Hướng dẫn thực hiện tiêu chí nhà ở nông thôn...
- Thứ năm - 29/01/2015 04:43
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi Ban Chỉ đạo xây dựng NTM các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về hướng dẫn thực hiện tiêu chí nhà ở nông thôn. ...
Theo công văn này, nhiều địa phương còn lúng túng trong việc xác định tiêu chuẩn nhà ở nông thôn trong quá trình triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn. Do đó, Bộ Xây dựng điều chỉnh một số chỉ tiêu và bổ sung thêm hướng dẫn thực hiện tiêu chí về nhà ở nông thôn (Điều 13, Thông tư 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 4/10/2013).
Cụ thể, xã được công nhận đạt tiêu chí nhà ở dân cư khi đáp ứng đủ 2 yêu cầu: Trên địa bàn không còn hộ gia đình ở trong nhà tạm, nhà dột nát; đạt mức quy định tối thiểu của vùng về tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.
Nhà tạm, nhà dột nát là loại nhà xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, dễ cháy, có niên hạn sử dụng dưới 5 năm hoặc không đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng), thiếu diện tích ở, bếp, nhà vệ sinh theo quy định, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau: đảm bảo “3 cứng”, các bộ phận nền, khung, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy; đối với khu vực đồng bằng diện tích ở tối thiểu đạt từ 14 m2/người trở lên;
Khu vực trung du, miền núi diện tích ở tối thiểu đạt 10m2/người trở lên; diện tích tối thiểu một căn nhà từ 24m2 trở lên; đối với hộ đơn thân, diện tích tối thiểu một căn nhà từ 18m2 trở lên; niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên;
Đối với nhà ở đã, đang thực hiện hỗ trợ theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì niên hạn sử dụng lấy theo quy định tại các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đó; Các công trình phụ trợ (bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi...) phải được bố trí đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt; kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùng miền....
Cụ thể, xã được công nhận đạt tiêu chí nhà ở dân cư khi đáp ứng đủ 2 yêu cầu: Trên địa bàn không còn hộ gia đình ở trong nhà tạm, nhà dột nát; đạt mức quy định tối thiểu của vùng về tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.
Nhà tạm, nhà dột nát là loại nhà xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, dễ cháy, có niên hạn sử dụng dưới 5 năm hoặc không đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng), thiếu diện tích ở, bếp, nhà vệ sinh theo quy định, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau: đảm bảo “3 cứng”, các bộ phận nền, khung, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy; đối với khu vực đồng bằng diện tích ở tối thiểu đạt từ 14 m2/người trở lên;
Khu vực trung du, miền núi diện tích ở tối thiểu đạt 10m2/người trở lên; diện tích tối thiểu một căn nhà từ 24m2 trở lên; đối với hộ đơn thân, diện tích tối thiểu một căn nhà từ 18m2 trở lên; niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên;
Đối với nhà ở đã, đang thực hiện hỗ trợ theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì niên hạn sử dụng lấy theo quy định tại các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đó; Các công trình phụ trợ (bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi...) phải được bố trí đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt; kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùng miền....
Theo nongnghiep.vn