Khi lòng dân đồng thuận
- Thứ ba - 10/06/2014 11:37
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nằm trong chương trình cuộc vận động xây dựng nông thôn mới (NTM), phong trào hiến đất để mở đường và xây dựng các công trình công cộng đã và đang lan tỏa khắp các thôn bản ở xã miền núi A Nông (thuộc huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam). Cách "góp đất vì việc chung" này đã thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM, giúp vùng đất nằm giữa đại ngàn Trường Sơn có thêm những con đường kiên cố, công trình đạt chuẩn.
"Sướng bụng" vì được… hiến đất
Cho tới giờ, ông A Lăng Bun vẫn "sướng hoài trong bụng" vì được góp 1,2 ha đất để xây dựng khu tái định cư A Rớt, nơi gia đình ông đã bỏ biết bao công sức để gây dựng cơ nghiệp.
Trò chuyện với chúng tôi, ông cho biết, người dân ở bản mới A Rớt trước đây sống tản mát ở các triền đồi, hẻm núi thưa thớt, nhiều hộ dân không có nước dùng phải đi lấy ở những con suối cách xa nơi sinh sống. Đường sá chưa có nên bọn trẻ đi học phải men theo đường mòn trên núi cả tiếng đồng hồ mới đến điểm trường. Vào mùa mưa bão, bà con phải đi đến nơi khác "lánh nạn" vì nhà cửa không an toàn.
"Sống rải rác như thế khó tiến bộ lắm! Thấy cán bộ Ủy ban xã bảo cần tập trung sinh sống một chỗ cho dễ làm ăn, sinh sống, mình thấy trúng cái suy nghĩ trong đầu mình. Ở đây có ruộng, có vườn để cấy trồng giống mới. Thương bà con còn nhiều khó khăn, mình không có tiền giúp thì góp đất để cùng với Nhà nước giúp bà con" - Ông A Lăng Bun trải lòng.
Nói về nghĩa cử "hiến đất làm đường" của ông A Lăng Bun, chị Bling Hia, người cùng gia đình mới chuyển về sinh sống tại khu tái định cư A Rớt được hơn nửa năm bày tỏ sự khâm phục: "Già Bun không những hiến đất, trực tiếp phụ giúp bà con dựng nhà, mà còn huy động thanh niên trong bản tích cực tham gia san lấp mặt bằng, tạo điều kiện cho địa phương nhanh chóng triển khai xây dựng khu tái định cư. Nhờ có già Bun mà nay cuộc sống bà con ở đây khá lên nhiều rồi. Bà con vừa có nhà mới kiên cố để ở, vừa có nguồn nước ở gần, rất thuận tiện cho sinh hoạt…".
Nghe chị Bling Hia nói vậy, anh A Lăng Bao, Chủ tịch UBND xã A Nông giải thích thêm: Khi A Nông được chọn làm điểm xây dựng NTM của tỉnh Quảng Nam, từ xã đến thôn đã bắt tay ngay vào công tác vận động, tuyên truyền nhân dân. Do người dân hiểu được lợi ích thiết thực của chương trình NTM, nên hưởng ứng rất tích cực.
Ngoài trường hợp điển hình là già Bun, ở A Nông còn có rất nhiều gia đình khác sẵn sàng hiến đất để làm đường, xây dựng điểm trường và các công trình dân sinh khác. "Qua rà soát, thống kê, các ban, ngành chức năng của huyện Tây Giang và xã A Nông tính ra được con số cụ thể là nhân dân xã A Nông đã tự giác hiến đất để san ủi mặt bằng, cải tạo lại ruộng đất với tổng giá trị lên đến hơn 13 tỷ đồng.
Có thể nói, đây là thành công rất lớn của xã A Nông chúng tôi trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cùng tham gia ủng hộ chương trình NTM. Nhờ có sự đồng thuận và tham gia tích cực của người dân nên chỉ sau hơn 3 năm xây dựng NTM, xã A Nông là địa phương miền núi duy nhất của tỉnh Quảng Nam đạt được 13/19 tiêu chí…" - Chủ tịch A Lăng Bao tự hào cho biết.
Sức dân làm tươi đẹp làng quê
Không chỉ ở khu tái định cư A Rớt, bây giờ, đến thôn bản nào ở xã A Nông cũng nghe bà con nhắc đến chương trình xây dựng NTM. Mở rộng đường, xây dựng trường học, cổng chào hay nhà sinh hoạt cộng đồng, nếu vướng đất nhà nào, thì nhà đó sẵn sàng hiến đất, chặt cây, phá dỡ tường rào để quê hương mình ngày càng thêm khởi sắc đổi mới.
"Có chi khó hiểu mô! Không phải đi sớm về muộn cho kịp buổi chợ xa nhà, nông sản làm ra được tiêu thụ dễ dàng, hàng hóa thiết yếu cũng không thiếu thứ chi. Trẻ con đi học dễ dàng, thuận lợi… Sung sướng như rứa, ai chẳng đồng lòng?" - Già A Lăng Đàn, ở bản A Cấp vui vẻ "kết luận" khi được hỏi về suy nghĩ của mình trước việc người dân ở A Nông luôn sẵn sàng góp của, góp công để cùng Nhà nước xây dựng NTM.
Già bộc bạch thêm, nếu không hiến đất hiến vườn, Nhà nước không thể xây con đường. Không có con đường, bà con phải gùi đồ băng rừng, khổ lắm. Xây dựng NTM, trẻ em có trường học khang trang, nhà nào cũng có điện để xem ti vi, đau ốm có trạm y tế, cũng không cần phải đi lấy nước từ suối về. "Trong kháng chiến, người Cơ Tu đã đồng lòng cùng người dân cả nước đánh đuổi giặc ngoại xâm. Chừ, Nhà nước vận động hiến đất, hiến vườn để cuộc sống tốt hơn, làm đẹp chung cho cộng đồng, người Cơ Tu mình không tiếc đâu" - Già A Lăng Đàn khẳng định.
Nghe những lời gan ruột của già A Lăng Đàn, mới thấy rằng, trong quá trình triển khai xây dựng NTM, nhiều địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn "kêu" khó khăn, chẳng hạn như thiếu vốn đầu tư, nhận thức người dân hạn chế nên khó "cán đích" theo đúng kế hoạch, đó là những lý do không thỏa đáng, chưa thể hiện quyết tâm cao, chưa tập hợp được sức mạnh quần chúng nhân dân.
Nếu chương trình NTM được cụ thể hóa một cách sinh động và thuyết phục, thật sự đi vào lòng dân và được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ như ở xã miền núi A Nông, thì chắc chắn việc thực hiện mục tiêu của chương trình NTM không phải là điều "xa vời". Và, với riêng vùng đất giữa đại ngàn Trường Sơn này, kế hoạch phấn đấu hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM vào năm 2015 chắc chắn sẽ không phải là việc khó.
Cho tới giờ, ông A Lăng Bun vẫn "sướng hoài trong bụng" vì được góp 1,2 ha đất để xây dựng khu tái định cư A Rớt, nơi gia đình ông đã bỏ biết bao công sức để gây dựng cơ nghiệp.
Trò chuyện với chúng tôi, ông cho biết, người dân ở bản mới A Rớt trước đây sống tản mát ở các triền đồi, hẻm núi thưa thớt, nhiều hộ dân không có nước dùng phải đi lấy ở những con suối cách xa nơi sinh sống. Đường sá chưa có nên bọn trẻ đi học phải men theo đường mòn trên núi cả tiếng đồng hồ mới đến điểm trường. Vào mùa mưa bão, bà con phải đi đến nơi khác "lánh nạn" vì nhà cửa không an toàn.
"Sống rải rác như thế khó tiến bộ lắm! Thấy cán bộ Ủy ban xã bảo cần tập trung sinh sống một chỗ cho dễ làm ăn, sinh sống, mình thấy trúng cái suy nghĩ trong đầu mình. Ở đây có ruộng, có vườn để cấy trồng giống mới. Thương bà con còn nhiều khó khăn, mình không có tiền giúp thì góp đất để cùng với Nhà nước giúp bà con" - Ông A Lăng Bun trải lòng.
Nói về nghĩa cử "hiến đất làm đường" của ông A Lăng Bun, chị Bling Hia, người cùng gia đình mới chuyển về sinh sống tại khu tái định cư A Rớt được hơn nửa năm bày tỏ sự khâm phục: "Già Bun không những hiến đất, trực tiếp phụ giúp bà con dựng nhà, mà còn huy động thanh niên trong bản tích cực tham gia san lấp mặt bằng, tạo điều kiện cho địa phương nhanh chóng triển khai xây dựng khu tái định cư. Nhờ có già Bun mà nay cuộc sống bà con ở đây khá lên nhiều rồi. Bà con vừa có nhà mới kiên cố để ở, vừa có nguồn nước ở gần, rất thuận tiện cho sinh hoạt…".
Nghe chị Bling Hia nói vậy, anh A Lăng Bao, Chủ tịch UBND xã A Nông giải thích thêm: Khi A Nông được chọn làm điểm xây dựng NTM của tỉnh Quảng Nam, từ xã đến thôn đã bắt tay ngay vào công tác vận động, tuyên truyền nhân dân. Do người dân hiểu được lợi ích thiết thực của chương trình NTM, nên hưởng ứng rất tích cực.
Ngoài trường hợp điển hình là già Bun, ở A Nông còn có rất nhiều gia đình khác sẵn sàng hiến đất để làm đường, xây dựng điểm trường và các công trình dân sinh khác. "Qua rà soát, thống kê, các ban, ngành chức năng của huyện Tây Giang và xã A Nông tính ra được con số cụ thể là nhân dân xã A Nông đã tự giác hiến đất để san ủi mặt bằng, cải tạo lại ruộng đất với tổng giá trị lên đến hơn 13 tỷ đồng.
Có thể nói, đây là thành công rất lớn của xã A Nông chúng tôi trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cùng tham gia ủng hộ chương trình NTM. Nhờ có sự đồng thuận và tham gia tích cực của người dân nên chỉ sau hơn 3 năm xây dựng NTM, xã A Nông là địa phương miền núi duy nhất của tỉnh Quảng Nam đạt được 13/19 tiêu chí…" - Chủ tịch A Lăng Bao tự hào cho biết.
Đường vào khu tái định cư nông thôn mới A Rớt. |
Bộ mặt nông thôn xã miền núi A Nông ngày càng khởi sắc. |
Sức dân làm tươi đẹp làng quê
Không chỉ ở khu tái định cư A Rớt, bây giờ, đến thôn bản nào ở xã A Nông cũng nghe bà con nhắc đến chương trình xây dựng NTM. Mở rộng đường, xây dựng trường học, cổng chào hay nhà sinh hoạt cộng đồng, nếu vướng đất nhà nào, thì nhà đó sẵn sàng hiến đất, chặt cây, phá dỡ tường rào để quê hương mình ngày càng thêm khởi sắc đổi mới.
"Có chi khó hiểu mô! Không phải đi sớm về muộn cho kịp buổi chợ xa nhà, nông sản làm ra được tiêu thụ dễ dàng, hàng hóa thiết yếu cũng không thiếu thứ chi. Trẻ con đi học dễ dàng, thuận lợi… Sung sướng như rứa, ai chẳng đồng lòng?" - Già A Lăng Đàn, ở bản A Cấp vui vẻ "kết luận" khi được hỏi về suy nghĩ của mình trước việc người dân ở A Nông luôn sẵn sàng góp của, góp công để cùng Nhà nước xây dựng NTM.
Già bộc bạch thêm, nếu không hiến đất hiến vườn, Nhà nước không thể xây con đường. Không có con đường, bà con phải gùi đồ băng rừng, khổ lắm. Xây dựng NTM, trẻ em có trường học khang trang, nhà nào cũng có điện để xem ti vi, đau ốm có trạm y tế, cũng không cần phải đi lấy nước từ suối về. "Trong kháng chiến, người Cơ Tu đã đồng lòng cùng người dân cả nước đánh đuổi giặc ngoại xâm. Chừ, Nhà nước vận động hiến đất, hiến vườn để cuộc sống tốt hơn, làm đẹp chung cho cộng đồng, người Cơ Tu mình không tiếc đâu" - Già A Lăng Đàn khẳng định.
Nghe những lời gan ruột của già A Lăng Đàn, mới thấy rằng, trong quá trình triển khai xây dựng NTM, nhiều địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn "kêu" khó khăn, chẳng hạn như thiếu vốn đầu tư, nhận thức người dân hạn chế nên khó "cán đích" theo đúng kế hoạch, đó là những lý do không thỏa đáng, chưa thể hiện quyết tâm cao, chưa tập hợp được sức mạnh quần chúng nhân dân.
Nếu chương trình NTM được cụ thể hóa một cách sinh động và thuyết phục, thật sự đi vào lòng dân và được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ như ở xã miền núi A Nông, thì chắc chắn việc thực hiện mục tiêu của chương trình NTM không phải là điều "xa vời". Và, với riêng vùng đất giữa đại ngàn Trường Sơn này, kế hoạch phấn đấu hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM vào năm 2015 chắc chắn sẽ không phải là việc khó.
Phan Mạnh Hưng
Nguồn baobienphong.com.vn
Nguồn baobienphong.com.vn