Không chạy theo thành tích khi xây dựng nông thôn mới
- Thứ tư - 25/09/2013 00:09
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Thắng/TTXVN)
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh ghi nhận những kết quả đạt được của các tỉnh miền núi phía Bắc trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh các tỉnh miền núi phía Bắc cần “đột phá” mạnh về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn. Căn cứ vào quy hoạch của huyện, các xã điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất của xã, bảo đảm tính kết nối vùng.
Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh miền núi phía Bắc cần chủ động, sáng tạo trong lựa chọn cách làm để thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, cần làm đến đâu chắc đến đó, đến tận thôn, bản; không chạy theo thành tích, kém bền vững.
Hội nghị đã tập trung thảo luận và đề xuất các chính sách phù hợp, gỡ những “nút thắt” còn vướng mắc trong quá trình xây dựng nông thôn mới; đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc.
Hội nghị xác định cần khẩn trương xây dựng đề án tái cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp cho khu vực miền núi phía Bắc, trong đó tập trung vào khâu quy hoạch, xác định rõ các vùng nông sản hàng hóa chủ lực cho khu vực và cho từng huyện.
Quy hoạch sản xuất sẽ gắn liền với quy hoạch hạ tầng (giao thông, điện, thủy lợi, công nghiệp chế biến…) và chương trình khoa học phục vụ nông nghiệp. Căn cứ vào quy hoạch của huyện, các xã điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất của xã, bảo đảm tính kết nối vùng.
Là một trong ít địa phương đến nay đã có bốn xã hoàn thành cơ bản 19 tiêu chí nông thôn mới, tỉnh Lào Cai đề xuất cách làm, đó là coi đề án xây dựng nông thôn mới là chương trình khung, lấy các tiêu chí xây dựng nông thôn mới làm chuẩn để tất cả các chương trình, dự án đầu tư vào khu vực nông thôn được đồng bộ và thống nhất. Coi đây là cơ sở để lồng ghép các nguồn lực đầu tư vào khu vực nông thôn (nguồn các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn ngân sách địa phương, nguồn xã hội hóa đóng góp từ các doanh nghiệp và người dân).
Với cách làm như vậy, năm 2013, Lào Cai đã huy động được 1.728 tỷ đồng phục vụ cho Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong khi ngân sách Trung ương phân bổ có hạn.
Để nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn, các đại biểu đề xuất Nhà nước cần sớm ban hành hướng dẫn cụ thể hóa chính sách khuyến khích liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ, xây dựng “cánh đồng lớn.”
Cùng với xây dựng chính sách đặc thù cho doanh nghiệp đầu tư vào nông-lâm-ngư nghiệp để làm đầu tàu cho phát triển kinh tế-xã hội khu vực, cần tổng kết các hình thức giao khoán, bảo vệ rừng; đồng thời bổ sung các chính sách, giải pháp bảo đảm cho người dân làm giàu từ rừng. Đưa cán bộ khuyến nông xuống “ba cùng” tại địa bàn thôn, bản gắn với việc thực hiện dự án nông nghiệp tại địa bàn.
Qua ba năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, các tỉnh miền núi phía Bắc đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ. Đời sống người dân nông thôn được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm 7% so với trước.
Tuy nhiên, quy hoạch sản xuất nông nghiệp chưa gắn với đầu tư tương thích nên sản xuất hàng hóa của khu vực vẫn còn rất khó khăn và chậm phát triển; năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp, sản xuất phổ biến còn lạc hậu, rất ít nông sản có thương hiệu.
Vì vậy, tổng giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp của 15 tỉnh miền núi phía Bắc mới chỉ chiếm 9,2% so với cả nước, thu nhập đầu người vùng nông thôn của các tỉnh này chỉ tăng 3,5%, bằng 64,6% mức thu nhập bình quân chung cả nước./.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh các tỉnh miền núi phía Bắc cần “đột phá” mạnh về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn. Căn cứ vào quy hoạch của huyện, các xã điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất của xã, bảo đảm tính kết nối vùng.
Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh miền núi phía Bắc cần chủ động, sáng tạo trong lựa chọn cách làm để thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, cần làm đến đâu chắc đến đó, đến tận thôn, bản; không chạy theo thành tích, kém bền vững.
Hội nghị đã tập trung thảo luận và đề xuất các chính sách phù hợp, gỡ những “nút thắt” còn vướng mắc trong quá trình xây dựng nông thôn mới; đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc.
Hội nghị xác định cần khẩn trương xây dựng đề án tái cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp cho khu vực miền núi phía Bắc, trong đó tập trung vào khâu quy hoạch, xác định rõ các vùng nông sản hàng hóa chủ lực cho khu vực và cho từng huyện.
Quy hoạch sản xuất sẽ gắn liền với quy hoạch hạ tầng (giao thông, điện, thủy lợi, công nghiệp chế biến…) và chương trình khoa học phục vụ nông nghiệp. Căn cứ vào quy hoạch của huyện, các xã điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất của xã, bảo đảm tính kết nối vùng.
Là một trong ít địa phương đến nay đã có bốn xã hoàn thành cơ bản 19 tiêu chí nông thôn mới, tỉnh Lào Cai đề xuất cách làm, đó là coi đề án xây dựng nông thôn mới là chương trình khung, lấy các tiêu chí xây dựng nông thôn mới làm chuẩn để tất cả các chương trình, dự án đầu tư vào khu vực nông thôn được đồng bộ và thống nhất. Coi đây là cơ sở để lồng ghép các nguồn lực đầu tư vào khu vực nông thôn (nguồn các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn ngân sách địa phương, nguồn xã hội hóa đóng góp từ các doanh nghiệp và người dân).
Với cách làm như vậy, năm 2013, Lào Cai đã huy động được 1.728 tỷ đồng phục vụ cho Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong khi ngân sách Trung ương phân bổ có hạn.
Để nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn, các đại biểu đề xuất Nhà nước cần sớm ban hành hướng dẫn cụ thể hóa chính sách khuyến khích liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ, xây dựng “cánh đồng lớn.”
Cùng với xây dựng chính sách đặc thù cho doanh nghiệp đầu tư vào nông-lâm-ngư nghiệp để làm đầu tàu cho phát triển kinh tế-xã hội khu vực, cần tổng kết các hình thức giao khoán, bảo vệ rừng; đồng thời bổ sung các chính sách, giải pháp bảo đảm cho người dân làm giàu từ rừng. Đưa cán bộ khuyến nông xuống “ba cùng” tại địa bàn thôn, bản gắn với việc thực hiện dự án nông nghiệp tại địa bàn.
Qua ba năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, các tỉnh miền núi phía Bắc đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ. Đời sống người dân nông thôn được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm 7% so với trước.
Tuy nhiên, quy hoạch sản xuất nông nghiệp chưa gắn với đầu tư tương thích nên sản xuất hàng hóa của khu vực vẫn còn rất khó khăn và chậm phát triển; năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp, sản xuất phổ biến còn lạc hậu, rất ít nông sản có thương hiệu.
Vì vậy, tổng giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp của 15 tỉnh miền núi phía Bắc mới chỉ chiếm 9,2% so với cả nước, thu nhập đầu người vùng nông thôn của các tỉnh này chỉ tăng 3,5%, bằng 64,6% mức thu nhập bình quân chung cả nước./.
Hương Thu
(Nguồn TTXVN)
(Nguồn TTXVN)