Hội nhập gõ cửa
- Chủ nhật - 14/01/2018 07:08
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Với tổng trị giá kim ngạch đạt gần 99 tỷ USD, 4 nhóm hàng kể trên chiếm gần 47% tổng trị giá kim ngạch nhập khẩu cả nước trong năm 2017.
Hàn Quốc đã trở thành thị trường có thâm hụt thương mại lớn nhất của Việt Nam với 31,8 tỷ USD, tăng 53,4% so với năm ngoái. DN Hàn Quốc đầu tư lớn vào Việt Nam kéo theo nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh, khiến kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh, nên nhập siêu cũng theo đó mà tăng lên. Thực tế, để chiếm tỷ trọng hơn 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, Samsung cần nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu, linh phụ kiện đầu vào từ các nước, trong đó có Hàn Quốc. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam không chỉ phụ thuộc lớn vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mà còn gia tăng nhập siêu mỗi khi FTA với các thị trường có hiệu lực.
Điều này cũng xảy ra tương tự như với các thị trường Thái Lan, Malaysia… khi FTA với khu vực ASEAN có hiệu lực, Việt Nam cũng tăng nhập siêu. Từ ngày 1/1/2018, Việt Nam (cùng với Lào, Myanmar và Campuchia) chính thức tham gia đầy đủ các thỏa thuận của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Dù đã được lường trước từ khi AEC chính thức thành lập năm 2015 nhưng vẫn được dự báo sẽ gây nên sức ép cho nền kinh tế.
Thực tế, không cần chờ tới khi toàn bộ các mức thuế quan giảm còn 0%, hàng Thái đã có cuộc xâm nhập ngoạn mục vào thị Việt Nam. Trong đó mức nhập rau quả từ Thái Lan xấp xỉ 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam trong cả năm 2017, một điều rất đáng suy ngẫm khi Việt Nam vốn là nước nông nghiệp, cạnh tranh vị trí xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với Thái Lan.
Dự kiến đến năm 2020, khi toàn bộ 16 FTA mà Việt Nam tham gia đi vào thực thi, Việt Nam sẽ nằm trong mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn với 59 đối tác, trong đó có 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, 15/20 nước thuộc Nhóm G20 và nhiều nền kinh tế mới nổi khác. Để thực hiện tiếp cam kết trong các FTA đã ký kết, Việt Nam sẽ phải tiếp tục giảm thuế, cạnh trạnh ở mức độ cao hơn.
Nói như vậy để thấy, câu chuyện của mặt hàng điện gia dụng và linh kiện trong nhóm hàng nhập khẩu 10 tỷ USD là tất yếu bởi Việt Nam đã không phát triển được một nền sản xuất công nghiệp của riêng mình. Nếu không là Hàn Quốc, Thái Lan thì sẽ là châu Âu, Mỹ hay Trung Quốc.
Thời gian tới, DN Việt Nam phải đảm bảo giữ vững được vị thế của mình tại thị trường trong nước trước khi ra thị trường bên ngoài. Sau khi các FTA Việt Nam với nhiều nước có hiệu lực, cần sớm có giải pháp cân bằng cán cân thương mại.
Theo KT&ĐT