Hội Nông dân huyện Sóc Sơn: Trợ lực giúp hội viên thoát nghèo
- Thứ sáu - 11/05/2018 00:22
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trong 5 năm (2012 - 2017), cùng với hoạt động đào tạo nghề ngắn hạn cho nông dân, hội thảo, hướng dẫn nông dân xây dựng nhiều mô hình trình diễn, mô hình kinh tế tập thể nhằm khai thác nguồn lực, phát huy tiềm năng đa dạng của địa phương, Hội Nông dân huyện tranh thủ sự quan tâm của TP, tăng cường phát triển nguồn quỹ hỗ trợ nông dân đạt trên 35 tỷ đồng. Hỗ trợ gần 9.000 lượt hội viên vay phát triển kinh tế gia đình. Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng NN&PTNT triển khai chương trình vay vốn thông qua tổ hội với dư nợ đạt 126,2 tỷ đồng cho 5.404 hộ. Phối hợp với doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp hỗ trợ nông dân mua phân trả chậm được 5.500 tấn.
Hội Nông dân huyện cũng đã tiến hành tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà đồi, nuôi trồng thủy sản; canh tác lúa chất lượng cao; kỹ thuật canh tác rau hữu cơ, cây ăn quả; kỹ thuật nuôi trồng thủy sản; kỹ thuật nuôi giun quế; kỹ thuật xử lý rơm, rạ thành phân hữu cơ; sử dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường chăn nuôi... cho trên 60.000 lượt hội viên. Cùng với đó, hỗ trợ các hội viên, hợp tác xã trưng bày và bán các sản phẩm nông nghiệp an toàn của địa phương như: Gạo nếp cái hoa vàng, bưởi, rau hữu cơ, nấm, chè, mật ong… phục vụ nhân dân trong các dịp tết Nguyên Đán và hội chợ do Trung ương Hội và Hội Nông dân TP tổ chức. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp sạch, nông sản có thương hiệu của huyện để thu hút các doanh nghiệp tham gia tiêu thụ sản phẩm, liên kết sản xuất với nông dân...
Phong trào sản xuất kinh doanh giỏi đã trở thành phong trào rộng khắp, thu hút rộng rãi hội viên nông dân tham gia. Tỷ lệ hội viên đăng ký sản xuất kinh doanh giỏi các cấp đều đạt và vượt kế hoạch giao hàng năm, điển hình là các xã Bắc Sơn, Phù Lỗ, Tân Dân, Minh Phú. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được đẩy mạnh từ khâu tổ chức sản xuất tới sơ chế sản phẩm. Đầu tư phát triển mô hình kinh tế nông thôn, phát triển trang trại, gia trại ngày càng tăng, rộng khắp các xã, thị trấn, nhiều hộ gia đình đã đạt mức thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Gắn mục tiêu phát triển kinh tế hàng hóa với xây dựng tổ chức Hội, Hội Nông dân huyện đã phối hợp xây dựng 7 hợp tác xã, 5 chi hội nghề, 3 tổ hội nghề nghiệp, 34 nhóm sản xuất rau hữu cơ dưới sự quản lý của Hội Nông dân.
Phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, hội nông dân cơ sở đã vận động cán bộ, hội viên góp trên 40.000 m2 đất; góp ngày công, vật tư, kinh phí trị giá trên 200 tỷ đồng xây dựng nhà văn hóa, đường giao thông, rãnh thoát nước, mương tưới. Riêng năm 2017, Hội Nông dân đã vận động hội viên, nông dân hiến 10.742 m2 đất ở (480 hộ); 20.335 ngày công; đóng góp kinh phí, vật tư trị giá 8,3 tỷ đồng… làm đường giao thông nông thôn, rãnh thoát nước khu dân cư. Vận động hội viên, nông dân các thôn đóng góp, lắp đặt mới 28,5km hệ thống chiếu sáng đường ngõ. Trực tiếp và phối hợp giúp đỡ nhiều hộ gia đình thoát nghèo, trong đó riêng năm 2017 đã có 269 hộ hội viên thoát nghèo.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Sóc Sơn Nguyễn Quốc Ân cũng thẳng thẳn chỉ ra một số hạn chế, tồn tại. Đó là, phong trào phát triển rộng nhưng chưa đều, ở nhiều xã chưa tạo được động lực để phát triển kinh tế vùng, xây dựng sản phẩm kinh tế đặc trưng của địa phương; Vai trò của một số cơ sở Hội đối với phong trào chưa rõ, còn mang tính hình thức; Công tác kiểm tra của các cấp Hội chưa thường xuyên; Một số nơi, phong trào chưa được cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm đúng mức... Theo ông Ân, trong thời gian tới, bên cạnh tiếp tục bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị của huyện, Hội Nông dân huyện sẽ tranh thủ sự chỉ đạo của TP để đánh giá đúng xu hướng và tình hình thực tế nhằm xây dựng kế hoạch thiết thực, cụ thể triển khai thực hiện thống nhất từ huyện đến cơ sở. Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, phân công rõ trách nhiệm cán bộ. Tăng cường công tác kiểm tra, rút kinh nghiệm, chấn chỉnh kịp thời những khâu còn yếu kém; gắn kiểm điểm, đánh giá hiệu quả công việc với xác định mức hoàn thành nhiệm vụ của tập thể, cá nhân phụ trách. Ông Ân cũng nhấn mạnh: Trong xây dựng tổ chức Hội, trọng tâm là làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ năng lực, tâm huyết để bổ sung cho tổ chức Hội. Đồng thời, chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt Hội, làm cơ sở để nâng cao chất lượng phong trào.
Phong trào sản xuất kinh doanh giỏi đã trở thành phong trào rộng khắp, thu hút rộng rãi hội viên nông dân tham gia. Tỷ lệ hội viên đăng ký sản xuất kinh doanh giỏi các cấp đều đạt và vượt kế hoạch giao hàng năm, điển hình là các xã Bắc Sơn, Phù Lỗ, Tân Dân, Minh Phú. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được đẩy mạnh từ khâu tổ chức sản xuất tới sơ chế sản phẩm. Đầu tư phát triển mô hình kinh tế nông thôn, phát triển trang trại, gia trại ngày càng tăng, rộng khắp các xã, thị trấn, nhiều hộ gia đình đã đạt mức thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Gắn mục tiêu phát triển kinh tế hàng hóa với xây dựng tổ chức Hội, Hội Nông dân huyện đã phối hợp xây dựng 7 hợp tác xã, 5 chi hội nghề, 3 tổ hội nghề nghiệp, 34 nhóm sản xuất rau hữu cơ dưới sự quản lý của Hội Nông dân.
Phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, hội nông dân cơ sở đã vận động cán bộ, hội viên góp trên 40.000 m2 đất; góp ngày công, vật tư, kinh phí trị giá trên 200 tỷ đồng xây dựng nhà văn hóa, đường giao thông, rãnh thoát nước, mương tưới. Riêng năm 2017, Hội Nông dân đã vận động hội viên, nông dân hiến 10.742 m2 đất ở (480 hộ); 20.335 ngày công; đóng góp kinh phí, vật tư trị giá 8,3 tỷ đồng… làm đường giao thông nông thôn, rãnh thoát nước khu dân cư. Vận động hội viên, nông dân các thôn đóng góp, lắp đặt mới 28,5km hệ thống chiếu sáng đường ngõ. Trực tiếp và phối hợp giúp đỡ nhiều hộ gia đình thoát nghèo, trong đó riêng năm 2017 đã có 269 hộ hội viên thoát nghèo.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Sóc Sơn Nguyễn Quốc Ân cũng thẳng thẳn chỉ ra một số hạn chế, tồn tại. Đó là, phong trào phát triển rộng nhưng chưa đều, ở nhiều xã chưa tạo được động lực để phát triển kinh tế vùng, xây dựng sản phẩm kinh tế đặc trưng của địa phương; Vai trò của một số cơ sở Hội đối với phong trào chưa rõ, còn mang tính hình thức; Công tác kiểm tra của các cấp Hội chưa thường xuyên; Một số nơi, phong trào chưa được cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm đúng mức... Theo ông Ân, trong thời gian tới, bên cạnh tiếp tục bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị của huyện, Hội Nông dân huyện sẽ tranh thủ sự chỉ đạo của TP để đánh giá đúng xu hướng và tình hình thực tế nhằm xây dựng kế hoạch thiết thực, cụ thể triển khai thực hiện thống nhất từ huyện đến cơ sở. Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, phân công rõ trách nhiệm cán bộ. Tăng cường công tác kiểm tra, rút kinh nghiệm, chấn chỉnh kịp thời những khâu còn yếu kém; gắn kiểm điểm, đánh giá hiệu quả công việc với xác định mức hoàn thành nhiệm vụ của tập thể, cá nhân phụ trách. Ông Ân cũng nhấn mạnh: Trong xây dựng tổ chức Hội, trọng tâm là làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ năng lực, tâm huyết để bổ sung cho tổ chức Hội. Đồng thời, chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt Hội, làm cơ sở để nâng cao chất lượng phong trào.
Theo: Trương Ngọc Lan/kinhtedothi.vn