp ứng cao nhu cầu thị trường, đóng vai trò rất quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Thống kê cho thấy Hà Nội có gần 100 làng nghề đạt doanh thu 10 - 20 tỷ đồng/năm, 70 làng nghề đạt 20 - 50 tỷ đồng/năm... và đặc biệt một số làng đạt rất cao: Gốm sứ Bát Tràng 350 tỷ đồng/năm, mộc Vạn Điểm 240 tỷ đồng/năm, Là Phù 800 tỷ đồng/năm...
Với tiềm năng vốn có ấy của các làng nghề, nhận thức được tầm quan trọng của các làng nghề thủ công và trên cơ sở đúc rút các bài học về phát triển làng nghề mà đặc biệt là phát triển phong trào "Mỗi làng một sản phẩm - OVOP" tại Nhật Bản cùng nhiều quốc gia khác, Sở Công Thương mới đây đã trình UBND TP phê duyệt chương trình xúc tiến thương mại "Mỗi làng một sản phẩm" để phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa giai đoạn 2012 - 2015.
Để phát triển phong trào OVOP ở Hà Nội, Sở Công Thương đang hết sức nỗ lực xây dựng phong trào này xứng tầm với quy mô và lợi thế của các làng nghề Thủ đô. Điều này trước hết đòi hỏi sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước bằng các cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, trong đó chú trọng chính sách xúc tiến thương mại đối với sản phẩm OVOP. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng phải chủ động làm ra những sản phẩm xuất phát từ nhu cầu thị trường, chú trọng phát triển sản phẩm mới có tính sáng tạo và mang bản sắc văn hóa truyền thống.
Song song với sự hình thành và phát triển hàng trăm năm, thậm chí có những làng nghề trên 1.000 năm tuổi như làng nghề khảm chai Chuôn Ngọ, dệt lụa Vạn Phúc..., đất Hà Nội cũng là nơi quy tụ những nghệ nhân nổi tiếng của cả nước với 116 nghệ nhân. Trong đó, có 1 Nghệ nhân nhân dân, 13 Nghệ nhân ưu tú, hàng ngàn Thợ giỏi... đã và đang sẵn sàng truyền nghề cho thế hệ trẻ, là những người đã cống hiến cả đời mình "sinh nghề tử nghiệp" để xây dựng nên những sản phẩm trứ danh trong kho tàng sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Thành phố. |
Thùy Linh
ktdt.com.vn
ktdt.com.vn