Huy động và quản lý nguồn lực tài chính Giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương
- Thứ bảy - 29/06/2013 23:43
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nâng cấp đường giao thông nông thôn ở Quang Lịch (Kiến Xương). Ảnh: Ngọc Linh |
Trong huy động các nguồn lực tài chính, thời gian qua, các địa phương đã thực hiện đa dạng hóa bằng nhiều hình thức từ các nguồn vốn hỗ trợ ngân sách Trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, kết hợp lồng ghép vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn (chương trình giảm nghèo, việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, phòng chống tội phạm, văn hóa, y tế, giáo dục, kiên cố hóa kênh mương...), vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước...
Ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh, các huyện, thành phố còn xây dựng cơ chế hỗ trợ phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, xây dựng kế hoạch vốn đối ứng của địa phương đối với công trình 100% vốn ngân sách Nhà nước, đồng thời huy động tối đa các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân đối với các công trình Nhà nước hỗ trợ một phần vốn. Giai đoạn 2011 – 2012, toàn tỉnh đã huy động trên 2.100 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 476,98 tỷ đồng, ngân sách địa phương 755,86 tỷ đồng, vốn tín dụng ưu đãi 145 tỷ đồng, vốn ODA 244 tỷ đồng và vốn nhân dân đóng góp 571,5 tỷ đồng. Không chỉ thực hiện tốt huy động vốn, việc quản lý các nguồn lực tài chính phục vụ xây dựng NTM cũng được các địa phương thực hiện rất đa dạng tùy thuộc vào chức năng phân cấp quản lý hiện hành.
Thực hiện Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 07/02/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng NTM tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 của UBND tỉnh, các địa phương đã công bố công khai, minh bạch các chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với các xã xây dựng NTM và trách nhiệm của các sở, ngành, UBND các cấp trong việc quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
Nhờ thực hiện tốt công tác huy động và quản lý nguồn lực tài chính, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ở Thái Bình đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần đem lại diện mạo mới, sức sống mới cho nông thôn. Đến hết tháng 2/2013, toàn tỉnh có 10 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 116 xã đạt từ 11 - 14 tiêu chí, 100 xã đạt từ 8 - 10 tiêu chí và 40 xã đạt từ 6 - 8 tiêu chí. Ngoài 8 xã điểm của tỉnh, toàn tỉnh có 4 xã không thuộc diện làm điểm nhưng đã đạt 15 tiêu chí trở lên, bao gồm Thụy Phúc, Thụy Văn (Thái Thụy), Vũ Tây, Vũ Ninh (Kiến Xương) có khả năng hoàn thành 19 tiêu chí trong năm 2013. Toàn tỉnh có 43/70 xã điểm giai đoạn 2011 – 2015 quy hoạch được vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy hoạch 43 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.226 ha, nghề và làng nghề được duy trì và phát triển tạo việc làm cho trên 154.000 lao động khu vực nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 còn 6,8%, giảm 1,32% so với năm 2011.
Cùng với những kết quả đã đạt được, thời gian qua, công tác huy động và quản lý nguồn lực tài chính xây dựng NTM của các địa phương vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Hầu hết các huyện, các xã chưa xây dựng, ban hành được chính sách hỗ trợ xây dựng NTM của cấp mình nên chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch nguồn lực và triển khai huy động tổng hợp các nguồn lực, mà dựa chủ yếu vào nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất. Nhiều địa phương, cán bộ chủ chốt còn nặng tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ vốn của ngân sách cấp trên; coi trọng, tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chưa coi trọng chỉ đạo, đầu tư cho phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Một số xã xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện với nguồn lực quá lớn, chưa sát với thực tiễn cơ sở. Năng lực của đội ngũ cán bộ cấp xã trong công tác quản lý dự án đầu tư và quản lý vốn đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu.
Khắc phục những hạn chế đó, thời gian tới, ngành Tài chính tăng cường công tác tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của nhân dân trong xây dựng NTM; gắn xây dựng NTM với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, đồng thời thực hiện công khai, dân chủ về quy hoạch xây dựng và công khai về tài chính ngân sách của địa phương. Bên cạnh đó, ngành thường xuyên tham mưu rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cơ chế hỗ trợ để các xã phát huy tối đa nội lực của mình đầu tư cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Đối với chính quyền cơ sở, cần chủ động xây dựng phương án huy động vốn trong nhân dân, quản lý và tích cực khai thác tốt các nguồn thu trên địa bàn, thực hiện công khai minh bạch về các nguồn lực tài chính cho đầu tư xây dựng, đồng thời tăng cường vai trò tham gia giám sát của nhân dân trong việc huy động và quản lý, sử dụng các nguồn lực.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh đang xây dựng Đề án tăng cường đầu tư vốn tín dụng và phát triển dịch vụ ngân hàng góp phần xây dựng NTM tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020. Khi được phê duyệt thì đây sẽ trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM ở Thái Bình.
Ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh, các huyện, thành phố còn xây dựng cơ chế hỗ trợ phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, xây dựng kế hoạch vốn đối ứng của địa phương đối với công trình 100% vốn ngân sách Nhà nước, đồng thời huy động tối đa các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân đối với các công trình Nhà nước hỗ trợ một phần vốn. Giai đoạn 2011 – 2012, toàn tỉnh đã huy động trên 2.100 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 476,98 tỷ đồng, ngân sách địa phương 755,86 tỷ đồng, vốn tín dụng ưu đãi 145 tỷ đồng, vốn ODA 244 tỷ đồng và vốn nhân dân đóng góp 571,5 tỷ đồng. Không chỉ thực hiện tốt huy động vốn, việc quản lý các nguồn lực tài chính phục vụ xây dựng NTM cũng được các địa phương thực hiện rất đa dạng tùy thuộc vào chức năng phân cấp quản lý hiện hành.
Thực hiện Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 07/02/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng NTM tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 của UBND tỉnh, các địa phương đã công bố công khai, minh bạch các chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với các xã xây dựng NTM và trách nhiệm của các sở, ngành, UBND các cấp trong việc quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
Nhờ thực hiện tốt công tác huy động và quản lý nguồn lực tài chính, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ở Thái Bình đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần đem lại diện mạo mới, sức sống mới cho nông thôn. Đến hết tháng 2/2013, toàn tỉnh có 10 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 116 xã đạt từ 11 - 14 tiêu chí, 100 xã đạt từ 8 - 10 tiêu chí và 40 xã đạt từ 6 - 8 tiêu chí. Ngoài 8 xã điểm của tỉnh, toàn tỉnh có 4 xã không thuộc diện làm điểm nhưng đã đạt 15 tiêu chí trở lên, bao gồm Thụy Phúc, Thụy Văn (Thái Thụy), Vũ Tây, Vũ Ninh (Kiến Xương) có khả năng hoàn thành 19 tiêu chí trong năm 2013. Toàn tỉnh có 43/70 xã điểm giai đoạn 2011 – 2015 quy hoạch được vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy hoạch 43 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.226 ha, nghề và làng nghề được duy trì và phát triển tạo việc làm cho trên 154.000 lao động khu vực nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 còn 6,8%, giảm 1,32% so với năm 2011.
Cùng với những kết quả đã đạt được, thời gian qua, công tác huy động và quản lý nguồn lực tài chính xây dựng NTM của các địa phương vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Hầu hết các huyện, các xã chưa xây dựng, ban hành được chính sách hỗ trợ xây dựng NTM của cấp mình nên chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch nguồn lực và triển khai huy động tổng hợp các nguồn lực, mà dựa chủ yếu vào nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất. Nhiều địa phương, cán bộ chủ chốt còn nặng tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ vốn của ngân sách cấp trên; coi trọng, tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chưa coi trọng chỉ đạo, đầu tư cho phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Một số xã xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện với nguồn lực quá lớn, chưa sát với thực tiễn cơ sở. Năng lực của đội ngũ cán bộ cấp xã trong công tác quản lý dự án đầu tư và quản lý vốn đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu.
Khắc phục những hạn chế đó, thời gian tới, ngành Tài chính tăng cường công tác tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của nhân dân trong xây dựng NTM; gắn xây dựng NTM với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, đồng thời thực hiện công khai, dân chủ về quy hoạch xây dựng và công khai về tài chính ngân sách của địa phương. Bên cạnh đó, ngành thường xuyên tham mưu rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cơ chế hỗ trợ để các xã phát huy tối đa nội lực của mình đầu tư cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Đối với chính quyền cơ sở, cần chủ động xây dựng phương án huy động vốn trong nhân dân, quản lý và tích cực khai thác tốt các nguồn thu trên địa bàn, thực hiện công khai minh bạch về các nguồn lực tài chính cho đầu tư xây dựng, đồng thời tăng cường vai trò tham gia giám sát của nhân dân trong việc huy động và quản lý, sử dụng các nguồn lực.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh đang xây dựng Đề án tăng cường đầu tư vốn tín dụng và phát triển dịch vụ ngân hàng góp phần xây dựng NTM tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020. Khi được phê duyệt thì đây sẽ trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM ở Thái Bình.
Minh Hương
Nguồn: baothaibinh.com.vn
Nguồn: baothaibinh.com.vn