Hội nghị toàn quốc đánh giá chính sách vùng dân tộc và miền núi
- Thứ tư - 10/04/2013 22:24
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách cho vùng dân tộc và miền núi, hình thành hệ thống chính sách ngày càng toàn diện và đồng bộ với nguồn lực đầu tư ngày một nhiều hơn, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho của đồng bào.
Trong điều kiện suy thoái kinh tế, ngân sách nhà nước có nhiều khó khăn, song giai đoạn 2006-2012 ngân sách nhà nước đã bố trí cho các chương trình, chính sách vùng dân tộc và miền núi với tổng kinh phí trên 54.770 tỷ đồng.
Vùng dân tộc và miền núi chiếm gần 3/4 diện tích tự nhiên của đất nước, là địa bàn sinh sống của 54 dân tộc Việt Nam, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với gần 12,3 triệu người, chiếm 14,27% dân số cả nước. |
Cũng trong giai đoạn nay, 2006-2012, các chính sách đối với địa bàn vùng dân tộc và miền núi được thể chế hóa qua gần 160 văn bản quy phạm pháp luật gồm 14 Nghị định của Chính phủ; 40 Quyết định của Thủ tướng; 27 văn bản phê duyệt các đề án;…
Ngoài ra, trên cơ sở tình hình thực tế, các địa phương đã chủ động xây dựng và ban hành nhiều chính sách thực hiện thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi.
Tiếp theo Chương trình 135 giai đoạn I, chính sách trong giai đoạn 2006-2012 đã tập trung vào giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất của vùng dân tộc và miền núi, tạo đà cho khu vực này phát triển như đầu tư cơ sở hạ tầng các xã thôn bản đặc biệt khó khăn; Chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững của 62 huyện nghèo; chính sách hỗ trợ hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất; chính sách đầu tư hỗ trợ định canh định cư.
Nguyễn Hoàng
chinhphu.vn