Hướng tới thị trường giá trị cao
- Thứ năm - 02/07/2015 03:34
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo Tổng cục Thủy sản, đẩy nhanh diện tích tôm - lúa sẽ tạo đột phá cho ngành tôm
* Không nhất thiết phải tăng sản lượng
"Thị trường nông sản của Việt Nam đã được XK sang hơn 120 nước trên thế giới. Vừa rồi chúng ta tập trung vào một số thị trường khó tính nhưng mang tính chất chiến lược, đó là Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật Bản", Cục trưởng Cục BVTV Nguyễn Xuân Hồng nhấn mạnh.
Theo ông Hồng, hiện EU hoàn toàn mở cửa thị trường cho chúng ta nhưng có hai cản trở chính là vấn đề an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật. Chúng tôi thấy rằng ở ta có quá ít doanh nghiệp đủ mạnh để vươn tới những thị trường có giá trị cao, khó tính.
6 tháng đầu năm 2015 là thời gian mà công tác thú y được thực hiện hiệu quả, tạo tiền đề quan trọng để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm động vật, thủy sản của nước ta.
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, những loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản như lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm, hoại tử gan tụy và đốm trắng trên tôm… đã được kiểm soát tốt và ngày càng đẩy lùi.
Vấn đề xúc tiến thương mại cũng được đẩy mạnh. Vừa qua, Cục Thú y đã làm việc với 10 tổ chức quốc tế trong vòng 2 tháng để tháo gỡ lệnh cấm nhập khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Brazil. Hồng Kông cũng đã mở cửa cho sản phẩm trứng vịt muối vào thị trường đối với những vùng không có dịch cúm gia cầm.
Trước đây, dịch tai xanh hoành hành, bà con sử dụng vacxin để phòng dịch tràn lan, rất nhiều lô hàng lợn sữa của ta xuất sang Hồng Kông bị đối tác trả về, nhưng mấy năm liền chúng ta không phải chứng kiến lô hàng nào phải chở ngược lại nữa. Sắp tới, phía Malaysia sẽ cử một đoàn công tác sang Việt Nam để kiểm tra một số cơ sở giết mổ lợn, nếu đạt tiêu chuẩn, phía bạn sẽ tăng cường nhập khẩu hàng của ta.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản nhận định: Hiện tại có 3 nút thắt trên thị trường tiêu thụ nông sản của Việt Nam.
Thứ nhất là về giá, giá nhiều loại nông sản của Việt Nam cao hơn Thái Lan, Malaysia... Nguyên nhân là do khâu phân phối đội giá cực lớn. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì nông sản các nước sẽ đổ bộ vào Việt Nam. Nút thắt thứ hai là sự tín nhiệm của người dân với sản phẩm nông sản của ta rất thấp, do những sự cố liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm tương đối nhiều. Người dân có thu nhập khá trở lên thường lựa chọn sử dụng thực phẩm nhập khẩu.
Về nút thắt thứ ba, thị trường xuất khẩu của chúng ta luôn phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật. Không hẳn là nước bạn làm khó ta, mà chính ta không cung ứng được những sản phẩm chất lượng đạt chuẩn quốc tế, ví dụ dư lượng thuốc BVTV, thuốc kháng sinh… còn vượt ngưỡng cho phép.
Do đó, Bộ NN-PTNT cần đề nghị Bộ Công thương làm sao giảm chi phí lưu thông, phân phối để sản phẩm đến tay người tiêu dùng không đắt như bây giờ. Thứ hai là linh hoạt hơn trong xử lý rào cản kỹ thuật, tăng cường công tác xúc tiến thương mại qua nhiều kênh khác nhau, đặc biệt là huy động sự tham gia của doanh nghiệp và toàn xã hội.
Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định: 6 tháng đầu năm 2015, nền nông nghiệp nước nhà phải đối mặt với những khó khăn, thử thách lớn, đặc biệt là hạn hán, xâm nhập mặn, vụ đông ấm do ảnh hưởng của El Nino và giá cả thị trường diễn biến bất lợi.
Trong điều kiện như thế, Bộ và toàn ngành đã quyết liệt triển khai nhiệm vụ được giao và xử lý kịp thời những tình huống xấu đặt ra từ thực tiễn.
Ví dụ như việc cấp nước kịp thời, tiết kiệm cho khu vực trung du miền núi phía Bắc gieo cấy vụ đông xuân; điều tiết nước hợp lý để các tỉnh miền Trung cơ bản tổ chức được SX lúa và được mùa.
Ở Nam bộ, vấn nạn xâm nhập mặn cũng được ngăn chặn kịp thời. Chúng ta cũng tham gia cùng các Bộ, ngành quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho thị trường nông sản, mở cửa thêm nhiều thị trường mới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu. Đồng thời, ngành nông nghiệp cũng đã có các giải pháp mang tính chất căn cơ, dài hạn để tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, chúng ta cũng nhận ra được nhiều mặt tồn tại. Mức tăng trưởng của toàn ngành thấp hơn so với 6 tháng đầu năm 2014, chưa đáp ứng được kỳ vọng của Chính phủ và người dân. Giá trị xuất khẩu tổng thể 6 tháng đầu năm vẫn giảm một chút so với cùng kỳ năm ngoái; giá lúa, cao su, dưa hấu, hành tím giảm, giá cà phê cũng không cao.
Chúng ta đã đạt được nhiều kết quả trong xây dựng NTM, nhưng tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn NTM hiện mới chỉ đạt 9%, trong khi đó theo kế hoạch đến hết năm 2015 phải có 20% số xã đạt chuẩn NTM. Bên cạnh đó, công tác quản lý chất lượng nông sản và an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập; cải cách hành chính, tạo môi trường cho doanh nghiệp và nông dân SX kinh doanh chưa được như mong đợi…
Bộ trưởng chỉ đạo: “Trong 6 tháng cuối năm, chúng ta cần có một kế hoạch cụ thể và chỉ đạo quyết liệt để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của toàn ngành. Muốn làm được điều đó, không thể làm những thứ mà chúng ta không bán được, mà phải tăng sản lượng các sản phẩm có thị trường và giá trị cao, ví dụ như điều, hồ tiêu, rau quả, sắn và đồ hộp…”.
Trước mắt, ngành lúa gạo phải chuyển mạnh sang làm các giống đáp ứng thị trường trong nước với giá trị cao, giá bán từ 800 – 1.000 USD/tấn, không nhất thiết phải tăng sản lượng. Nên rà soát lại thị trường lúa gạo thế giới để xem xét mở rộng diện tích lúa thu đông ở ĐBSCL; chuyển đổi trồng lúa sang ngô, đậu tương ở các vùng hạn như Nam Trung bộ.
Tổng cục Thủy sản cần gấp rút kiểm tra, chỉ đạo để phát triển nuôi tôm, bởi theo ghi nhận từ các doanh nghiệp, thị trường tôm đang chuyển biến tích cực. Thứ nữa, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, phải thúc đẩy phát triển chăn nuôi đồng thời thu hút mạnh mẽ sự đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp.
Theo ông Hồng, hiện EU hoàn toàn mở cửa thị trường cho chúng ta nhưng có hai cản trở chính là vấn đề an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật. Chúng tôi thấy rằng ở ta có quá ít doanh nghiệp đủ mạnh để vươn tới những thị trường có giá trị cao, khó tính.
6 tháng đầu năm 2015 là thời gian mà công tác thú y được thực hiện hiệu quả, tạo tiền đề quan trọng để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm động vật, thủy sản của nước ta.
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, những loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản như lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm, hoại tử gan tụy và đốm trắng trên tôm… đã được kiểm soát tốt và ngày càng đẩy lùi.
Vấn đề xúc tiến thương mại cũng được đẩy mạnh. Vừa qua, Cục Thú y đã làm việc với 10 tổ chức quốc tế trong vòng 2 tháng để tháo gỡ lệnh cấm nhập khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Brazil. Hồng Kông cũng đã mở cửa cho sản phẩm trứng vịt muối vào thị trường đối với những vùng không có dịch cúm gia cầm.
Trước đây, dịch tai xanh hoành hành, bà con sử dụng vacxin để phòng dịch tràn lan, rất nhiều lô hàng lợn sữa của ta xuất sang Hồng Kông bị đối tác trả về, nhưng mấy năm liền chúng ta không phải chứng kiến lô hàng nào phải chở ngược lại nữa. Sắp tới, phía Malaysia sẽ cử một đoàn công tác sang Việt Nam để kiểm tra một số cơ sở giết mổ lợn, nếu đạt tiêu chuẩn, phía bạn sẽ tăng cường nhập khẩu hàng của ta.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản nhận định: Hiện tại có 3 nút thắt trên thị trường tiêu thụ nông sản của Việt Nam.
Thứ nhất là về giá, giá nhiều loại nông sản của Việt Nam cao hơn Thái Lan, Malaysia... Nguyên nhân là do khâu phân phối đội giá cực lớn. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì nông sản các nước sẽ đổ bộ vào Việt Nam. Nút thắt thứ hai là sự tín nhiệm của người dân với sản phẩm nông sản của ta rất thấp, do những sự cố liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm tương đối nhiều. Người dân có thu nhập khá trở lên thường lựa chọn sử dụng thực phẩm nhập khẩu.
Về nút thắt thứ ba, thị trường xuất khẩu của chúng ta luôn phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật. Không hẳn là nước bạn làm khó ta, mà chính ta không cung ứng được những sản phẩm chất lượng đạt chuẩn quốc tế, ví dụ dư lượng thuốc BVTV, thuốc kháng sinh… còn vượt ngưỡng cho phép.
Do đó, Bộ NN-PTNT cần đề nghị Bộ Công thương làm sao giảm chi phí lưu thông, phân phối để sản phẩm đến tay người tiêu dùng không đắt như bây giờ. Thứ hai là linh hoạt hơn trong xử lý rào cản kỹ thuật, tăng cường công tác xúc tiến thương mại qua nhiều kênh khác nhau, đặc biệt là huy động sự tham gia của doanh nghiệp và toàn xã hội.
Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định: 6 tháng đầu năm 2015, nền nông nghiệp nước nhà phải đối mặt với những khó khăn, thử thách lớn, đặc biệt là hạn hán, xâm nhập mặn, vụ đông ấm do ảnh hưởng của El Nino và giá cả thị trường diễn biến bất lợi.
Trong điều kiện như thế, Bộ và toàn ngành đã quyết liệt triển khai nhiệm vụ được giao và xử lý kịp thời những tình huống xấu đặt ra từ thực tiễn.
Ví dụ như việc cấp nước kịp thời, tiết kiệm cho khu vực trung du miền núi phía Bắc gieo cấy vụ đông xuân; điều tiết nước hợp lý để các tỉnh miền Trung cơ bản tổ chức được SX lúa và được mùa.
Ở Nam bộ, vấn nạn xâm nhập mặn cũng được ngăn chặn kịp thời. Chúng ta cũng tham gia cùng các Bộ, ngành quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho thị trường nông sản, mở cửa thêm nhiều thị trường mới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu. Đồng thời, ngành nông nghiệp cũng đã có các giải pháp mang tính chất căn cơ, dài hạn để tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, chúng ta cũng nhận ra được nhiều mặt tồn tại. Mức tăng trưởng của toàn ngành thấp hơn so với 6 tháng đầu năm 2014, chưa đáp ứng được kỳ vọng của Chính phủ và người dân. Giá trị xuất khẩu tổng thể 6 tháng đầu năm vẫn giảm một chút so với cùng kỳ năm ngoái; giá lúa, cao su, dưa hấu, hành tím giảm, giá cà phê cũng không cao.
Chúng ta đã đạt được nhiều kết quả trong xây dựng NTM, nhưng tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn NTM hiện mới chỉ đạt 9%, trong khi đó theo kế hoạch đến hết năm 2015 phải có 20% số xã đạt chuẩn NTM. Bên cạnh đó, công tác quản lý chất lượng nông sản và an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập; cải cách hành chính, tạo môi trường cho doanh nghiệp và nông dân SX kinh doanh chưa được như mong đợi…
Bộ trưởng chỉ đạo: “Trong 6 tháng cuối năm, chúng ta cần có một kế hoạch cụ thể và chỉ đạo quyết liệt để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của toàn ngành. Muốn làm được điều đó, không thể làm những thứ mà chúng ta không bán được, mà phải tăng sản lượng các sản phẩm có thị trường và giá trị cao, ví dụ như điều, hồ tiêu, rau quả, sắn và đồ hộp…”.
Trước mắt, ngành lúa gạo phải chuyển mạnh sang làm các giống đáp ứng thị trường trong nước với giá trị cao, giá bán từ 800 – 1.000 USD/tấn, không nhất thiết phải tăng sản lượng. Nên rà soát lại thị trường lúa gạo thế giới để xem xét mở rộng diện tích lúa thu đông ở ĐBSCL; chuyển đổi trồng lúa sang ngô, đậu tương ở các vùng hạn như Nam Trung bộ.
Tổng cục Thủy sản cần gấp rút kiểm tra, chỉ đạo để phát triển nuôi tôm, bởi theo ghi nhận từ các doanh nghiệp, thị trường tôm đang chuyển biến tích cực. Thứ nữa, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, phải thúc đẩy phát triển chăn nuôi đồng thời thu hút mạnh mẽ sự đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp.
Minh Phúc
Theo: nongnghiep.vn
Theo: nongnghiep.vn