Hoạt động khuyến nông góp phần xây dựng nông thôn mới
- Thứ tư - 10/12/2014 01:48
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Xây dựng NTM là chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, là quá trình phát triển kinh tế văn hóa xã hội nhằm tạo ra những giá trị mới phù hợp với điều kiện và nhu cầu xã hội hiện đại, hình thức sản xuất tiến bộ hợp lý, phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xây dựng nông thôn dân chủ ổn định, đảm bảo an ninh trật tự, đời sống nhân dân được nâng cao về vật chất và tinh thần.
Thực hiện Nghị định số 02/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ, trong những năm qua, cùng với các cấp, các ngành Trung tâm Khuyến nông đã chung tay xây dựng nông thôn mới với các hình thức phong phú như: thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, tư vấn kỹ thuật…
Trong năm 2014 hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật tại các xã nông tôn mới được:
- Tập huấn: 200 cuộc/6.579 ND dự; sinh hoạt CLBKN 169 cuộc/4.235 ND dự.
- Dạy nghề: thực hiện 10 lớp ở xã NTM: 4 lớp ở 04 xã điểm Tân Hội Đông, Tân Hòa Thành, Thanh Bình, Tân Thanh và 6 lớp ở 6 xã NTM: Đông Hòa Hiệp, Mỹ Đức Tây, Mỹ Hạnh Trung, Tân Hòa Tây, Hữu Đạo, Bình Phục Nhứt. Với các loại nghề: cây ăn quả và rau an toàn, KT chăn nuôi bò, KT chăn nuôi gà heo ATSH, nuôi ếch.
Đào tạo nghề ở các xã NTM đã thực sự đóng góp rất lớn trong việc nâng cao hiểu biết về kỹ thuật nuôi, trồng một số cây con chủ lực của các địa phương, giúp nông dân tự tin áp dụng kiến thức được học vào sản xuất gia đình, tiết kiệm được chi phí thuê lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng lao động nông thôn, tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân góp phần xây dựng NTM.
- Mô hình trình diễn: thực hiện 42MH/21xã gồm: xã nông thôn mới: 22MH/10 xã và xã điểm: thực hiện 20MH/11xã. Các mô hình trình diễn, dự án khuyến nông khi tổ chức tham quan – hội thảo đều có mời nông dân ở các xã nông thôn mới tham gia.
+ Trồng trọt: Sản xuất rau-Mỹ Phong, sầu riêng theo VietGAP-Tam Bình, trồng lúa 1 phải 5 giảm và trồng hoa sinh thái: Tân Hòa Thành,…. Mô hình đã giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân, tạo ra sản phẩm an toàn đáp ứng theo yêu cầu của thị trường.
+ Chăn nuôi: Ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi-Tân Hòa Tây, Đông Hòa Hiệp, Tân Thới…, cải tạo đàn bò địa phương-Lương Hòa Lạc, Bình Phục Nhứt... Mô hình đã tiết kiệm được chi phí điện nước, công lao động, thuốc thú y và đặc biệt đã xử lý được chất thải và khắc phục được mùi hôi trong môi trường chăn nuôi.
+ Thuỷ sản: Xây dựng mô hình nuôi lươn an toàn sinh học- Mỹ Phong, nuôi tôm thẻ chân trắng ATSH-Bình Xuân, nuôi cá lóc trong lồng-Tân Hòa Tây… Tập trung nuôi theo hướng an toàn sinh học, tăng cường ứng dụng các chế phẩm sinh học vào quy trình nuôi, chọn giống tốt qua kiểm dịch, thả giống theo lịch thời vụ, quản lý môi trường nuôi theo cộng đồng để hạn chế và tránh lây lan dịch bệnh nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả theo hướng bền vững đáp ứng theo yêu cầu của thị trường.
- Ngoài ra Dự án thích ứng biến đổi khí hậu thực hiện mô hình SX lúa-Bình Xuân; MH Nuôi dê ATSH-Bình Xuân, Tân Điền. 2 Mô hình này phù hợp cho đối tượng nghèo, góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ nâng cao đời sống cho người dân. Trực tiếp giúp nông dân cách làm ăn để thoát nghèo; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh. Hoạt động khuyến nông thông qua thực hiện các dự án và XDMH trình diễn đã chú ý và quan tâm đến hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ khó khăn, hướng dẫn cách làm ăn để thoát nghèo bền vững, nhằm thực hiện nhiệm vụ khuyến nông tham gia xoá đói giảm nghèo.
Nhìn chung, những tiến bộ KHKT được áp dụng tại các xã nông thôn mới đều đạt kết quả rõ nét. Trực tiếp giúp nông dân sản xuất có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn cách làm cũ, từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân; Trực tiếp hỗ trợ các mô hình liên kết sản xuất, cánh đồng mẫu, hợp tác tiêu thụ sản phẩm. Những kỹ thuật được chuyển giao như kỹ thuật trồng lúa, rau màu, cây ăn quả theo VietGAP; Chăn nuôi ATSH ứng dụng đệm lót sinh học; Kỹ thuật nuôi thủy sản an toàn sinh học. Đồng thời tư vấn kỹ thuật cho nông dân qua điện thoại, trang Web, truyền hình, bản tin KN… giúp nông dân giải quyết, xử lý những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất. Đặc biệt, các tiến bộ kỹ thuật mới này được lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng dân cư (nhất là mô hình chăn nuôi ứng dụng đệm lót sinh học), theo đánh giá tại các xã nông thôn mới, hiện đã có trên 50% nông dân đã và đang áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với trước đây và hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
- Về hiệu quả kinh tế: Nhờ vào việc áp dụng TBKT mới đã giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp tăng lợi nhuận so với trước đây góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân.
- Về hiệu quả xã hội: nông dân đã dần quan tâm hơn đến việc đảm bảo an toàn cho bản thân trong quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và lựa chọn cách sản xuất thân thiện với môi trường. Đồng thời ý thức cộng đồng của nông dân cũng tăng lên, đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ trong sản xuất, chung tay góp phần thực hiện công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tập trung bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ khuyến nông xã đồng thời mở rộng và nâng chất các mô hình đã được đầu tư để góp phần xây dựng NTM.
Những hoạt động đó nhằm giúp cho nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần thực hiện có hiệu quả “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2010-2020.
Trong năm 2014 hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật tại các xã nông tôn mới được:
- Tập huấn: 200 cuộc/6.579 ND dự; sinh hoạt CLBKN 169 cuộc/4.235 ND dự.
- Dạy nghề: thực hiện 10 lớp ở xã NTM: 4 lớp ở 04 xã điểm Tân Hội Đông, Tân Hòa Thành, Thanh Bình, Tân Thanh và 6 lớp ở 6 xã NTM: Đông Hòa Hiệp, Mỹ Đức Tây, Mỹ Hạnh Trung, Tân Hòa Tây, Hữu Đạo, Bình Phục Nhứt. Với các loại nghề: cây ăn quả và rau an toàn, KT chăn nuôi bò, KT chăn nuôi gà heo ATSH, nuôi ếch.
Đào tạo nghề ở các xã NTM đã thực sự đóng góp rất lớn trong việc nâng cao hiểu biết về kỹ thuật nuôi, trồng một số cây con chủ lực của các địa phương, giúp nông dân tự tin áp dụng kiến thức được học vào sản xuất gia đình, tiết kiệm được chi phí thuê lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng lao động nông thôn, tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân góp phần xây dựng NTM.
- Mô hình trình diễn: thực hiện 42MH/21xã gồm: xã nông thôn mới: 22MH/10 xã và xã điểm: thực hiện 20MH/11xã. Các mô hình trình diễn, dự án khuyến nông khi tổ chức tham quan – hội thảo đều có mời nông dân ở các xã nông thôn mới tham gia.
+ Trồng trọt: Sản xuất rau-Mỹ Phong, sầu riêng theo VietGAP-Tam Bình, trồng lúa 1 phải 5 giảm và trồng hoa sinh thái: Tân Hòa Thành,…. Mô hình đã giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân, tạo ra sản phẩm an toàn đáp ứng theo yêu cầu của thị trường.
+ Chăn nuôi: Ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi-Tân Hòa Tây, Đông Hòa Hiệp, Tân Thới…, cải tạo đàn bò địa phương-Lương Hòa Lạc, Bình Phục Nhứt... Mô hình đã tiết kiệm được chi phí điện nước, công lao động, thuốc thú y và đặc biệt đã xử lý được chất thải và khắc phục được mùi hôi trong môi trường chăn nuôi.
+ Thuỷ sản: Xây dựng mô hình nuôi lươn an toàn sinh học- Mỹ Phong, nuôi tôm thẻ chân trắng ATSH-Bình Xuân, nuôi cá lóc trong lồng-Tân Hòa Tây… Tập trung nuôi theo hướng an toàn sinh học, tăng cường ứng dụng các chế phẩm sinh học vào quy trình nuôi, chọn giống tốt qua kiểm dịch, thả giống theo lịch thời vụ, quản lý môi trường nuôi theo cộng đồng để hạn chế và tránh lây lan dịch bệnh nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả theo hướng bền vững đáp ứng theo yêu cầu của thị trường.
- Ngoài ra Dự án thích ứng biến đổi khí hậu thực hiện mô hình SX lúa-Bình Xuân; MH Nuôi dê ATSH-Bình Xuân, Tân Điền. 2 Mô hình này phù hợp cho đối tượng nghèo, góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ nâng cao đời sống cho người dân. Trực tiếp giúp nông dân cách làm ăn để thoát nghèo; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh. Hoạt động khuyến nông thông qua thực hiện các dự án và XDMH trình diễn đã chú ý và quan tâm đến hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ khó khăn, hướng dẫn cách làm ăn để thoát nghèo bền vững, nhằm thực hiện nhiệm vụ khuyến nông tham gia xoá đói giảm nghèo.
Nhìn chung, những tiến bộ KHKT được áp dụng tại các xã nông thôn mới đều đạt kết quả rõ nét. Trực tiếp giúp nông dân sản xuất có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn cách làm cũ, từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân; Trực tiếp hỗ trợ các mô hình liên kết sản xuất, cánh đồng mẫu, hợp tác tiêu thụ sản phẩm. Những kỹ thuật được chuyển giao như kỹ thuật trồng lúa, rau màu, cây ăn quả theo VietGAP; Chăn nuôi ATSH ứng dụng đệm lót sinh học; Kỹ thuật nuôi thủy sản an toàn sinh học. Đồng thời tư vấn kỹ thuật cho nông dân qua điện thoại, trang Web, truyền hình, bản tin KN… giúp nông dân giải quyết, xử lý những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất. Đặc biệt, các tiến bộ kỹ thuật mới này được lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng dân cư (nhất là mô hình chăn nuôi ứng dụng đệm lót sinh học), theo đánh giá tại các xã nông thôn mới, hiện đã có trên 50% nông dân đã và đang áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với trước đây và hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
- Về hiệu quả kinh tế: Nhờ vào việc áp dụng TBKT mới đã giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp tăng lợi nhuận so với trước đây góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân.
- Về hiệu quả xã hội: nông dân đã dần quan tâm hơn đến việc đảm bảo an toàn cho bản thân trong quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và lựa chọn cách sản xuất thân thiện với môi trường. Đồng thời ý thức cộng đồng của nông dân cũng tăng lên, đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ trong sản xuất, chung tay góp phần thực hiện công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tập trung bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ khuyến nông xã đồng thời mở rộng và nâng chất các mô hình đã được đầu tư để góp phần xây dựng NTM.
Những hoạt động đó nhằm giúp cho nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần thực hiện có hiệu quả “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2010-2020.
Theo: tienggiang.gov.vn