Kịch bản nào cho Việt Nam khi TPP đi vào “ngõ cụt”?
- Thứ năm - 09/02/2017 02:43
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
- Mỹ đã rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khiến cơ chế liên kết kinh tế, tự do hóa thương mại… lớn nhất thế giới đi vào “ngõ cụt”. Vậy, các nước, trong đó có Việt Nam sẽ kỳ vọng vào đâu về một cơ chế hợp tác mới?
Không có TTP, không có nghĩa là tự do hóa thương mại bế tắc
Việc tân Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump lên nắm quyền đã quyết định rút khỏi TPP, xóa bỏ thành quả đàm phán, xây dựng TTP từ chính quyền tiền nhiệm của cựu Tổng thống Obama đã khiến các nước tham gia đàm phán TTP vô cùng thất vọng.
Chính quyền Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump đã quyết định rút khỏi TPP
Trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu "Điều gì đang chờ đợi sau TPP?” do Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC vừa mới công bố, HSBC cho rằng, việc Mỹ rút khỏi TPP có thể sẽ làm cho 12 nước thành viên TPP mất đi những lợi ích kinh tế và còn nhiều hơn thế nữa. Việc Mỹ chuyển đổi từ chiến lược hợp tác thương mại khu vực sang song phương có thể phá vỡ sự phát triển của mạng lưới sản xuất và khiến nền kinh tế kém hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, “không thể phủ nhận rằng, Mỹ rời khỏi TPP đã gây tác động tiêu cực đến niềm tin kinh doanh tại thời điểm kinh tế toàn cầu. Thật đáng tiếc, tiềm năng tăng trưởng bị bỏ qua, quyết định rời khỏi hiệp định TPP có thể khiến kinh tế Mỹ tồi tệ hơn dự báo. Hơn nữa, không có những tiêu chuẩn cao theo TPP, thị trường trong khu vực có thể sẽ phát triển chậm hơn trong việc giải quyết những vấn đề Mỹ đặt ra về môi trường, quyền lao động, bảo vệ thông tin bảo mật kinh doanh, và minh bạch trong các quy định của các đối tác giao thương”, các chuyên gia của HSBC nhận định.
Ngân hàng này cũng cho biết, “trên lý thuyết, 11 quốc gia thành viên còn lại vẫn có thể tiếp tục tham gia TPP một khi họ hoàn tất việc sửa đổi hợp lệ các điều khoản phê chuẩn của hiệp định (mà dự định nhận được sự tham gia của Mỹ), nhưng không ít các nước thành viên không đồng tình với phương án này”.
Sau khi Úc đưa ra đề xuất đầu tiên, khuyến khích các quốc gia còn lại tiếp tục hiệp định dù Mỹ không tham gia, Nhật Bản thể hiện rõ sự phản đối với ý tưởng trên, cho rằng đề nghị này biến Hiệp định TPP, vốn đã hạn chế, trở nên “vô nghĩa”.
Một lý do khiến kịch bản hồi sinh khó thành hiện thực là các quốc gia thành viên đồng thuận thực hiện cam kết quan trọng khi tham gia TPP vì họ cho rằng, hiệp định này sẽ cho phép các quốc gia thành viên cùng tiếp cận thị trường khu vực với quy mô lớn.
Nếu không còn Mỹ, thị trường rộng lớn của TPP sẽ giảm xuống 60% và với sự thay đổi đáng kể như thế, những quốc gia còn lại trong khối khó có thể chấp nhận những nhượng bộ đã thương thuyết trước đó trong TPP.
Tuy nhiên, không có TTP không có nghĩa là toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại bế tắc.
Dẫn lời ông Nguyễn Minh Vũ, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Thư ký APEC Việt Nam 2017 trên Báo điện tử Công Thương cho biết, nếu TTP không thành, APEC có thể giúp các nước đàm phán TTP đưa ra cơ chế thực hiện được các thỏa thuận từ quá trình đàm phàn TTP. Bởi lẽ, APEC là một cơ chế hợp tác hội tụ các nền kinh tế lớn hàng đầu khu vực và thế giới, trong đó bao gồm: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Canada, Nga… với tiềm lực GDP chiếm tới 60% GDP toàn cầu, chiếm khoảng 40% dân số và khoảng 60% thương mại thế giới.
APEC là một trong ít diễn đàn kinh tế có số lượng các nhóm công tác về các nội dung hợp tác lớn nhất trên nhiều lĩnh vực kinh tế, là diễn đàn kinh tế duy nhất trên thế giới (tính đến nay) có sự tương tác chặt chẽ giữa kênh Chính phủ và doanh nghiệp (đối thoại trực tiếp), đi đầu trong thúc đẩy liên kết kinh tế toàn cầu.
Chính vì vậy, trong bối cảnh TTP đi vào “ngõ cụt”, vai trò thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại của APEC là rất quan trọng.
Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Dẫn nguồn tin của Báo điện tử Lao động, mới đây, hãng thông tấn Bloomberg đã đưa ra nhận định về những ảnh hưởng của việc TPP chấm dứt đến kinh tế Việt Nam. Việc này có thể ảnh hưởng đến Việt Nam, bởi trước đó, Việt Nam được dự báo là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất từ TPP trong số 12 quốc gia tham gia hiệp định này.
Là một trong số ít quốc gia châu Á vẫn tăng trưởng được xuất khẩu, Việt Nam đang tăng cường hợp tác với các nước láng giềng để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Trả lời trên Bloomberg, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết:“Việc Hiệp định TPP kết thúc buộc chúng tôi phải mở rộng thị trường sang các nước khác. Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng xuất khẩu sang các thị trường tại ASEAN, hoặc một số quốc gia trong khu vực có hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, như Hàn Quốc hay Nhật Bản”.
Trong khi đó, bà Eugenia Victorino, chuyên gia kinh tế tại ANZ Singapore nhận xét: “Việt Nam tích cực hơn một số nước trong việc đàm phán các thỏa thuận thương mại. Việt Nam vẫn có thể tìm sự trợ giúp từ các thị trường khác vì đã có quan hệ thương mại. Tiềm năng thúc đẩy thương mại trong khu vực châu Á và mở rộng liên kết sản xuất giữa các nước là khá lớn”.
“Việt Nam đã hoàn tất khoảng 16 FTA. Trong đó, 9 FTA đã có hiệu lực, chuyên gia kinh tế của ANZ”, bà Victorino cho biết. Bà dự báo, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện trong năm nay, sau khi đã tăng lên kỷ lục 177 tỷ USD năm 2016, bất chấp thương mại toàn cầu suy giảm.
“Đầu tư vào các cơ sở sản xuất mới sẽ giúp Việt Nam tăng năng suất năm 2017. Việc TPP thất bại là điều đáng tiếc. Nhưng nó sẽ không khiến nền kinh tế này chệch hướng”, bà Victorino nói.
Ngoài ra, đối với Việt Nam, dù TTP được xác định là một nhân tố quan trọng, song không có TTP thì quá trình hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới sẽ vẫn tiếp tục diễn ra, trong đó APEC là một định chế quan trọng đối với Việt Nam.
Dẫn lời ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trên Báo điện tử Công Thương cho rằng, APEC hiện đang giữ vai trò quan trọng thúc đẩy mở cửa, hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Hội nghị APEC được tổ chức tại Việt Nam trong tháng 11/2017 để bàn các xu hướng, biện pháp thúc đẩy liên kết kinh tế, phát triển thương mại và đầu tư trong khu vực... sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam.
Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới vai trò của hiệp định RCEP (Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực) đối với Việt Nam. Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Kinh tế và Dự báo, theo TS. Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), ở mức độ nhất định, RCEP có thể xem là một giải pháp thay thế đối với nước ta trong trường hợp TPP không thành. RCEP sẽ tạo cơ hội đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu của Việt Nam sang 10 nước ASEAN và 6 đối tác thương mại quan trọng của khối này.
Tuy nhiên, điểm trừ của RCEP so với TPP là RCEP không có Mỹ - thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới và thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (hiện chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta và còn nhiều tiềm năng xuất khẩu). Ngoài ra, TPP được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam thoát khỏi sự phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu từ Trung Quốc (hiện chiếm tỷ trọng khoảng 30% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta). Ngược lại, RCEP có nhiều khả năng làm trầm trọng thêm sự phụ thuộc đó.
Song, theo TS. Lê Quốc Phương, dù có RCEP hay TPP, thì điều quan trọng để Việt Nam có thể tận dụng các cơ hội của các FTA, đồng thời, vượt qua thách thức khi phải mở cửa gần như hoàn toàn nền kinh tế theo yêu cầu của các FTA, là cần nhanh chóng nâng cao sức mạnh nội lực, trước hết là tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả cấp quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Có như vậy, Việt Nam mới có thể hội nhập thành công trong bối cảnh nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng và nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới./.
Tham khảo từ các nguồn:
http://laodong.com.vn/tien-te-va-dau-tu/dieu-gi-den-khi-tpp-cham-dut-635661.bld
http://baocongthuong.com.vn/tpp-di-vao-ngo-cut-nhieu-nuoc-ky-vo-ng-va-o-apec.html
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/hsbc-tpp-kho-co-co-hoi-sinh-sau-khi-my-rut-lui-3536487.html
Việc tân Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump lên nắm quyền đã quyết định rút khỏi TPP, xóa bỏ thành quả đàm phán, xây dựng TTP từ chính quyền tiền nhiệm của cựu Tổng thống Obama đã khiến các nước tham gia đàm phán TTP vô cùng thất vọng.
Chính quyền Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump đã quyết định rút khỏi TPP
Trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu "Điều gì đang chờ đợi sau TPP?” do Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC vừa mới công bố, HSBC cho rằng, việc Mỹ rút khỏi TPP có thể sẽ làm cho 12 nước thành viên TPP mất đi những lợi ích kinh tế và còn nhiều hơn thế nữa. Việc Mỹ chuyển đổi từ chiến lược hợp tác thương mại khu vực sang song phương có thể phá vỡ sự phát triển của mạng lưới sản xuất và khiến nền kinh tế kém hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, “không thể phủ nhận rằng, Mỹ rời khỏi TPP đã gây tác động tiêu cực đến niềm tin kinh doanh tại thời điểm kinh tế toàn cầu. Thật đáng tiếc, tiềm năng tăng trưởng bị bỏ qua, quyết định rời khỏi hiệp định TPP có thể khiến kinh tế Mỹ tồi tệ hơn dự báo. Hơn nữa, không có những tiêu chuẩn cao theo TPP, thị trường trong khu vực có thể sẽ phát triển chậm hơn trong việc giải quyết những vấn đề Mỹ đặt ra về môi trường, quyền lao động, bảo vệ thông tin bảo mật kinh doanh, và minh bạch trong các quy định của các đối tác giao thương”, các chuyên gia của HSBC nhận định.
Ngân hàng này cũng cho biết, “trên lý thuyết, 11 quốc gia thành viên còn lại vẫn có thể tiếp tục tham gia TPP một khi họ hoàn tất việc sửa đổi hợp lệ các điều khoản phê chuẩn của hiệp định (mà dự định nhận được sự tham gia của Mỹ), nhưng không ít các nước thành viên không đồng tình với phương án này”.
Sau khi Úc đưa ra đề xuất đầu tiên, khuyến khích các quốc gia còn lại tiếp tục hiệp định dù Mỹ không tham gia, Nhật Bản thể hiện rõ sự phản đối với ý tưởng trên, cho rằng đề nghị này biến Hiệp định TPP, vốn đã hạn chế, trở nên “vô nghĩa”.
Một lý do khiến kịch bản hồi sinh khó thành hiện thực là các quốc gia thành viên đồng thuận thực hiện cam kết quan trọng khi tham gia TPP vì họ cho rằng, hiệp định này sẽ cho phép các quốc gia thành viên cùng tiếp cận thị trường khu vực với quy mô lớn.
Nếu không còn Mỹ, thị trường rộng lớn của TPP sẽ giảm xuống 60% và với sự thay đổi đáng kể như thế, những quốc gia còn lại trong khối khó có thể chấp nhận những nhượng bộ đã thương thuyết trước đó trong TPP.
Tuy nhiên, không có TTP không có nghĩa là toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại bế tắc.
Dẫn lời ông Nguyễn Minh Vũ, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Thư ký APEC Việt Nam 2017 trên Báo điện tử Công Thương cho biết, nếu TTP không thành, APEC có thể giúp các nước đàm phán TTP đưa ra cơ chế thực hiện được các thỏa thuận từ quá trình đàm phàn TTP. Bởi lẽ, APEC là một cơ chế hợp tác hội tụ các nền kinh tế lớn hàng đầu khu vực và thế giới, trong đó bao gồm: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Canada, Nga… với tiềm lực GDP chiếm tới 60% GDP toàn cầu, chiếm khoảng 40% dân số và khoảng 60% thương mại thế giới.
APEC là một trong ít diễn đàn kinh tế có số lượng các nhóm công tác về các nội dung hợp tác lớn nhất trên nhiều lĩnh vực kinh tế, là diễn đàn kinh tế duy nhất trên thế giới (tính đến nay) có sự tương tác chặt chẽ giữa kênh Chính phủ và doanh nghiệp (đối thoại trực tiếp), đi đầu trong thúc đẩy liên kết kinh tế toàn cầu.
Chính vì vậy, trong bối cảnh TTP đi vào “ngõ cụt”, vai trò thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại của APEC là rất quan trọng.
Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Dẫn nguồn tin của Báo điện tử Lao động, mới đây, hãng thông tấn Bloomberg đã đưa ra nhận định về những ảnh hưởng của việc TPP chấm dứt đến kinh tế Việt Nam. Việc này có thể ảnh hưởng đến Việt Nam, bởi trước đó, Việt Nam được dự báo là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất từ TPP trong số 12 quốc gia tham gia hiệp định này.
Là một trong số ít quốc gia châu Á vẫn tăng trưởng được xuất khẩu, Việt Nam đang tăng cường hợp tác với các nước láng giềng để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Trả lời trên Bloomberg, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết:“Việc Hiệp định TPP kết thúc buộc chúng tôi phải mở rộng thị trường sang các nước khác. Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng xuất khẩu sang các thị trường tại ASEAN, hoặc một số quốc gia trong khu vực có hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, như Hàn Quốc hay Nhật Bản”.
Trong khi đó, bà Eugenia Victorino, chuyên gia kinh tế tại ANZ Singapore nhận xét: “Việt Nam tích cực hơn một số nước trong việc đàm phán các thỏa thuận thương mại. Việt Nam vẫn có thể tìm sự trợ giúp từ các thị trường khác vì đã có quan hệ thương mại. Tiềm năng thúc đẩy thương mại trong khu vực châu Á và mở rộng liên kết sản xuất giữa các nước là khá lớn”.
“Việt Nam đã hoàn tất khoảng 16 FTA. Trong đó, 9 FTA đã có hiệu lực, chuyên gia kinh tế của ANZ”, bà Victorino cho biết. Bà dự báo, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện trong năm nay, sau khi đã tăng lên kỷ lục 177 tỷ USD năm 2016, bất chấp thương mại toàn cầu suy giảm.
“Đầu tư vào các cơ sở sản xuất mới sẽ giúp Việt Nam tăng năng suất năm 2017. Việc TPP thất bại là điều đáng tiếc. Nhưng nó sẽ không khiến nền kinh tế này chệch hướng”, bà Victorino nói.
Ngoài ra, đối với Việt Nam, dù TTP được xác định là một nhân tố quan trọng, song không có TTP thì quá trình hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới sẽ vẫn tiếp tục diễn ra, trong đó APEC là một định chế quan trọng đối với Việt Nam.
Dẫn lời ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trên Báo điện tử Công Thương cho rằng, APEC hiện đang giữ vai trò quan trọng thúc đẩy mở cửa, hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Hội nghị APEC được tổ chức tại Việt Nam trong tháng 11/2017 để bàn các xu hướng, biện pháp thúc đẩy liên kết kinh tế, phát triển thương mại và đầu tư trong khu vực... sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam.
Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới vai trò của hiệp định RCEP (Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực) đối với Việt Nam. Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Kinh tế và Dự báo, theo TS. Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), ở mức độ nhất định, RCEP có thể xem là một giải pháp thay thế đối với nước ta trong trường hợp TPP không thành. RCEP sẽ tạo cơ hội đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu của Việt Nam sang 10 nước ASEAN và 6 đối tác thương mại quan trọng của khối này.
Tuy nhiên, điểm trừ của RCEP so với TPP là RCEP không có Mỹ - thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới và thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (hiện chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta và còn nhiều tiềm năng xuất khẩu). Ngoài ra, TPP được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam thoát khỏi sự phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu từ Trung Quốc (hiện chiếm tỷ trọng khoảng 30% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta). Ngược lại, RCEP có nhiều khả năng làm trầm trọng thêm sự phụ thuộc đó.
Song, theo TS. Lê Quốc Phương, dù có RCEP hay TPP, thì điều quan trọng để Việt Nam có thể tận dụng các cơ hội của các FTA, đồng thời, vượt qua thách thức khi phải mở cửa gần như hoàn toàn nền kinh tế theo yêu cầu của các FTA, là cần nhanh chóng nâng cao sức mạnh nội lực, trước hết là tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả cấp quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Có như vậy, Việt Nam mới có thể hội nhập thành công trong bối cảnh nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng và nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới./.
Tham khảo từ các nguồn:
http://laodong.com.vn/tien-te-va-dau-tu/dieu-gi-den-khi-tpp-cham-dut-635661.bld
http://baocongthuong.com.vn/tpp-di-vao-ngo-cut-nhieu-nuoc-ky-vo-ng-va-o-apec.html
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/hsbc-tpp-kho-co-co-hoi-sinh-sau-khi-my-rut-lui-3536487.html
Lê Vân
http://kinhtevadubao.vn
http://kinhtevadubao.vn