Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Đào Viên
- Thứ ba - 24/10/2017 00:14
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Xác định xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, chính vì vậy, ngay từ khi triển khai xây dựng NTM, Đảng bộ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn bằng nhiều hình thức và phương pháp tuyên truyền phát huy dân chủ ở cơ sở, công khai, minh bạch trên cơ sở “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”, tích cực tổ chức hội nghị xin ý kiến tham gia, đóng góp của nhân dân. Người dân được chủ động cử ra ban giám sát đầu tư cộng đồng, ban thanh tra nhân dân... tham gia giám sát các công trình xây dựng công cộng, bảo đảm chất lượng và tiến độ từng công trình, tuyến đường.
Một trong những bài học kinh nghiệm lớn nhất trong xây dựng nông thôn mới ở Đào Viên là sự thống nhất vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và người dân trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh… Ông Nguyễn Văn Sáu, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đào Viên cho biết: “Xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, chúng tôi luôn đoàn kết, quyết tâm trong chỉ đạo thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, nhất quán quan điểm: không cứng nhắc; không chạy đua theo hạ tầng; không để nợ cho dân. Ban chỉ đạo xây dựng NTM thường xuyên cử cán bộ bám sát cơ sở, phân công trách nhiệm rõ ràng với phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”. Nhờ sự gương mẫu, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên mà quần chúng nhân dân hiểu rõ, thấy được và làm theo”.
Đường giao thông rộng mở, thúc đẩy phát triển kinh tế ở Đào Viên.
Sau hơn 6 năm, xã Đào Viên đã huy động được hơn 45 tỷ đồng, trong đó ngân sách cấp trên là hơn 36 tỷ đồng, ngân sách xã và người dân đóng góp là hơn 9 tỷ đồng (chiếm 20%). Điểm nhấn trong xây dựng NTM ở Đào Viên là tập trung xây dựng các công trình phúc lợi. Toàn bộ 5 km đường thôn, ngõ xóm và 30 km đường giao thông nội đồng đã hoàn thành với tổng trị giá gần 27 tỷ đồng; kiên cố hóa 85% kênh mương nội đồng đáp ứng sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững; Trường học khang trang, trong đó, trường Mầm non và Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương; 9/11 thôn có nhà văn hóa hoạt động tích cực, thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân; nâng cấp, sửa chữa nghĩa trang liệt sỹ. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt từ 12,3% (năm 2012) xuống còn 1,23% (năm 2016); thu nhập bình quân đầu người từ 20,2 triệu đồng/người/năm của năm 2011 đến nay tăng lên 33,1 triệu đồng/người/năm. Phong trào xây dựng “Làng văn hóa”, “Gia đình văn hóa” được quan tâm đẩy mạnh. Kết quả hàng năm có hơn 92% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Để làng quê phát triển bền vững, địa phương đã thành lập mỗi thôn 1 tổ thu gom rác thải, đường làng ngõ xóm, đảm bảo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.
Hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới chỉ là mốc đánh dấu những thành quả của Đảng bộ và nhân dân xã Đào Viên đạt được chứ không phải việc xây dựng nông thôn mới đã kết thúc. Trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục duy trì các tiêu chí, tiếp tục nâng tầm xây dựng nông thôn mới.
Một trong những bài học kinh nghiệm lớn nhất trong xây dựng nông thôn mới ở Đào Viên là sự thống nhất vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và người dân trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh… Ông Nguyễn Văn Sáu, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đào Viên cho biết: “Xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, chúng tôi luôn đoàn kết, quyết tâm trong chỉ đạo thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, nhất quán quan điểm: không cứng nhắc; không chạy đua theo hạ tầng; không để nợ cho dân. Ban chỉ đạo xây dựng NTM thường xuyên cử cán bộ bám sát cơ sở, phân công trách nhiệm rõ ràng với phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”. Nhờ sự gương mẫu, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên mà quần chúng nhân dân hiểu rõ, thấy được và làm theo”.
Đường giao thông rộng mở, thúc đẩy phát triển kinh tế ở Đào Viên.
Sau hơn 6 năm, xã Đào Viên đã huy động được hơn 45 tỷ đồng, trong đó ngân sách cấp trên là hơn 36 tỷ đồng, ngân sách xã và người dân đóng góp là hơn 9 tỷ đồng (chiếm 20%). Điểm nhấn trong xây dựng NTM ở Đào Viên là tập trung xây dựng các công trình phúc lợi. Toàn bộ 5 km đường thôn, ngõ xóm và 30 km đường giao thông nội đồng đã hoàn thành với tổng trị giá gần 27 tỷ đồng; kiên cố hóa 85% kênh mương nội đồng đáp ứng sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững; Trường học khang trang, trong đó, trường Mầm non và Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương; 9/11 thôn có nhà văn hóa hoạt động tích cực, thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân; nâng cấp, sửa chữa nghĩa trang liệt sỹ. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt từ 12,3% (năm 2012) xuống còn 1,23% (năm 2016); thu nhập bình quân đầu người từ 20,2 triệu đồng/người/năm của năm 2011 đến nay tăng lên 33,1 triệu đồng/người/năm. Phong trào xây dựng “Làng văn hóa”, “Gia đình văn hóa” được quan tâm đẩy mạnh. Kết quả hàng năm có hơn 92% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Để làng quê phát triển bền vững, địa phương đã thành lập mỗi thôn 1 tổ thu gom rác thải, đường làng ngõ xóm, đảm bảo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.
Hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới chỉ là mốc đánh dấu những thành quả của Đảng bộ và nhân dân xã Đào Viên đạt được chứ không phải việc xây dựng nông thôn mới đã kết thúc. Trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục duy trì các tiêu chí, tiếp tục nâng tầm xây dựng nông thôn mới.
Theo baobacninh.com.vn