Huyện không nợ đọng xây dựng NTM

Huyện không nợ đọng xây dựng NTM
Thời gian qua, các cấp Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Mỹ Đức luôn xác định tham gia xây dựng, bảo vệ đảng, chính quyền và Nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu.
09-56-10_dsc_0936
Một trường mẫu giáo ở ngoại thành Hà Nội

Thanh Trì là huyện nằm phía nam Hà Nội, có tốc độ đô thị hóa nhanh, thu nhập bình quân năm 2016 đạt 35,72 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn dưới 2%. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh tuy tạo ra nhiều thuận lợi nhưng cũng để lại những khó khăn cho huyện trong nhiều lĩnh vực: Vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, cải tạo, nâng cấp hạ tầng nông thôn, tiêu thoát nước trong khu dân cư; Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động sau thu hồi đất và đào tạo nghề cho lao động nông thôn...

Việc triển khai Chương trình xây dựng NTM trong điều kiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt và các quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn; Liên kết tác động qua lại với các quận, huyện trên địa bàn, mạng lưới giao thông quốc lộ, tỉnh lộ ngày càng hoàn thiện và hiện đại, đây là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế huyện, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại- dịch vụ và đô thị.

Trước khi bước vào xây dựng NTM, huyện đã chỉ đạo các xã xây dựng hạ tầng kỹ thuật như đường làng, ngõ xóm và giao thông nội đồng, các công trình điện, đường, trường, trạm. Bởi vậy, khi bắt đầu thực hiện chương trình có thuận lợi cơ bản trên các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, đạt bình quân 13 tiêu chí/xã...

Thanh Trì đã lựa chọn xây dựng NTM là một trong hai khâu đột phá trọng tâm, chủ động xây dựng chương trình để triển khai đồng thời tại 15/15 xã. BCH Đảng bộ và BCĐ huyện duy trì chế độ giao ban định kỳ hàng quý và sơ, tổng kết hàng năm; Tổ chức nhiều buổi làm việc tại các xã, có thông báo giao nhiệm vụ cụ thể để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc ngay tại cơ sở nhằm đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng NTM theo tiến độ đề ra.

HĐND huyện đã kịp thời ban hành các Nghị quyết để thực hiện chương trình xây dựng NTM đồng thời tăng cường các cuộc giám sát việc thực hiện Nghị quyết của các phòng, ban;Chỉ đạo các xã kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của BCĐ, BQL và các tiểu ban xây dựng NTM.

UBND các xã đẩy mạnh về phát triển kinh tế, xây dựng NTM và công tác dồn điền đổi thửa để kịp thời phát hiện, giải quyết những vướng mắc, bất hợp lý trong quá trình tổ chức thực hiện.

Trong quá trình xây dựng NTM, công tác truyền thông và tập huấn luôn được quan tâm, chỉ đạo thường xuyên với nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú như: Qua hệ thống đài truyền thanh của huyện, các xã; Tổ chức nói chuyện chuyên đề, lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong sinh hoạt chính trị, học tập nghị quyết chuyên đề từng cơ quan, đơn vị...

Tổ chức các lễ phát động “Toàn dân chung sức xây dựng NTM”, “Xây dựng đường làng ngõ xóm”, “Xây dựng huyện NTM”, đặc biệt hàng năm tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về xây dựng NTM trong sinh hoạt cộng đồng dân cư… Công tác tuyên truyền thực sự làm chuyển biến nhận thức trong các cấp chính quyền, đặc biệt là nhận thức của nhân dân về vai trò, trách nhiệm chủ thể trong xây dựng NTM.

Thanh Trì đã chủ động, tích cực huy động các nguồn lực thực hiện chương trình. Tổng vốn đã bố trí thực hiện chương trình giai đoạn 2010-2016 là 2.360 tỷ đồng, trong đó ngân sách TP 507 tỷ đồng, ngân sách huyện 1.162 tỷ đồng, ngân sách xã 214 tỷ đồng, vốn đầu tư của các DN, HTX, tổ chức kinh tế 169 tỷ đồng, vốn đóng góp từ nhân dân 268 tỷ đồng, vốn huy động từ các nguồn khác 40 tỷ đồng.

Thanh Trì là huyện hầu như không có nợ đọng xâ
09-56-10_dsc_0936
Một trường mẫu giáo ở ngoại thành Hà Nội

Thanh Trì là huyện nằm phía nam Hà Nội, có tốc độ đô thị hóa nhanh, thu nhập bình quân năm 2016 đạt 35,72 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn dưới 2%. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh tuy tạo ra nhiều thuận lợi nhưng cũng để lại những khó khăn cho huyện trong nhiều lĩnh vực: Vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, cải tạo, nâng cấp hạ tầng nông thôn, tiêu thoát nước trong khu dân cư; Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động sau thu hồi đất và đào tạo nghề cho lao động nông thôn...

Việc triển khai Chương trình xây dựng NTM trong điều kiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt và các quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn; Liên kết tác động qua lại với các quận, huyện trên địa bàn, mạng lưới giao thông quốc lộ, tỉnh lộ ngày càng hoàn thiện và hiện đại, đây là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế huyện, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại- dịch vụ và đô thị.

Trước khi bước vào xây dựng NTM, huyện đã chỉ đạo các xã xây dựng hạ tầng kỹ thuật như đường làng, ngõ xóm và giao thông nội đồng, các công trình điện, đường, trường, trạm. Bởi vậy, khi bắt đầu thực hiện chương trình có thuận lợi cơ bản trên các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, đạt bình quân 13 tiêu chí/xã...

Thanh Trì đã lựa chọn xây dựng NTM là một trong hai khâu đột phá trọng tâm, chủ động xây dựng chương trình để triển khai đồng thời tại 15/15 xã. BCH Đảng bộ và BCĐ huyện duy trì chế độ giao ban định kỳ hàng quý và sơ, tổng kết hàng năm; Tổ chức nhiều buổi làm việc tại các xã, có thông báo giao nhiệm vụ cụ thể để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc ngay tại cơ sở nhằm đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng NTM theo tiến độ đề ra.

HĐND huyện đã kịp thời ban hành các Nghị quyết để thực hiện chương trình xây dựng NTM đồng thời tăng cường các cuộc giám sát việc thực hiện Nghị quyết của các phòng, ban;Chỉ đạo các xã kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của BCĐ, BQL và các tiểu ban xây dựng NTM.

UBND các xã đẩy mạnh về phát triển kinh tế, xây dựng NTM và công tác dồn điền đổi thửa để kịp thời phát hiện, giải quyết những vướng mắc, bất hợp lý trong quá trình tổ chức thực hiện.

Trong quá trình xây dựng NTM, công tác truyền thông và tập huấn luôn được quan tâm, chỉ đạo thường xuyên với nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú như: Qua hệ thống đài truyền thanh của huyện, các xã; Tổ chức nói chuyện chuyên đề, lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong sinh hoạt chính trị, học tập nghị quyết chuyên đề từng cơ quan, đơn vị...

Tổ chức các lễ phát động “Toàn dân chung sức xây dựng NTM”, “Xây dựng đường làng ngõ xóm”, “Xây dựng huyện NTM”, đặc biệt hàng năm tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về xây dựng NTM trong sinh hoạt cộng đồng dân cư… Công tác tuyên truyền thực sự làm chuyển biến nhận thức trong các cấp chính quyền, đặc biệt là nhận thức của nhân dân về vai trò, trách nhiệm chủ thể trong xây dựng NTM.

Thanh Trì đã chủ động, tích cực huy động các nguồn lực thực hiện chương trình. Tổng vốn đã bố trí thực hiện chương trình giai đoạn 2010-2016 là 2.360 tỷ đồng, trong đó ngân sách TP 507 tỷ đồng, ngân sách huyện 1.162 tỷ đồng, ngân sách xã 214 tỷ đồng, vốn đầu tư của các DN, HTX, tổ chức kinh tế 169 tỷ đồng, vốn đóng góp từ nhân dân 268 tỷ đồng, vốn huy động từ các nguồn khác 40 tỷ đồng.

Thanh Trì là huyện hầu như không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM. Theo quy định tại Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng, Thanh Trì đã đủ điều kiện đề nghị xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Điều quan trọng hơn là, kết quả lấy phiếu đánh giá sự hài lòng của người dân về xây dựng NTM Thanh Trì đạt tỷ lệ 94,2%, chứng tỏ sự đồng thuận rất cao của nhân dân.
y dựng cơ bản trong xây dựng NTM. Theo quy định tại Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng, Thanh Trì đã đủ điều kiện đề nghị xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Điều quan trọng hơn là, kết quả lấy phiếu đánh giá sự hài lòng của người dân về xây dựng NTM Thanh Trì đạt tỷ lệ 94,2%, chứng tỏ sự đồng thuận rất cao của nhân dân.
Theo: nongnghiep.vn