Kiểm soát chặt thủ tục hành chính từ khâu dự thảo
- Thứ sáu - 27/03/2015 23:27
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Các bộ, ngành, địa phương phải kiểm soát chặt chẽ thủ tục hành chính (TTHC) ngay từ khâu dự thảo, trong đó thực hiện tốt việc đánh giá tác động, tham gia ý kiến, thẩm định đối với quy định về TTHC, tránh tình trạng ban hành lại phải sửa đổi, gây tốn kém chi phí xã hội.
Đây là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng tại hội nghị báo cáo tình hình, kết quả thực hiện cải cách TTHC quý I và nhiệm vụ trọng tâm cải cách TTHC năm 2015 do Bộ Tư pháp tổ chức chiều 27/3/2015.
Vẫn lúng túng
Theo đánh giá của Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp), trong quý I/2015, công tác cải cách, kiểm soát TTHC được thực hiện tốt tại các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quốc phòng, Tư pháp. Tuy nhiên, ở một số nơi, việc thực hiện còn hạn chế như: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, tỉnh Thanh Hóa. Nhiều bộ, địa phương còn lúng túng trong khâu lập kế hoạch, một số nhiệm vụ triển khai chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ.
“Mặc dù đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) có quy định về TTHC như Thông tư số 21/2014/TT-KHCN quy định về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn; Thông tư số 24/2014 quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường... nhưng từ tháng 6/2013 đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ vẫn chưa ban hành Quyết định công bố TTHC”, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC Ngô Hải Phan dẫn chứng.
Nguyên nhân của tình trạng này là do kiểm soát TTHC là công việc khó với khối lượng lớn trong khi số lượng biên chế thực hiện nhiệm vụ còn mỏng; công tác chỉ đạo tại một số nơi còn chưa sâu sát… Đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, nhiệm vụ trọng tâm cải cách TTHC năm 2015 theo Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 08/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giao cho bộ rất đồ sộ. Chỉ tính riêng việc chuẩn hóa TTHC thôi cũng đã rất nhiều việc phải làm. Vì vậy, làm thế nào để hoàn thành khối lượng công việc theo lộ trình đã đề ra khiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất lúng túng.
Chia sẻ với lo lắng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như đại diện nhiều bộ, ngành khác, tuy nhiên, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC Ngô Hải Phan cho rằng, nếu so với các bộ thì nhiệm vụ của các địa phương còn nặng nề hơn nhiều. Những thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, số TTHC lên đến con số hơn 2.000 thủ tục. Các tỉnh, thành phố khác, số TTHC cũng từ 1.300 đến 1.700 thủ tục nên việc rà soát, tổng hợp, chuẩn hóa số lượng lớn TTHC như vậy rất vất vả”. “Các bộ, ngành đã có sẵn nền tảng, việc tập huấn đã được triển khai nhiều lần ngay từ thời kỳ còn thực hiện Đề án 30 của Chính phủ, do đó nếu tập trung làm thì việc chuẩn hóa TTHC chỉ cần 1 tháng là xong”, ông Ngô Hải Phan nhấn mạnh.
Đẩy mạnh xử lý kiến nghị về TTHC
Đánh giá về công tác cải cách TTHC trong quý I/2015, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cho rằng, dù có nhiều tiến bộ nhưng TTHC vẫn còn nhiều phiền hà, phức tạp, gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Đơn cử ngay trong công tác thẩm định văn bản liên quan đến lĩnh vực này còn có vấn đề. Nhiều bộ, ngành xây dựng văn bản không có mục riêng về kiểm soát TTHC.
Lại có trường hợp đưa vào rồi, có góp ý nhưng không kiểm soát được cơ quan chủ trì xây dựng văn bản có sửa theo yêu cầu không. Đến khi luật đi vào đời sống, gây thiệt hại cho người dân thì cơ quan chức năng mới phát hiện ra. “Vì vậy, thời gian tới, Bộ Tư pháp phải quyết tâm thẩm định tốt, theo đến cùng từng dự thảo văn bản, hạn chế tối đa tình trạng trên”, Thứ trưởng Đinh Trung Tụng lưu ý.
Cũng theo Thứ trưởng Đinh Trung Tụng, nhiệm vụ cải cách TTHC năm 2015 là vô cùng nặng nề với 53 nhóm thủ tục hành chính phải được đơn giản hóa giao cho các bộ, ngành thực hiện và 14 nhóm nhiệm vụ chung về cải cách TTHC giao các bộ, ngành, địa phương thực hiện. Điều này đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải triển khai một cách chủ động, sáng tạo thì mới bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó phải kịp thời xử lý nghiêm cán bộ, công chức nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết TTHC đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông, công khai về địa chỉ tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về TTHC nhằm huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào hoạt động này.
Thu Phương
theo baotintuc
Vẫn lúng túng
Theo đánh giá của Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp), trong quý I/2015, công tác cải cách, kiểm soát TTHC được thực hiện tốt tại các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quốc phòng, Tư pháp. Tuy nhiên, ở một số nơi, việc thực hiện còn hạn chế như: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, tỉnh Thanh Hóa. Nhiều bộ, địa phương còn lúng túng trong khâu lập kế hoạch, một số nhiệm vụ triển khai chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ.
“Mặc dù đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) có quy định về TTHC như Thông tư số 21/2014/TT-KHCN quy định về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn; Thông tư số 24/2014 quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường... nhưng từ tháng 6/2013 đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ vẫn chưa ban hành Quyết định công bố TTHC”, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC Ngô Hải Phan dẫn chứng.
Nguyên nhân của tình trạng này là do kiểm soát TTHC là công việc khó với khối lượng lớn trong khi số lượng biên chế thực hiện nhiệm vụ còn mỏng; công tác chỉ đạo tại một số nơi còn chưa sâu sát… Đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, nhiệm vụ trọng tâm cải cách TTHC năm 2015 theo Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 08/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giao cho bộ rất đồ sộ. Chỉ tính riêng việc chuẩn hóa TTHC thôi cũng đã rất nhiều việc phải làm. Vì vậy, làm thế nào để hoàn thành khối lượng công việc theo lộ trình đã đề ra khiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất lúng túng.
Chia sẻ với lo lắng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như đại diện nhiều bộ, ngành khác, tuy nhiên, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC Ngô Hải Phan cho rằng, nếu so với các bộ thì nhiệm vụ của các địa phương còn nặng nề hơn nhiều. Những thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, số TTHC lên đến con số hơn 2.000 thủ tục. Các tỉnh, thành phố khác, số TTHC cũng từ 1.300 đến 1.700 thủ tục nên việc rà soát, tổng hợp, chuẩn hóa số lượng lớn TTHC như vậy rất vất vả”. “Các bộ, ngành đã có sẵn nền tảng, việc tập huấn đã được triển khai nhiều lần ngay từ thời kỳ còn thực hiện Đề án 30 của Chính phủ, do đó nếu tập trung làm thì việc chuẩn hóa TTHC chỉ cần 1 tháng là xong”, ông Ngô Hải Phan nhấn mạnh.
Đẩy mạnh xử lý kiến nghị về TTHC
Đánh giá về công tác cải cách TTHC trong quý I/2015, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cho rằng, dù có nhiều tiến bộ nhưng TTHC vẫn còn nhiều phiền hà, phức tạp, gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Đơn cử ngay trong công tác thẩm định văn bản liên quan đến lĩnh vực này còn có vấn đề. Nhiều bộ, ngành xây dựng văn bản không có mục riêng về kiểm soát TTHC.
Tính đến quý I/2015, các bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để đơn giản hóa 4.431 TTHC trên tổng số 4.723 TTHC phải đơn giản hóa, đạt tỷ lệ 93,8%, tăng 1,0% so với kết quả cuối năm 2014. |
Cũng theo Thứ trưởng Đinh Trung Tụng, nhiệm vụ cải cách TTHC năm 2015 là vô cùng nặng nề với 53 nhóm thủ tục hành chính phải được đơn giản hóa giao cho các bộ, ngành thực hiện và 14 nhóm nhiệm vụ chung về cải cách TTHC giao các bộ, ngành, địa phương thực hiện. Điều này đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải triển khai một cách chủ động, sáng tạo thì mới bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó phải kịp thời xử lý nghiêm cán bộ, công chức nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết TTHC đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông, công khai về địa chỉ tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về TTHC nhằm huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào hoạt động này.
Thu Phương
theo baotintuc