Hoạt động của hợp tác xã kiểu mới: Để không “bình mới - rượu cũ”…
- Thứ ba - 10/10/2017 12:27
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Thời gian qua, cả nước đã tích cực chuyển đổi mô hình hợp tác xã kiểu cũ sang hoạt động kiểu mới nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành của hợp tác xã. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, quy mô nhỏ lẻ nên không ít hợp tác xã rơi vào tình cảnh “bình mới - rượu cũ” vì gặp khó khăn về nguồn vốn, sản phẩm khó tiêu thụ...
Gần 90% hợp tác xã trung bình, yếu kém hoặc ngừng hoạt động
Theo Bộ NN&PTNT, từ khi triển khai Luật Hợp tác xã năm 2012 đến nay, cả nước có 18 liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp (trong đó có 3 liên hiệp hợp tác xã thành lập mới); 10.854 hợp tác xã nông nghiệp; 13/18 liên hiệp hợp tác xã tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Một số hợp tác xã nông nghiệp đã có sự đổi mới về phương thức hoạt động, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, liên kết với các doanh nghiệp. Tuy vậy, các hợp tác xã kiểu mới hoạt động vẫn gặp không ít khó khăn, trở ngại.
Ông Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện mới chỉ có trên 10% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả cao, 80% trung bình và yếu, 9,75% kém hoặc ngừng hoạt động. Phần lớn các hợp tác xã nông nghiệp chưa có sự thay đổi phương thức hoạt động, tư duy nặng hành chính, bao cấp theo phương thức kiểu cũ; một số nơi vẫn thu dịch vụ theo đầu sào. Nhiều đơn vị còn lúng túng trong định hướng, đầu tư phát triển kinh doanh, chưa có sản phẩm dịch vụ tốt đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa; thiếu sự liên kết... Các hợp tác xã nông nghiệp mới chỉ tập trung cho dịch vụ đầu vào như: Cung ứng giống, vật tư, phân bón, bảo vệ thực vật, thủy lợi nội đồng... còn nhiều dịch vụ khác như: Bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm. Số đơn vị thực hiện bao tiêu nông sản cho nông dân hiện chỉ “đếm trên đầu ngón tay”.
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai Nguyễn Mạnh Tùng cho biết: Mặc dù hợp tác xã đã chuyển đổi theo luật, nhưng vẫn khó khăn về nguồn vốn để mở rộng dịch vụ phục vụ người dân và tiêu thụ nông sản. Theo Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã TP Hà Nội Nguyễn Quang Mạnh, hoạt động của hợp tác xã kiểu mới gặp khó khăn do quy mô nhỏ, vốn kinh doanh và giá trị tài sản thấp, khả năng tích lũy để đầu tư phát triển hạn chế. Không chỉ hợp tác xã nông nghiệp, các đơn vị hoạt động ở lĩnh vực thương mại, giao thông vận tải cũng trong tình cảnh tương tự.
Thực tế cho thấy, hợp tác xã thương mại chưa tổ chức liên kết với thành phần kinh tế khác cùng tham gia sản xuất, kinh doanh hoặc chưa vận động được tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn. Trong khi đó, hợp tác xã xây dựng phát triển không đồng đều, hạn chế về năng lực tài chính, nhân lực, máy móc thiết bị, phương tiện thi công nên khó trúng thầu công trình lớn, chủ yếu nhận thầu công trình dân dụng dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm...
Hỗ trợ về vốn, liên kết tiêu thụ sản phẩm
Để tháo gỡ khó khăn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nhận định: Thời gian tới, các tỉnh, thành phố cần tiếp tục phổ biến văn bản pháp luật, Luật Hợp tác xã năm 2012, hướng dẫn quy định về chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới cho cán bộ, xã viên nâng cao nhận thức về hợp tác xã kiểu mới; tư vấn, hỗ trợ về đầu tư, tiếp cận thị trường, hệ thống luật pháp và các chính sách khác.
Đối với các hợp tác xã hoạt động kiểu mới, cần tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ kinh doanh như tưới tiêu, khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, bảo vệ thực vật, thú y, cung ứng giống và vật tư, tín dụng nội bộ...; tập trung phát triển dịch vụ đầu ra và khuyến khích phát triển sản xuất như đầu tư cơ giới hóa, chế biến tiêu thụ nông sản, sản xuất giống cây trồng vật nuôi, mở rộng liên doanh liên kết...
Hiện nay, các hợp tác xã kiểu mới mong muốn các bộ, ngành chức năng tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo hệ thống ngân hàng tháo gỡ về nguồn vốn, hỗ trợ tiếp cận với các tổ chức tín dụng vay vốn với lãi suất ưu đãi để mở rộng ngành nghề dịch vụ, tạo giá trị kinh tế cao. Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã nông nghiệp Sông Hồng (huyện Đông Anh) Lê Minh Tám cho rằng: Nhà nước cần ban hành cơ chế, chính sách có tính khả thi với hợp tác xã để tổ chức thực hiện hiệu quả như: Thành lập mới hợp tác xã, chính sách giao đất cho thuê đất làm trụ sở, sản xuất kinh doanh, khoa học công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất…; chú trọng xúc tiến thương mại, tài chính, tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực, thu hút cán bộ trẻ có trình độ về làm việc...
Như vậy, muốn các hợp tác xã kiểu mới hoạt động hiệu quả, phát huy vai trò giúp đỡ thành viên trong sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ... rất cần sự hỗ trợ của các cấp, các ngành liên quan về nguồn vốn, thực hiện "cầu nối" liên kết với doanh nghiệp trong tiêu thụ nông sản, ứng dụng khoa học kỹ thuật… để "bình mới thì rượu cũng phải mới".
Theo Bộ NN&PTNT, từ khi triển khai Luật Hợp tác xã năm 2012 đến nay, cả nước có 18 liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp (trong đó có 3 liên hiệp hợp tác xã thành lập mới); 10.854 hợp tác xã nông nghiệp; 13/18 liên hiệp hợp tác xã tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Một số hợp tác xã nông nghiệp đã có sự đổi mới về phương thức hoạt động, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, liên kết với các doanh nghiệp. Tuy vậy, các hợp tác xã kiểu mới hoạt động vẫn gặp không ít khó khăn, trở ngại.
Ông Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện mới chỉ có trên 10% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả cao, 80% trung bình và yếu, 9,75% kém hoặc ngừng hoạt động. Phần lớn các hợp tác xã nông nghiệp chưa có sự thay đổi phương thức hoạt động, tư duy nặng hành chính, bao cấp theo phương thức kiểu cũ; một số nơi vẫn thu dịch vụ theo đầu sào. Nhiều đơn vị còn lúng túng trong định hướng, đầu tư phát triển kinh doanh, chưa có sản phẩm dịch vụ tốt đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa; thiếu sự liên kết... Các hợp tác xã nông nghiệp mới chỉ tập trung cho dịch vụ đầu vào như: Cung ứng giống, vật tư, phân bón, bảo vệ thực vật, thủy lợi nội đồng... còn nhiều dịch vụ khác như: Bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm. Số đơn vị thực hiện bao tiêu nông sản cho nông dân hiện chỉ “đếm trên đầu ngón tay”.
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai Nguyễn Mạnh Tùng cho biết: Mặc dù hợp tác xã đã chuyển đổi theo luật, nhưng vẫn khó khăn về nguồn vốn để mở rộng dịch vụ phục vụ người dân và tiêu thụ nông sản. Theo Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã TP Hà Nội Nguyễn Quang Mạnh, hoạt động của hợp tác xã kiểu mới gặp khó khăn do quy mô nhỏ, vốn kinh doanh và giá trị tài sản thấp, khả năng tích lũy để đầu tư phát triển hạn chế. Không chỉ hợp tác xã nông nghiệp, các đơn vị hoạt động ở lĩnh vực thương mại, giao thông vận tải cũng trong tình cảnh tương tự.
Thực tế cho thấy, hợp tác xã thương mại chưa tổ chức liên kết với thành phần kinh tế khác cùng tham gia sản xuất, kinh doanh hoặc chưa vận động được tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn. Trong khi đó, hợp tác xã xây dựng phát triển không đồng đều, hạn chế về năng lực tài chính, nhân lực, máy móc thiết bị, phương tiện thi công nên khó trúng thầu công trình lớn, chủ yếu nhận thầu công trình dân dụng dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm...
Hỗ trợ về vốn, liên kết tiêu thụ sản phẩm
Để tháo gỡ khó khăn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nhận định: Thời gian tới, các tỉnh, thành phố cần tiếp tục phổ biến văn bản pháp luật, Luật Hợp tác xã năm 2012, hướng dẫn quy định về chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới cho cán bộ, xã viên nâng cao nhận thức về hợp tác xã kiểu mới; tư vấn, hỗ trợ về đầu tư, tiếp cận thị trường, hệ thống luật pháp và các chính sách khác.
Đối với các hợp tác xã hoạt động kiểu mới, cần tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ kinh doanh như tưới tiêu, khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, bảo vệ thực vật, thú y, cung ứng giống và vật tư, tín dụng nội bộ...; tập trung phát triển dịch vụ đầu ra và khuyến khích phát triển sản xuất như đầu tư cơ giới hóa, chế biến tiêu thụ nông sản, sản xuất giống cây trồng vật nuôi, mở rộng liên doanh liên kết...
Hiện nay, các hợp tác xã kiểu mới mong muốn các bộ, ngành chức năng tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo hệ thống ngân hàng tháo gỡ về nguồn vốn, hỗ trợ tiếp cận với các tổ chức tín dụng vay vốn với lãi suất ưu đãi để mở rộng ngành nghề dịch vụ, tạo giá trị kinh tế cao. Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã nông nghiệp Sông Hồng (huyện Đông Anh) Lê Minh Tám cho rằng: Nhà nước cần ban hành cơ chế, chính sách có tính khả thi với hợp tác xã để tổ chức thực hiện hiệu quả như: Thành lập mới hợp tác xã, chính sách giao đất cho thuê đất làm trụ sở, sản xuất kinh doanh, khoa học công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất…; chú trọng xúc tiến thương mại, tài chính, tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực, thu hút cán bộ trẻ có trình độ về làm việc...
Như vậy, muốn các hợp tác xã kiểu mới hoạt động hiệu quả, phát huy vai trò giúp đỡ thành viên trong sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ... rất cần sự hỗ trợ của các cấp, các ngành liên quan về nguồn vốn, thực hiện "cầu nối" liên kết với doanh nghiệp trong tiêu thụ nông sản, ứng dụng khoa học kỹ thuật… để "bình mới thì rượu cũng phải mới".