Kiên Giang: Xây dựng 30 xã nông thôn mới nâng cao đến năm 2025

Kiên Giang: Xây dựng 30 xã nông thôn mới nâng cao đến năm 2025
Đến năm 2025, Kiên Giang có ít nhất 1 huyện nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, 100 xã đạt chuẩn NTM, 30 xã NTM nâng cao và 5 xã NTM kiểu mẫu.
Qua 10 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Kiên Giang đã có 64/117 xã được công nhận đạt chuẩn. Ảnh: Đ.T. Chánh.
Qua 10 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Kiên Giang đã có 64/117 xã được công nhận đạt chuẩn. Ảnh: Đ.T. Chánh.

Đó là mục tiêu phấn đấu của tỉnh giai đoạn sau năm 2020, được ông Nguyễn Văn Vững, Phó chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Kiên Giang cho biết.

Theo ông Vững, qua 10 năm (giai đoạn 2010 – 2020) triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Kiên Giang đã có 64/117 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, chiếm 54,7% và Tân Hiệp đạt chuẩn huyện NTM. Cơ bản các tiêu chí đều đạt và vượt so với kế hoạch của tỉnh, bình quân đạt 16,8 tiêu chí/xã.

Đến nay, có 9 huyện, thành phố có từ 50% số xã đạt chuẩn trở lên, gồm: Giồng Riềng (15/18), Tân Hiệp (10/10), Gò Quao (8/10), Vĩnh Thuận (6/7), Kiên Lương (5/7), Châu Thành (5/9), U Minh Thượng (3/6), Rạch Giá (1/1) và Hà Tiên (1/2).

Tân Hiệp là huyện đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, được Trung ương tặng công trình 10 tỷ đồng. Ảnh: Đ.T. Chánh.
Tân Hiệp là huyện đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, được Trung ương tặng công trình 10 tỷ đồng. Ảnh: Đ.T. Chánh.

Kết quả huy động nguồn lực giai đoạn 2010 - 2020 ước tính tổng nguồn vốn cho xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh là 29.186 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương hỗ trợ trực tiếp cho chương trình là 744 tỷ đồng, còn lại là vốn lồng ghép, vay tín dụng, nhân dân và doanh nghiệp đóng góp.


Đường hoa sạch, đẹp ở huyện nông thôn mới Tân Hiệp. Ảnh: Đ.T. Chánh.
Đường hoa sạch, đẹp ở huyện nông thôn mới Tân Hiệp. Ảnh: Đ.T. Chánh.

Để hoàn thành mục tiêu giai đoạn tiếp theo, Kiên Giang chú trọng phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong đó, chú trọng khai thác được lợi thế địa phương. Đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình OCOP gắn với phát triển du lịch. Đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, gắn với liên kết theo chuỗi giá trị.

Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng cơ bản ở nông thôn, đảm bảo kết nối đồng bộ với hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân, góp phần thu hút đầu tư vào nông thôn.


Cổng rào phát huy vai trò đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn của tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Đ.T. Chánh.
Cổng rào phát huy vai trò đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn của tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Đ.T. Chánh.

Tăng cường công tác giám sát, trong đó chú trọng quản lý chặt chẽ việc sử dụng các nguồn lực thực hiện chương trình, bao gồm nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn huy động khác, tiếp tục phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và giám sát của cộng đồng dân cư đối với xây dựng NTM.

Theo: Đ. T. Chánh/nongnghiep.vn