Không thỏa mãn khi đạt chuẩn
- Thứ tư - 13/05/2015 22:30
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Gần 5 năm thực hiện xây dựng NTM, có thể khẳng định Chương trình đã đi vào cuộc sống, làm thay đổi diện mạo các vùng nông thôn xứ Thanh, được Trung ương đánh giá cao.
Tuy nhiên, không ít địa phương đạt chuẩn đang rơi vào tư tưởng thỏa mãn. Vì vậy, Thanh Hóa đã và đang tập trung chấn chỉnh, yêu cầu các huyện, xã tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt theo hướng bền vững.
27 xã đạt chuẩn năm 2014
Ông Trần Đức Năng, Phó Chánh văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM Thanh Hóa cho hay: “Nếu mỗi năm tỷ lệ xã đạt chuẩn của chúng tôi ngang bằng các tỉnh khác thì chẳng khác gì chúng tôi đang “giẫm chân tại chỗ” hay nói cách khác bước tiến của Thanh Hóa rất chậm.
Sở dĩ tôi nói điều này bởi, một năm mà công nhận 27 xã sẽ có không ít người nghi ngại về tính bền vững của các xã được công nhận, nhưng chúng tôi khẳng định tất cả các xã đạt chuẩn đều được thẩm định khắt khe và đảm bảo đúng quy trình, quy định”.
Cũng theo ông Năng, năm 2011 Thanh Hóa bắt tay khởi động thực hiện Chương trình, thời điểm này cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, xã đang rất mơ hồ, không biết bắt đầu Chương trình từ đâu bởi Thanh Hóa làm NTM trong điều kiện “nhà đông con”, đơn vị hành chính cấp xã đông nhất cả nước với 573 xã, trong khi nguồn lực chưa tự cân đối được, huy động được đồng nào thì phải chia nhỏ ra nhiều phần, dẫn đến “tắc” toàn hệ thống.
“Đứng trước khó khăn trên BCĐ tỉnh đã giao cho cơ quan điều phối và các sở, ngành chuyên môn, các huyện, xã bám sát 19 tiêu chí, xây dựng lộ trình cụ thể trên cơ sở căn cứ tình hình cụ thể của từng địa phương, từ đó đặt ra mục tiêu phấn đấu đến 2015 có 20% số xã đạt chuẩn NTM”, ông Trần Đức Năng cho hay.
Để thực hiện đạt mục tiêu trên, Thanh Hóa đưa ra sáng kiến triển khai xây dựng NTM ở cấp thôn, bản.
“Toàn tỉnh Thanh Hóa có 210 xã thuộc 11 huyện miền núi. Nếu cứ xây dựng xã NTM thì khu vực này khó mà đạt chuẩn được, vì vậy chúng tôi xây dựng bộ tiêu chí thôn bản NTM nhằm giúp chính quyền, người dân tiếp cận Chương trình dễ dàng hơn. Tạo phần chủ động cho thôn, bản, tránh tư tưởng chờ đợi xã.
Đây cũng là cách để huy động trực tiếp sức dân, để họ tự giác tham gia đóng góp, chung tay làm NTM trên cơ sở công khai, minh bạch”, ông Năng nhấn mạnh.
Bản Sáng, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát là một trong những đơn vị điển hình thực hiện thành công mô hình thôn, bản NTM.
Đến thời điểm này Thanh Hóa có 45 xã và 36 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn NTM; bình quân toàn tỉnh đạt 11,98 tiêu chí/xã, tăng 7,28 tiêu chí so với khi bắt đầu triển khai. Riêng năm 2014, có 27 xã công nhận đạt chuẩn với tổng nguồn lực huy động cho Chương trình trên 4.235 tỷ đồng.
Trong thời gian hơn 2 năm, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, huyện, xã, bản Sáng huy động đóng góp từ người dân hơn 3 tỷ đồng bê tông hóa 7 tuyến đường giao thông ngõ xóm; xây dựng 74 công trình nhà vệ sinh; hệ thống loa truyền thanh, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,1% (2012) xuống không còn hộ nghèo và chỉ còn 1 hộ cận nghèo (2014); thu nhập bình quân đầu người 12,5 triệu đồng/năm (2012) tăng lên 21 triệu đồng/năm (2014)…
Ban hành chính sách kịp thời
Mặc dù trong năm nay Thanh Hóa phải công nhận đạt chuẩn thêm 70 xã nữa thì mới hoàn thành mục tiêu có 20% số xã đạt chuẩn NTM đã đề ra.
Nhưng theo ông Trần Đức Năng: “Đến thời điểm này mục tiêu trên đang rất khả thi. Bởi, bước khởi đầu có thể do các địa phương chưa tiếp cận được Chương trình, việc huy động nguồn lực từ người dân khó khăn nên con số 20% đặt ra được xem là duy ý chí nhưng bây giờ người dân đã đồng thuận, cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt nên tôi tin Thanh Hóa sẽ hoàn thành kế hoạch một cách bền vững nhất”.
Cũng theo ông Năng, để đạt được kết quả như ngày hôm nay, cơ quan điều phối đóng vai trò rất quan trọng trong việc tham mưu, góp phần giúp tỉnh ban hành kịp thời chính sách hỗ trợ xây dựng các hạng mục có nhu cầu vốn lớn như trụ sở xã, Trung tâm văn hóa xã và trạm y tế với mức hỗ trợ từ 1,8 - 4,5 tỷ đồng/công trình; hỗ trợ xã điểm đạt chuẩn NTM 1 tỷ đồng/xã; từ 2012 - 2014 trích hơn 169 tỷ đồng hỗ trợ hơn 464 lượt xã không nằm trong nhóm xã điểm mua xi măng xây dựng công trình xây dựng cơ bản…
Theo chỉ đạo của tỉnh Thanh Hóa, vấn đề cần chú trọng nhất hiện nay là ngăn chặn tư tưởng thỏa mãn, nợ nần của các xã đã đạt chuẩn NTM. Đồng thời, yêu cầu các xã coi việc hoàn thành 19 tiêu chí là ngưỡng đạt nhưng sau đó phải duy trì nâng cao chất lượng tiêu chí, giống như cách mà một số xã như Quảng Hợp (huyện Quảng Xương) và Đông Khê (Đông Sơn) đã làm.
“Trong lễ công bố quyết định công nhận đạt chuẩn NTM, xã Đông Khê kêu gọi con em xa quê hỗ trợ được hơn 200 triệu đồng; Quảng Hợp 1,3 tỷ đồng để xây dựng hệ thống giáo dục và tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí”, ông Trần Đức Năng cho biết thêm.
27 xã đạt chuẩn năm 2014
Ông Trần Đức Năng, Phó Chánh văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM Thanh Hóa cho hay: “Nếu mỗi năm tỷ lệ xã đạt chuẩn của chúng tôi ngang bằng các tỉnh khác thì chẳng khác gì chúng tôi đang “giẫm chân tại chỗ” hay nói cách khác bước tiến của Thanh Hóa rất chậm.
Sở dĩ tôi nói điều này bởi, một năm mà công nhận 27 xã sẽ có không ít người nghi ngại về tính bền vững của các xã được công nhận, nhưng chúng tôi khẳng định tất cả các xã đạt chuẩn đều được thẩm định khắt khe và đảm bảo đúng quy trình, quy định”.
Cũng theo ông Năng, năm 2011 Thanh Hóa bắt tay khởi động thực hiện Chương trình, thời điểm này cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, xã đang rất mơ hồ, không biết bắt đầu Chương trình từ đâu bởi Thanh Hóa làm NTM trong điều kiện “nhà đông con”, đơn vị hành chính cấp xã đông nhất cả nước với 573 xã, trong khi nguồn lực chưa tự cân đối được, huy động được đồng nào thì phải chia nhỏ ra nhiều phần, dẫn đến “tắc” toàn hệ thống.
“Đứng trước khó khăn trên BCĐ tỉnh đã giao cho cơ quan điều phối và các sở, ngành chuyên môn, các huyện, xã bám sát 19 tiêu chí, xây dựng lộ trình cụ thể trên cơ sở căn cứ tình hình cụ thể của từng địa phương, từ đó đặt ra mục tiêu phấn đấu đến 2015 có 20% số xã đạt chuẩn NTM”, ông Trần Đức Năng cho hay.
Để thực hiện đạt mục tiêu trên, Thanh Hóa đưa ra sáng kiến triển khai xây dựng NTM ở cấp thôn, bản.
“Toàn tỉnh Thanh Hóa có 210 xã thuộc 11 huyện miền núi. Nếu cứ xây dựng xã NTM thì khu vực này khó mà đạt chuẩn được, vì vậy chúng tôi xây dựng bộ tiêu chí thôn bản NTM nhằm giúp chính quyền, người dân tiếp cận Chương trình dễ dàng hơn. Tạo phần chủ động cho thôn, bản, tránh tư tưởng chờ đợi xã.
Đây cũng là cách để huy động trực tiếp sức dân, để họ tự giác tham gia đóng góp, chung tay làm NTM trên cơ sở công khai, minh bạch”, ông Năng nhấn mạnh.
Bản Sáng, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát là một trong những đơn vị điển hình thực hiện thành công mô hình thôn, bản NTM.
Đến thời điểm này Thanh Hóa có 45 xã và 36 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn NTM; bình quân toàn tỉnh đạt 11,98 tiêu chí/xã, tăng 7,28 tiêu chí so với khi bắt đầu triển khai. Riêng năm 2014, có 27 xã công nhận đạt chuẩn với tổng nguồn lực huy động cho Chương trình trên 4.235 tỷ đồng.
Trong thời gian hơn 2 năm, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, huyện, xã, bản Sáng huy động đóng góp từ người dân hơn 3 tỷ đồng bê tông hóa 7 tuyến đường giao thông ngõ xóm; xây dựng 74 công trình nhà vệ sinh; hệ thống loa truyền thanh, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,1% (2012) xuống không còn hộ nghèo và chỉ còn 1 hộ cận nghèo (2014); thu nhập bình quân đầu người 12,5 triệu đồng/năm (2012) tăng lên 21 triệu đồng/năm (2014)…
Ban hành chính sách kịp thời
Mặc dù trong năm nay Thanh Hóa phải công nhận đạt chuẩn thêm 70 xã nữa thì mới hoàn thành mục tiêu có 20% số xã đạt chuẩn NTM đã đề ra.
Nhưng theo ông Trần Đức Năng: “Đến thời điểm này mục tiêu trên đang rất khả thi. Bởi, bước khởi đầu có thể do các địa phương chưa tiếp cận được Chương trình, việc huy động nguồn lực từ người dân khó khăn nên con số 20% đặt ra được xem là duy ý chí nhưng bây giờ người dân đã đồng thuận, cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt nên tôi tin Thanh Hóa sẽ hoàn thành kế hoạch một cách bền vững nhất”.
Cũng theo ông Năng, để đạt được kết quả như ngày hôm nay, cơ quan điều phối đóng vai trò rất quan trọng trong việc tham mưu, góp phần giúp tỉnh ban hành kịp thời chính sách hỗ trợ xây dựng các hạng mục có nhu cầu vốn lớn như trụ sở xã, Trung tâm văn hóa xã và trạm y tế với mức hỗ trợ từ 1,8 - 4,5 tỷ đồng/công trình; hỗ trợ xã điểm đạt chuẩn NTM 1 tỷ đồng/xã; từ 2012 - 2014 trích hơn 169 tỷ đồng hỗ trợ hơn 464 lượt xã không nằm trong nhóm xã điểm mua xi măng xây dựng công trình xây dựng cơ bản…
Theo chỉ đạo của tỉnh Thanh Hóa, vấn đề cần chú trọng nhất hiện nay là ngăn chặn tư tưởng thỏa mãn, nợ nần của các xã đã đạt chuẩn NTM. Đồng thời, yêu cầu các xã coi việc hoàn thành 19 tiêu chí là ngưỡng đạt nhưng sau đó phải duy trì nâng cao chất lượng tiêu chí, giống như cách mà một số xã như Quảng Hợp (huyện Quảng Xương) và Đông Khê (Đông Sơn) đã làm.
“Trong lễ công bố quyết định công nhận đạt chuẩn NTM, xã Đông Khê kêu gọi con em xa quê hỗ trợ được hơn 200 triệu đồng; Quảng Hợp 1,3 tỷ đồng để xây dựng hệ thống giáo dục và tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí”, ông Trần Đức Năng cho biết thêm.
Theo: nongnghiep.vn