Hội thảo giải pháp thúc đẩy xúc tiến thương mại sản phẩm Chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP)
- Chủ nhật - 03/09/2017 20:59
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Toàn cảnh Hội thảo giải pháp thúc đẩy xúc tiến thương mại sản phẩm Chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP)
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh - Trưởng Ban chỉ đạo OCOP tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu chủ trì Hội nghị. |
Tham dự Hội thảo còn có đại diện các Bộ, ngành Trung ương; đại diện Lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối NTM của hơn 60 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Toàn cảnh Hội thảo giải pháp thúc đẩy xúc tiến thương mại sản phẩm Chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) |
Đặt vấn đề tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường biểu dương tinh thần tích cực của lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong việc tham gia Hội thảo. Bộ trưởng khẳng định Chương trình quốc gia OCOP là Chương trình quan trọng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế nông thôn, thực hiện thành công Chương trình MTQG xây dựng NTM. Hội thảo giải pháp thúc đẩy xúc tiến thương mại sản phẩm Chương trình quốc gia OCOP được tổ chức lồng ghép với Hội chợ OCOP Quảng Ninh lần thứ V năm 2017 là cơ hội các tỉnh, thành phố trong cả nước học tập kinh nghiệm của Quảng Ninh trong việc thúc đẩy xúc tiến thương mại nông sản nói riêng và chương trình OCOP nói chung. Trên cơ sở bài học kinh nghiệm của Quảng Ninh cùng với sự vào cuộc tích cực của Bộ, ngành Trung ương và địa phương, xúc tiến thương mại tin tưởng rằng Chương trình quốc gia OCOP sẽ được triển khai nhân rộng thành công trên phạm vi cả nước.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh - Trưởng Ban chỉ đạo OCOP tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu chia sẻ kinh nghiệm triển khai Chương trình OCOP |
Chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) giai đoan 2013-2016 của tỉnh Quảng Ninh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Huy Hậu, khẳng định: Sau 3 năm thực hiện chương trình này, Quảng Ninh đã phát triển 210 sản phẩm OCOP với sự tham gia của 180 tổ chức kinh tế sản xuất. Chương trình đã khẳng định nét riêng có của Quảng Ninh, là hướng đi đúng đắn góp phần tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015.
Kết quả trong triển khai Chương trình OCOP Quảng Ninh đã là mô hình điểm được Chính phủ nhân rộng ra toàn quốc. Giai đoạn 2017-2020, Chương trình OCOP sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, đưa sản phẩm OCOP trở thành hàng hoá có thương hiệu, trong đó có những sản phẩm mang thương hiệu quốc gia. Hàng năm, mỗi địa phương có ít nhất 1-2 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ thực hiện theo chương trình OCOP đã ban hành; phát triển ổn định ít nhất 80 tổ chức kinh tế, 250 sản phẩm OCOP; phấn đấu có 6/12 sản phẩm cấp tỉnh đủ điều kiện tham gia vào chuỗi sản phẩm quốc gia.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, để thực hiện mục tiêu hỗ phát triển sản xuất theo hướng cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, một trong những giải pháp được Chính phủ đề ra là xây dựng, triển khai, nhân rộng Chương trình quốc gia OCOP trong phạm vi cả nước. Chương trình sẽ thực hiện dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản: Hành động địa phương, hướng đến toàn cầu; tự lực, tự tin và sáng tạo; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lực trên cơ sở nguyên lý hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị hoàn chỉnh để gia tăng giá trị. Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tổ chức Hội thảo tại các vùng trong cả nước, đồng thời tổ chức cho các địa phương nghiên cứu, học tập trong xây dựng và triển khai Chương trình quốc gia OCOP.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số giải pháp thúc đẩy xúc tiến thương mại nông sản và sản phẩm Chương trình quốc gia OCOP, như: Kinh nghiệm của Quảng Ninh trong xúc tiến thương mại chương trình OCOP, phát triển chuỗi siêu thị thực phẩm an toàn, giải pháp xúc tiến thương mại thông qua các kỳ hội chợ, …
Phát biểu kết luận Hội thảo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường, đề nghị cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị địa phương tập trung nguồn lực, xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai chương trình phù hợp với thực tiễn địa phương, tiếp tục tham gia đóng góp các ý kiến để Bộ hoàn thành Đề án; các địa phương xác định vai trò then chốt của xúc tiến thương mại trong chuỗi chu trình sản xuất sản phẩm OCOP nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Từ đó, thúc đẩy hiệu quả các giải pháp xúc tiến thương mại các nông sản của địa phương. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phối với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại cụ thể để triển khai hiệu quả Chương trình quốc gia OCOP có hiệu quả trong thời gian tới.
Kết quả trong triển khai Chương trình OCOP Quảng Ninh đã là mô hình điểm được Chính phủ nhân rộng ra toàn quốc. Giai đoạn 2017-2020, Chương trình OCOP sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, đưa sản phẩm OCOP trở thành hàng hoá có thương hiệu, trong đó có những sản phẩm mang thương hiệu quốc gia. Hàng năm, mỗi địa phương có ít nhất 1-2 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ thực hiện theo chương trình OCOP đã ban hành; phát triển ổn định ít nhất 80 tổ chức kinh tế, 250 sản phẩm OCOP; phấn đấu có 6/12 sản phẩm cấp tỉnh đủ điều kiện tham gia vào chuỗi sản phẩm quốc gia.
|
Hà Tĩnh có 24 sản phẩm tham gia hội chợ “Mỗi xã, phường một sản phẩm”(OCOP); các sản phẩm của Hà Tĩnh được đông đảo khách hàng tham quan, mua hàng |
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, để thực hiện mục tiêu hỗ phát triển sản xuất theo hướng cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, một trong những giải pháp được Chính phủ đề ra là xây dựng, triển khai, nhân rộng Chương trình quốc gia OCOP trong phạm vi cả nước. Chương trình sẽ thực hiện dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản: Hành động địa phương, hướng đến toàn cầu; tự lực, tự tin và sáng tạo; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lực trên cơ sở nguyên lý hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị hoàn chỉnh để gia tăng giá trị. Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tổ chức Hội thảo tại các vùng trong cả nước, đồng thời tổ chức cho các địa phương nghiên cứu, học tập trong xây dựng và triển khai Chương trình quốc gia OCOP.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số giải pháp thúc đẩy xúc tiến thương mại nông sản và sản phẩm Chương trình quốc gia OCOP, như: Kinh nghiệm của Quảng Ninh trong xúc tiến thương mại chương trình OCOP, phát triển chuỗi siêu thị thực phẩm an toàn, giải pháp xúc tiến thương mại thông qua các kỳ hội chợ, …
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu kết luận Hội thảo |
Phát biểu kết luận Hội thảo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường, đề nghị cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị địa phương tập trung nguồn lực, xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai chương trình phù hợp với thực tiễn địa phương, tiếp tục tham gia đóng góp các ý kiến để Bộ hoàn thành Đề án; các địa phương xác định vai trò then chốt của xúc tiến thương mại trong chuỗi chu trình sản xuất sản phẩm OCOP nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Từ đó, thúc đẩy hiệu quả các giải pháp xúc tiến thương mại các nông sản của địa phương. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phối với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại cụ thể để triển khai hiệu quả Chương trình quốc gia OCOP có hiệu quả trong thời gian tới.
Ngô Thắng