Huyện Mê Linh phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2018
- Thứ sáu - 21/07/2017 09:52
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Thời gian qua, huyện Mê Linh rất quan tâm, chú trọng chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại. Để thuận lợi cho quá trình thực hiện, UBND huyện Mê Linh đã ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND ngày 12/8/2016 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại. Kết quả, toàn huyện đã có 195 hộ được UBND huyện chấp thuận phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Việc chuyển đổi bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực, khai thác tối đa nguồn lực, nâng cao thu nhập cho người dân. Ước tính giá trị nuôi trồng thủy sản của huyện đạt 500 triệu đồng/ha/năm, cây ăn quả đạt 300 - 400 triệu đồng/ha/năm… Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 33,1 triệu đồng/người/năm.
Về xây dựng NTM, tính đến nay, huyện Mê Linh có 12/16 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 4 xã còn lại gồm Tự Lập, Hoàng Kim, Tam Đồng, Chu Phan đạt và cơ bản đạt 16 - 18 tiêu chí. Đáng chú ý, trong năm 2016, huyện đã bố trí nguồn kinh phí từ đấu giá quyền sử dụng đất và kinh phí TP hỗ trợ tập trung thanh toán toàn bộ số nợ đọng xây dựng cơ bản. Hiện các xã trên địa bàn huyện không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM.
Về xây dựng NTM, tính đến nay, huyện Mê Linh có 12/16 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 4 xã còn lại gồm Tự Lập, Hoàng Kim, Tam Đồng, Chu Phan đạt và cơ bản đạt 16 - 18 tiêu chí. Đáng chú ý, trong năm 2016, huyện đã bố trí nguồn kinh phí từ đấu giá quyền sử dụng đất và kinh phí TP hỗ trợ tập trung thanh toán toàn bộ số nợ đọng xây dựng cơ bản. Hiện các xã trên địa bàn huyện không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM.
Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Bùi Xuân Quang, đến nay, huyện vẫn chưa có mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, việc liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất còn chậm, chưa đáp ứng được nguồn lực xây dựng NTM. Đặc biệt, bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 có yêu cầu cao hơn giai đoạn trước như hộ nghèo, cơ sở vật chất văn hóa, trường học, môi trường và ATTP dẫn đến khó khăn trong hoàn thành các tiêu chí của huyện.
Huyện Mê Linh đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2018, hoàn thành xây dựng NTM ở 16/16 xã, huyện được công nhận đạt chuẩn huyện NTM. Đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đạt 50 triệu đồng/người/năm.
Để hoàn thành mục tiêu của Chương trình 02, huyện Mê Linh đề nghị TP tiếp tục bố trí kinh phí cho các xã chưa đạt chuẩn NTM để hoàn thiện các tiêu chí đường giao thông ngõ xóm, giao thông nội đồng, kênh mương thủy lợi theo Quyết định 16 của UBND TP. Đặc biệt, hiện nay toàn huyện có 6 trường THPT nhưng cả 6 trường đều chưa đạt chuẩn. Do đó, huyện Mê Linh đề nghị TP đầu tư cơ sở vật chất để đạt tiêu chí trường học đối với huyện NTM.
Trước đó, đầu buổi chiều, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã đi thăm nhà văn hóa thôn Bạch Đa, hệ thống thủy lợi nội đồng, cơ sở vật chất trường học và mô hình chuyển đổi cây trồng tại xã Kim Hoa, huyện Mê Linh.
Huyện Mê Linh đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2018, hoàn thành xây dựng NTM ở 16/16 xã, huyện được công nhận đạt chuẩn huyện NTM. Đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đạt 50 triệu đồng/người/năm.
Để hoàn thành mục tiêu của Chương trình 02, huyện Mê Linh đề nghị TP tiếp tục bố trí kinh phí cho các xã chưa đạt chuẩn NTM để hoàn thiện các tiêu chí đường giao thông ngõ xóm, giao thông nội đồng, kênh mương thủy lợi theo Quyết định 16 của UBND TP. Đặc biệt, hiện nay toàn huyện có 6 trường THPT nhưng cả 6 trường đều chưa đạt chuẩn. Do đó, huyện Mê Linh đề nghị TP đầu tư cơ sở vật chất để đạt tiêu chí trường học đối với huyện NTM.
Trước đó, đầu buổi chiều, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã đi thăm nhà văn hóa thôn Bạch Đa, hệ thống thủy lợi nội đồng, cơ sở vật chất trường học và mô hình chuyển đổi cây trồng tại xã Kim Hoa, huyện Mê Linh.
Theo: Thiên Tú/kinhtedothi.vn