Hà Nội thực hiện nhiều giải pháp để giải quyết tồn đọng rác thải nông thôn
- Thứ bảy - 26/04/2014 03:43
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Phạm Văn Khánh cho biết, từ năm 2010, thành phố đã có chủ trương hỗ trợ mỗi xã xây dựng một điểm tập kết rác thải với kinh phí 200 triệu đồng, có huyện còn chủ động đầu tư thêm. Đến nay 100% các huyện đã ký hợp đồng đấu thầu, đặt hàng công tác duy trì vệ sinh môi trường với các đơn vị vệ sinh môi trường. Tỷ lệ rác thải được thu gom, xử lý trên địa bàn các huyện đã tăng hàng năm từ 77,48% năm 2011 lên 85% vào thời điểm hiện tại. Một số huyện đã triển khai rất tốt chương trình này như Đông Anh, Chương Mỹ, Phúc Thọ… Riêng huyện Mỹ Đức đã cam kết giải quyết vấn đề thu gom và xử lý rác thải trong ngày đạt 94%.
Hiện, công tác tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn các huyện được thực hiện theo hai tuyến. Tuyến 1 là thu gom rác thải trong dân, thu gom thủ công (thu gom trực tiếp từ các cá nhân, hộ gia đình) về các điểm tập kết. Tuyến 1 đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự quản do các thôn tổ chức thực hiện, UBND các xã trực tiếp quản lý. Tuyến 2 là thu gom rác từ các điểm tập kết, trung chuyển về các khu xử lý rác thải tập trung theo quy định, do các đơn vị vệ sinh môi trường thực hiện theo phương thức đấu thầu, đặt hàng với UBND các huyện. Kinh phí thực hiện được chi trả thông qua các hợp đồng đấu thầu, đặt hàng.
Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, hoạt động thu gom và xử lý rác thải tại khu vực ngoại thành vẫn còn nhiều bất cập. Thực tế tại một số huyện công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt mới thực hiện ở các thị trấn và một số xã lân cận. Những xã nằm xa trung tâm huyện vẫn chưa thu gom được rác thải về xử lý tập trung, lượng rác thải chôn lấp tại chỗ ở một số huyện chiếm tỷ lệ từ 50 đến 60%, các điểm lấp này nằm rải rác tại các khu vực dân cư, gây ô nhiễm môi trường và bức xúc trong nhân dân.
Từ đầu năm nay, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, các sở, ngành liên quan đang rà soát, lập danh sách để giao cho UBND các huyện phải tự chịu trách nhiệm xử lý rác thải của địa phương; hỗ trợ kinh phí cho các huyện thực hiện công tác xử lý tại chỗ. Các huyện được giao nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm bố trí địa điểm thu gom rác, xử lý rác thải tại chỗ, bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh hoặc các phương pháp khác theo quy định.
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng đồng thời phối hợp với UBND các huyện khảo sát, kiểm tra các khu xử lý phân tán trên địa bàn (các điểm chôn lấp tại chỗ tại các bãi rác tạm của thôn, xã). Đối với các bãi rác đã đầy, không đảm bảo vệ sinh phải xử lý đóng bãi; đối với các bãi còn quỹ đất thì nâng cấp theo phương án chôn lấp hợp vệ sinh để chủ động xử lý rác tại chỗ trong thời gian các khu xử lý rác tập trung của thành phố chưa đáp ứng hết công suất xử lý.
Theo Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội Phạm Văn Khánh, các khu công nghiệp của thành phố vẫn phải thực hiện lộ trình chôn lấp rác thải có kiểm soát, hợp vệ sinh, kỹ thuật. Hà Nội đã có một số dự án đốt mở cửa bằng công nghệ trong nước. Trong đó dự án tại Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) đã đi vào hoạt động với 4 lò, mỗi lò có công suất khoảng 200 - 250 tấn. Từ tháng 9/2013, Hà Nội đã khởi công dự án mẫu về xử lý rác thải công nghiệp phát điện do một tổ chức của Nhật tài trợ, công suất khoảng 75 tấn/ngày. Đến nay, thiết bị đã nhập về được 95%, đã hoàn tất triển khai giải phóng mặt bằng và dự kiến đến tháng 4/2015 sẽ đi vào hoạt động. Ứng dụng công nghệ này thành công, môi trường sẽ đỡ ô nhiễm hơn bởi rác thải phân hủy nhanh hơn, đồng thời đáp ứng được yêu cầu xử lý rác thải tại chỗ.
Thời gian tới, để đảm bảo thực hiện tốt công tác xử lý rác thải trên địa bàn, nhất là rác thải nông thôn, cùng với việc đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong và ngoài nước, UBND Tp Hà Nội đang quyết liệt chỉ đạo thực hiện hoàn hành công tác đầu tư xây dựng để đưa vào khai thác sử dụng dự án mở rộng 2 khu liêp hợp xử lý rác thải tập trung tại xã Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) giai đoạn II – diện tích 74ha và Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) diện tích 5,6ha; Hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu Liên hợp xử lý chất thải rắn quy mô cấp thành phố tại thôn Đồng Ké, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ để kêu gọi đầu tư theo phương thức xã hội hóa.
Thành phố chỉ đạo tiếp tục đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt 2.000 tấn/ngày tại khu xử lý rác thải Nam Sơn do Công ty cổ phần AIC làm chủ đầu tư theo phương án xã hội hóa; dự án thí điểm chôn lấp rác thải Sơn Tây (giai đoạn II); các dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ tiên tiến tại các khu xử lý rác tập trung cấp huyện trên đia bàn huyện Đồng Anh, Đan Phượng, Chương Mỹ, Thạch Thất, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức.
Khi các dự án này hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ đảm bảo đủ công suất xử lý toàn bộ lượng rác thải trên địa bàn thành phố, bao gồm cả rác thải của khu vực ngoại thành và sẽ khắc phục được triệt để tình trạng tồn đọng rác thải trên địa bàn. Theo đó, Hà Nội đặt mục tiêu, từ năm 2015 đến năm 2020, khoảng 50% rác thải của Hà Nội sẽ được xử lý bằng công nghệ tiên tiến.
Hiện, công tác tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn các huyện được thực hiện theo hai tuyến. Tuyến 1 là thu gom rác thải trong dân, thu gom thủ công (thu gom trực tiếp từ các cá nhân, hộ gia đình) về các điểm tập kết. Tuyến 1 đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự quản do các thôn tổ chức thực hiện, UBND các xã trực tiếp quản lý. Tuyến 2 là thu gom rác từ các điểm tập kết, trung chuyển về các khu xử lý rác thải tập trung theo quy định, do các đơn vị vệ sinh môi trường thực hiện theo phương thức đấu thầu, đặt hàng với UBND các huyện. Kinh phí thực hiện được chi trả thông qua các hợp đồng đấu thầu, đặt hàng.
Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, hoạt động thu gom và xử lý rác thải tại khu vực ngoại thành vẫn còn nhiều bất cập. Thực tế tại một số huyện công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt mới thực hiện ở các thị trấn và một số xã lân cận. Những xã nằm xa trung tâm huyện vẫn chưa thu gom được rác thải về xử lý tập trung, lượng rác thải chôn lấp tại chỗ ở một số huyện chiếm tỷ lệ từ 50 đến 60%, các điểm lấp này nằm rải rác tại các khu vực dân cư, gây ô nhiễm môi trường và bức xúc trong nhân dân.
Từ đầu năm nay, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, các sở, ngành liên quan đang rà soát, lập danh sách để giao cho UBND các huyện phải tự chịu trách nhiệm xử lý rác thải của địa phương; hỗ trợ kinh phí cho các huyện thực hiện công tác xử lý tại chỗ. Các huyện được giao nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm bố trí địa điểm thu gom rác, xử lý rác thải tại chỗ, bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh hoặc các phương pháp khác theo quy định.
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng đồng thời phối hợp với UBND các huyện khảo sát, kiểm tra các khu xử lý phân tán trên địa bàn (các điểm chôn lấp tại chỗ tại các bãi rác tạm của thôn, xã). Đối với các bãi rác đã đầy, không đảm bảo vệ sinh phải xử lý đóng bãi; đối với các bãi còn quỹ đất thì nâng cấp theo phương án chôn lấp hợp vệ sinh để chủ động xử lý rác tại chỗ trong thời gian các khu xử lý rác tập trung của thành phố chưa đáp ứng hết công suất xử lý.
Theo Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội Phạm Văn Khánh, các khu công nghiệp của thành phố vẫn phải thực hiện lộ trình chôn lấp rác thải có kiểm soát, hợp vệ sinh, kỹ thuật. Hà Nội đã có một số dự án đốt mở cửa bằng công nghệ trong nước. Trong đó dự án tại Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) đã đi vào hoạt động với 4 lò, mỗi lò có công suất khoảng 200 - 250 tấn. Từ tháng 9/2013, Hà Nội đã khởi công dự án mẫu về xử lý rác thải công nghiệp phát điện do một tổ chức của Nhật tài trợ, công suất khoảng 75 tấn/ngày. Đến nay, thiết bị đã nhập về được 95%, đã hoàn tất triển khai giải phóng mặt bằng và dự kiến đến tháng 4/2015 sẽ đi vào hoạt động. Ứng dụng công nghệ này thành công, môi trường sẽ đỡ ô nhiễm hơn bởi rác thải phân hủy nhanh hơn, đồng thời đáp ứng được yêu cầu xử lý rác thải tại chỗ.
Thời gian tới, để đảm bảo thực hiện tốt công tác xử lý rác thải trên địa bàn, nhất là rác thải nông thôn, cùng với việc đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong và ngoài nước, UBND Tp Hà Nội đang quyết liệt chỉ đạo thực hiện hoàn hành công tác đầu tư xây dựng để đưa vào khai thác sử dụng dự án mở rộng 2 khu liêp hợp xử lý rác thải tập trung tại xã Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) giai đoạn II – diện tích 74ha và Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) diện tích 5,6ha; Hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu Liên hợp xử lý chất thải rắn quy mô cấp thành phố tại thôn Đồng Ké, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ để kêu gọi đầu tư theo phương thức xã hội hóa.
Thành phố chỉ đạo tiếp tục đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt 2.000 tấn/ngày tại khu xử lý rác thải Nam Sơn do Công ty cổ phần AIC làm chủ đầu tư theo phương án xã hội hóa; dự án thí điểm chôn lấp rác thải Sơn Tây (giai đoạn II); các dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ tiên tiến tại các khu xử lý rác tập trung cấp huyện trên đia bàn huyện Đồng Anh, Đan Phượng, Chương Mỹ, Thạch Thất, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức.
Khi các dự án này hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ đảm bảo đủ công suất xử lý toàn bộ lượng rác thải trên địa bàn thành phố, bao gồm cả rác thải của khu vực ngoại thành và sẽ khắc phục được triệt để tình trạng tồn đọng rác thải trên địa bàn. Theo đó, Hà Nội đặt mục tiêu, từ năm 2015 đến năm 2020, khoảng 50% rác thải của Hà Nội sẽ được xử lý bằng công nghệ tiên tiến.
Theo Hoinongdan.org.vn