“Kéo” doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
- Chủ nhật - 28/06/2015 23:02
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tỷ trọng doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp chỉ chiếm 1,01% trong tổng số doanh nghiệp trên cả nước...
Tỷ trọng doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp chỉ chiếm 1,01% trong tổng số doanh nghiệp trên cả nước, chủ yếu là quy mô nhỏ. Với quyết tâm đưa lực lượng doanh nhân trở thành đội tiên phong trong quá trình tái cơ cấu của ngành, Ban chỉ đạo liên ngành về tái cơ cấu nông nghiệp tổ chức Hội nghị Tăng cường đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp ngày 28/6/2015.
Hội nghị do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì, tham gia có đại diện các bộ ngành, địa phương, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn và một số tổ chức quốc tế. Đây là một diễn đàn đối thoại cấp cao nhằm khởi động mạnh phong trào, kết nối doanh nghiệp triển khai các dự án đầu tư nông nghiệp với các địa phương theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Ngành nông nghiệp quá ít doanh nghiệp
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, đầu tư từ khu vực tư nhân vào nông nghiệp thời gian gần đây đã tăng đáng kể, năm 2013 đã tăng 1,9 lần so với năm 2009. Số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tăng từ 2.397 doanh nghiệp năm 2007 lên 3.635 doanh nghiệp năm 2013, tăng bình quân 13,8%/năm. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước chiếm phần lớn, khoảng 89%, tạo việc làm cho 265.000 lao động.
Đã có nhiều nhà đầu tư thành công và trở thành những đầu tàu về ứng dụng khoa học công nghệ cao, phát triển thị trường, tạo động lực phát triển cho nhiều vùng, địa phương như: Vinamilk, Công ty Minh Phú, TH Truemilk, Công ty đường Lam Sơn, Công ty Bảo vệ thực vật An Giang, Công ty Vĩnh Hoàn, Tập đoàn DABACO...
Hiện nay đang có xu hướng nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn tìm hiểu cơ hội và mong muốn đầu tư vào nông nghiệp, như Tập đoàn Vingroup, Himlam, Viettel,...
Bên cạnh những kết quả đạt được, đầu tư tư nhân vào nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, cũng như nhu cầu phát triển của ngành. Tỷ trọng doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp năm 2014 chỉ chiếm 1,01% trong tổng doanh nghiệp của cả nước, đa phần là quy mô vốn nhỏ. Số doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm 55%.
Trong năm 2008-2013, chỉ có 3.486 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn 126.469 tỷ đồng, nhưng lại có 475 doanh nghiệp (chiếm 15%) bị giải thể.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho hay, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, bất cứ quốc gia nào thành công cũng đều có sự chỉ đạo của chính phủ. Khi xem xét đầu tư vào nông nghiệp, nếu chỉ một Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ không thể giải quyết được vấn đề, mà cần có sự phối hợp của nhiều bộ ngành như tài chính, hải quan, lao động, giao thông vận tải...
Tại Việt Nam, vẫn chưa có sự kết nối và hợp tác chặt chẽ nên khuyến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có mối quan hệ với các nhà đầu tư Việt Nam.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp cho rằng, các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cần ưu đãi đặc biệt cho xây dựng doanh nghiệp đầu tàu, xây dựng các hiệp hội ngành hàng mạnh gắn kết doanh nghiệp với nông dân. Kiến nghị Nhà nước bổ sung đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng chế biến lúa gạo, đất kho chứa lúa.
Về tín dụng, đề nghị hình thành quỹ đầu tư, bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất cho dự án nông nghiệp công nghệ cao. Ngân hàng Nhà nước cần xem xét cho phép sử dụng chuồng trại chăn nuôi, nhà kính làm tài sản thế chấp khi vay vốn.
Bất cập thuế, đất đai
Ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch UBND Quảng Ninh nêu vấn đề, khi kêu gọi doanh nghiệp ra vùng sâu vùng xa, họ không nhiệt tình vì đầu tư tại đó chi phí lớn. Kiến nghị Nhà nước hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp ít nhất 70% đối với vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ lãi suất ngân hàng 50%; hỗ trợ 100% cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào.
Cơ chế giải ngân hỗ trợ cũng nên sửa lại, thay vì giải ngân theo cơ chế sau đầu tư như hiện nay, thì chuyển thành tạm ứng giá trị và tiếp tục giải ngân theo lộ trình và tiến độ dự án.
Vấn đề thuế, phí có nhiều doanh nghiệp bức xúc nhất. Các doanh nghiệp đề nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh các mặt hàng phân bón, thức ăn chăn nuôi, máy nông nghiệp vào danh mục thuộc đối tượng thuế VAT 0%.
Trong khi các doanh nghiệp nhập khẩu vật tư được khấu trừ thuế VAT nhờ có đủ chứng từ hóa đơn đầu vào, thì các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản ở thị trường trong nước không được khấu trừ thuế VAT đầu vào vì thu mua nông sản nguyên liệu của nông dân không có hóa đơn. Kiến nghị Bộ Tài chính xem xét để doanh nghiệp có thể khấu trừ được thuế đầu vào khi thu mua nông sản không có hóa đơn.
Ngoài ra, khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cả năm, cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp nộp ngay số tiền còn thiếu, nhưng nếu doanh nghiệp đã nộp thừa thì không được hoàn trả ngay mà khấu trừ dần vào các năm sau. Như vậy là không công bằng và khiến các doanh nghiệp càng khó khăn về vốn kinh doanh.
Vì vậy, kiến nghị cơ quan thuế nên tiến hành hoàn trả ngay số tiền thừa cho doanh nghiệp. Tại hội nghị, các doanh nghiệp còn nêu rất nhiều bức xúc và kiến nghị về tín dụng, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ, bảo hiểm rủi ro nông nghiệp...
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ rõ, để nông nghiệp Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh và vững bền, bên cạnh vai trò chủ đạo của nông dân, cần phải có sự vào cuộc tích cực của đội ngũ doanh nhân.
Theo Phó thủ tướng, chỉ có đưa doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp mới có thể giải quyết 3 điểm nghẽn lớn nhất của ngành hiện nay: có nguồn vốn lớn; có tiềm lực ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất; có năng lực, nhanh nhạy kết nối thị trường.
Hội nghị do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì, tham gia có đại diện các bộ ngành, địa phương, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn và một số tổ chức quốc tế. Đây là một diễn đàn đối thoại cấp cao nhằm khởi động mạnh phong trào, kết nối doanh nghiệp triển khai các dự án đầu tư nông nghiệp với các địa phương theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Ngành nông nghiệp quá ít doanh nghiệp
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, đầu tư từ khu vực tư nhân vào nông nghiệp thời gian gần đây đã tăng đáng kể, năm 2013 đã tăng 1,9 lần so với năm 2009. Số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tăng từ 2.397 doanh nghiệp năm 2007 lên 3.635 doanh nghiệp năm 2013, tăng bình quân 13,8%/năm. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước chiếm phần lớn, khoảng 89%, tạo việc làm cho 265.000 lao động.
Đã có nhiều nhà đầu tư thành công và trở thành những đầu tàu về ứng dụng khoa học công nghệ cao, phát triển thị trường, tạo động lực phát triển cho nhiều vùng, địa phương như: Vinamilk, Công ty Minh Phú, TH Truemilk, Công ty đường Lam Sơn, Công ty Bảo vệ thực vật An Giang, Công ty Vĩnh Hoàn, Tập đoàn DABACO...
Hiện nay đang có xu hướng nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn tìm hiểu cơ hội và mong muốn đầu tư vào nông nghiệp, như Tập đoàn Vingroup, Himlam, Viettel,...
Bên cạnh những kết quả đạt được, đầu tư tư nhân vào nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, cũng như nhu cầu phát triển của ngành. Tỷ trọng doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp năm 2014 chỉ chiếm 1,01% trong tổng doanh nghiệp của cả nước, đa phần là quy mô vốn nhỏ. Số doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm 55%.
Trong năm 2008-2013, chỉ có 3.486 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn 126.469 tỷ đồng, nhưng lại có 475 doanh nghiệp (chiếm 15%) bị giải thể.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho hay, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, bất cứ quốc gia nào thành công cũng đều có sự chỉ đạo của chính phủ. Khi xem xét đầu tư vào nông nghiệp, nếu chỉ một Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ không thể giải quyết được vấn đề, mà cần có sự phối hợp của nhiều bộ ngành như tài chính, hải quan, lao động, giao thông vận tải...
Tại Việt Nam, vẫn chưa có sự kết nối và hợp tác chặt chẽ nên khuyến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có mối quan hệ với các nhà đầu tư Việt Nam.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp cho rằng, các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cần ưu đãi đặc biệt cho xây dựng doanh nghiệp đầu tàu, xây dựng các hiệp hội ngành hàng mạnh gắn kết doanh nghiệp với nông dân. Kiến nghị Nhà nước bổ sung đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng chế biến lúa gạo, đất kho chứa lúa.
Về tín dụng, đề nghị hình thành quỹ đầu tư, bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất cho dự án nông nghiệp công nghệ cao. Ngân hàng Nhà nước cần xem xét cho phép sử dụng chuồng trại chăn nuôi, nhà kính làm tài sản thế chấp khi vay vốn.
Bất cập thuế, đất đai
Ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch UBND Quảng Ninh nêu vấn đề, khi kêu gọi doanh nghiệp ra vùng sâu vùng xa, họ không nhiệt tình vì đầu tư tại đó chi phí lớn. Kiến nghị Nhà nước hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp ít nhất 70% đối với vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ lãi suất ngân hàng 50%; hỗ trợ 100% cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào.
Cơ chế giải ngân hỗ trợ cũng nên sửa lại, thay vì giải ngân theo cơ chế sau đầu tư như hiện nay, thì chuyển thành tạm ứng giá trị và tiếp tục giải ngân theo lộ trình và tiến độ dự án.
Vấn đề thuế, phí có nhiều doanh nghiệp bức xúc nhất. Các doanh nghiệp đề nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh các mặt hàng phân bón, thức ăn chăn nuôi, máy nông nghiệp vào danh mục thuộc đối tượng thuế VAT 0%.
Trong khi các doanh nghiệp nhập khẩu vật tư được khấu trừ thuế VAT nhờ có đủ chứng từ hóa đơn đầu vào, thì các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản ở thị trường trong nước không được khấu trừ thuế VAT đầu vào vì thu mua nông sản nguyên liệu của nông dân không có hóa đơn. Kiến nghị Bộ Tài chính xem xét để doanh nghiệp có thể khấu trừ được thuế đầu vào khi thu mua nông sản không có hóa đơn.
Ngoài ra, khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cả năm, cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp nộp ngay số tiền còn thiếu, nhưng nếu doanh nghiệp đã nộp thừa thì không được hoàn trả ngay mà khấu trừ dần vào các năm sau. Như vậy là không công bằng và khiến các doanh nghiệp càng khó khăn về vốn kinh doanh.
Vì vậy, kiến nghị cơ quan thuế nên tiến hành hoàn trả ngay số tiền thừa cho doanh nghiệp. Tại hội nghị, các doanh nghiệp còn nêu rất nhiều bức xúc và kiến nghị về tín dụng, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ, bảo hiểm rủi ro nông nghiệp...
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ rõ, để nông nghiệp Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh và vững bền, bên cạnh vai trò chủ đạo của nông dân, cần phải có sự vào cuộc tích cực của đội ngũ doanh nhân.
Theo Phó thủ tướng, chỉ có đưa doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp mới có thể giải quyết 3 điểm nghẽn lớn nhất của ngành hiện nay: có nguồn vốn lớn; có tiềm lực ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất; có năng lực, nhanh nhạy kết nối thị trường.
theo vneconomy