Kinh tế vườn, trang trại ở xã nông thôn mới
- Thứ hai - 02/02/2015 02:11
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Vào tháng 8.2011, xã Tam Ngọc được thành phố Tam Kỳ chọn làm điểm phát động chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và trở thành 1 trong 50 xã điểm của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2015. Từ đó đến nay, bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân, Tam Ngọc đã đạt 14/19 tiêu chí NTM, những tiêu chí còn lại phấn đấu hoàn thành trong quý III năm 2015. Nhờ cuộc vận động xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn Tam Ngọc đã có nhiều khởi sắc, nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả được áp dụng đã góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.
Từ mô hình thí điểm
Một trong những khu vườn lâu năm nhất ở thôn Đồng Nghệ, xã Tam Ngọc hiện nay, do ông Đoàn Văn Năng làm chủ. Cách đây hơn 10 năm, khi nông dân Tam Ngọc còn loay hoay với các phương án cải tạo vườn tạp, thì ông Năng đã mạnh dạn cải tạo khu vườn nhà rộng hơn 7 sào, để trồng nhiều loại cây có giá trị như tiêu, dó, cau, măng cụt, quế… Nhờ thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng nên cây trồng phát triển xanh tốt, mỗi năm cho thu nhập hơn chục triệu đồng. Cùng với nguồn lợi kinh tế từ cây trồng mang lại, khu vườn rợp mát, trong lành đã giúp cho ông có được những phút thảnh thơi sau giờ làm việc ở cơ quan.
Từ hiệu quả của những mô hình thí điểm, nông dân Tam Ngọc bắt đầu đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế vườn, nhất là từ khi địa phương phát động phong trào xây dựng nông thôn mới. Nhiều giống cây trồng mới được đưa về trồng thử nghiệm với quy mô lớn như hồ tiêu, chuối lùn, ớt... Trong đó, chỉ tính riêng hồ tiêu, năm 2014 toàn xã có khoảng 7 ha, thu nhập bình quân từ 150 – 200 triệu đồng/ha. Để có được kết quả khả quan này, bên cạnh, sự nỗ lực vươn lên của những người nông dân, còn có vai trò hỗ trợ đắc lực từ phía chính quyền và ngành nông nghiệp địa phương, đã thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây, đồng thời liên kết với các tổ chức, đơn vị chuyên môn hỗ trợ vốn cho nông dân yên tâm chuyển đổi cây trồng. “Cuối tháng 11 năm 2014, tổ chức Hội vận động Ngôi làng mới Hàn Quốc hỗ trợ 100 triệu đồng và hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu cho 10 hộ nông dân ở thôn Đồng Nghệ, xã Tam Ngọc. Đến nay, vườn tiêu đang phát triển xanh tốt và dự kiến sẽ cho thu lãi cao”. Ông Phạm Kế - Tổ trưởng mô hình trồng hồ tiêu theo phương pháp Hàn Quốc phấn khởi nói.
Cùng với hồ tiêu, mía hiện đã trở thành cây trồng mang lại nguồn lợi tương đối lớn cho nông dân Tam Ngọc, với khoảng 30% số hộ có thu nhập từ cây mía. Dựa vào điều kiện đặc thù của vùng đất ven sông, loại đất thịt pha cát và không bị mối, mọt, hàng năm địa phương đưa vào sản xuất đại trà khoảng 45 ha mía lấy nước, tập trung ở các thôn Thọ Tân, Bình Hòa, Phú Ninh… Tính bình quân 1 sào mía trồng trong vòng 10 tháng, sau khi trừ các khoảng chí phí từ 1,5 đến 2 triệu đồng, sẽ cho thu lãi từ 7 đến 10 triệu đồng. Ngoài việc bán cho thương lái lấy nước, lá, thân mía còn được tận dụng để làm thức ăn cho gia súc và làm phân xanh rất tốt. Ông Trương Vĩnh Bá – Chủ tịch Hội Nông dân xã Tam Ngọc cho biết.
Đến khẳng định thương hiệu
Rời cánh đồng mía bạt ngàn, chúng tôi đến thăm nhà vườn trồng hoa của tổ hợp tác Tam Ngọc flower. Tổ hợp tác được thành lập vào tháng 7 năm 2013 gồm có 5 thành viên, từ ý tưởng xây dựng một thương hiệu làng hoa đặc trưng của Tam Ngọc. Những ngày này đang vào vụ hoa Tết, đủ các loại hoa đang đua nhau khoe sắc rực rỡ, từ các loài hoa cao cấp như dã yến thảo, mai địa thảo, dạ lan hương, pancy, phong lan… cho đến các giống hoa phổ biến như cúc, vạn thọ… Để đảm bảo cho hoa sinh trưởng, trổ hoa đúng vào dịp Tết, mỗi ngày có khoảng 6 nhân công làm việc liên tục, đến khoảng ngày 20 tháng chạp, tăng cường số lượng lên đến 10 người.
Với thương hiệu đã được khẳng định, tổ hợp tác Tam Ngọc Flower trở thành địa chỉ tin cậy cung cấp sản phẩm cho nhiều khách hàng không chỉ ở các địa phương trong tỉnh Quảng Nam mà còn vươn ra các tỉnh lân cận. Sản phẩm của làng hoa Tam Ngọc được ưa chuộng bởi luôn có sự đổi mới về chủng loại, mẫu mã và cung cấp từ cây con giống cho đến hoa trưởng thành. Ông Nguyễn Quốc Cường – thành viên tổ hợp tác Tam Ngọc Flower cho biết, từ khi thành lập tổ hợp tác, thương hiệu hoa Tam Ngọc bắt đầu được biết đến nhiều hơn, mỗi năm chúng tôi cho ra thị trường khoảng 12 nghìn chậu hoa và hơn 20 nghìn cây cắt cành, thu lãi hơn 200 triệu đồng, ngoài ra còn giải quyết việc làm cho lao động địa phương với thu nhập ổn định hơn 5 triệu/tháng.
Cùng với các mô hình kinh tế vườn, lĩnh vực chăn nuôi cũng được Tam Ngọc chú trọng đẩy mạnh, năm 2014 tổng đàn gia súc đạt 1.428 con, gia cầm khoảng 22 nghìn con, tăng hơn 2,2 nghìn con so với năm 2013. Nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình được đầu tư hiện đại, đảm bảo an toàn dịch bệnh và chất lượng sản phẩm, trong đó điển hình là tổ hợp tác chăn nuôi bò, gà Ba Ông của 3 hộ dân ở thôn Trà Lang, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Tại trang trại chăn nuôi tập trung theo quy mô khép kín của ông Ngô Quang Minh, thành viên tổ hợp tác Ba Ông, có tổng diện tích quy mô chuồng trại rộng hơn 17 nghìn m2, trong đó diện tích dành cho chăn nuôi 10 con bò, 80 con lợn và 2.000 con gà chiếm khoảng 8 nghìn m2, bao gồm cả khu vực trồng cỏ Va06 làm thức ăn cho con vật nuôi.
Ngoài công tác tiêm phòng vacxin, tiêu độc khử trùng được thực hiện thường xuyên và định kỳ, đàn vật nuôi còn được bảo vệ nghiêm ngặt bởi hệ thống chống trộm và chuồng trại ứng dụng chế phẩm men vi sinh làm đệm lót sinh thái, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Một trong những khu vườn lâu năm nhất ở thôn Đồng Nghệ, xã Tam Ngọc hiện nay, do ông Đoàn Văn Năng làm chủ. Cách đây hơn 10 năm, khi nông dân Tam Ngọc còn loay hoay với các phương án cải tạo vườn tạp, thì ông Năng đã mạnh dạn cải tạo khu vườn nhà rộng hơn 7 sào, để trồng nhiều loại cây có giá trị như tiêu, dó, cau, măng cụt, quế… Nhờ thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng nên cây trồng phát triển xanh tốt, mỗi năm cho thu nhập hơn chục triệu đồng. Cùng với nguồn lợi kinh tế từ cây trồng mang lại, khu vườn rợp mát, trong lành đã giúp cho ông có được những phút thảnh thơi sau giờ làm việc ở cơ quan.
Từ hiệu quả của những mô hình thí điểm, nông dân Tam Ngọc bắt đầu đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế vườn, nhất là từ khi địa phương phát động phong trào xây dựng nông thôn mới. Nhiều giống cây trồng mới được đưa về trồng thử nghiệm với quy mô lớn như hồ tiêu, chuối lùn, ớt... Trong đó, chỉ tính riêng hồ tiêu, năm 2014 toàn xã có khoảng 7 ha, thu nhập bình quân từ 150 – 200 triệu đồng/ha. Để có được kết quả khả quan này, bên cạnh, sự nỗ lực vươn lên của những người nông dân, còn có vai trò hỗ trợ đắc lực từ phía chính quyền và ngành nông nghiệp địa phương, đã thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây, đồng thời liên kết với các tổ chức, đơn vị chuyên môn hỗ trợ vốn cho nông dân yên tâm chuyển đổi cây trồng. “Cuối tháng 11 năm 2014, tổ chức Hội vận động Ngôi làng mới Hàn Quốc hỗ trợ 100 triệu đồng và hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu cho 10 hộ nông dân ở thôn Đồng Nghệ, xã Tam Ngọc. Đến nay, vườn tiêu đang phát triển xanh tốt và dự kiến sẽ cho thu lãi cao”. Ông Phạm Kế - Tổ trưởng mô hình trồng hồ tiêu theo phương pháp Hàn Quốc phấn khởi nói.
Cùng với hồ tiêu, mía hiện đã trở thành cây trồng mang lại nguồn lợi tương đối lớn cho nông dân Tam Ngọc, với khoảng 30% số hộ có thu nhập từ cây mía. Dựa vào điều kiện đặc thù của vùng đất ven sông, loại đất thịt pha cát và không bị mối, mọt, hàng năm địa phương đưa vào sản xuất đại trà khoảng 45 ha mía lấy nước, tập trung ở các thôn Thọ Tân, Bình Hòa, Phú Ninh… Tính bình quân 1 sào mía trồng trong vòng 10 tháng, sau khi trừ các khoảng chí phí từ 1,5 đến 2 triệu đồng, sẽ cho thu lãi từ 7 đến 10 triệu đồng. Ngoài việc bán cho thương lái lấy nước, lá, thân mía còn được tận dụng để làm thức ăn cho gia súc và làm phân xanh rất tốt. Ông Trương Vĩnh Bá – Chủ tịch Hội Nông dân xã Tam Ngọc cho biết.
Đến khẳng định thương hiệu
Rời cánh đồng mía bạt ngàn, chúng tôi đến thăm nhà vườn trồng hoa của tổ hợp tác Tam Ngọc flower. Tổ hợp tác được thành lập vào tháng 7 năm 2013 gồm có 5 thành viên, từ ý tưởng xây dựng một thương hiệu làng hoa đặc trưng của Tam Ngọc. Những ngày này đang vào vụ hoa Tết, đủ các loại hoa đang đua nhau khoe sắc rực rỡ, từ các loài hoa cao cấp như dã yến thảo, mai địa thảo, dạ lan hương, pancy, phong lan… cho đến các giống hoa phổ biến như cúc, vạn thọ… Để đảm bảo cho hoa sinh trưởng, trổ hoa đúng vào dịp Tết, mỗi ngày có khoảng 6 nhân công làm việc liên tục, đến khoảng ngày 20 tháng chạp, tăng cường số lượng lên đến 10 người.
Với thương hiệu đã được khẳng định, tổ hợp tác Tam Ngọc Flower trở thành địa chỉ tin cậy cung cấp sản phẩm cho nhiều khách hàng không chỉ ở các địa phương trong tỉnh Quảng Nam mà còn vươn ra các tỉnh lân cận. Sản phẩm của làng hoa Tam Ngọc được ưa chuộng bởi luôn có sự đổi mới về chủng loại, mẫu mã và cung cấp từ cây con giống cho đến hoa trưởng thành. Ông Nguyễn Quốc Cường – thành viên tổ hợp tác Tam Ngọc Flower cho biết, từ khi thành lập tổ hợp tác, thương hiệu hoa Tam Ngọc bắt đầu được biết đến nhiều hơn, mỗi năm chúng tôi cho ra thị trường khoảng 12 nghìn chậu hoa và hơn 20 nghìn cây cắt cành, thu lãi hơn 200 triệu đồng, ngoài ra còn giải quyết việc làm cho lao động địa phương với thu nhập ổn định hơn 5 triệu/tháng.
Cùng với các mô hình kinh tế vườn, lĩnh vực chăn nuôi cũng được Tam Ngọc chú trọng đẩy mạnh, năm 2014 tổng đàn gia súc đạt 1.428 con, gia cầm khoảng 22 nghìn con, tăng hơn 2,2 nghìn con so với năm 2013. Nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình được đầu tư hiện đại, đảm bảo an toàn dịch bệnh và chất lượng sản phẩm, trong đó điển hình là tổ hợp tác chăn nuôi bò, gà Ba Ông của 3 hộ dân ở thôn Trà Lang, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Tại trang trại chăn nuôi tập trung theo quy mô khép kín của ông Ngô Quang Minh, thành viên tổ hợp tác Ba Ông, có tổng diện tích quy mô chuồng trại rộng hơn 17 nghìn m2, trong đó diện tích dành cho chăn nuôi 10 con bò, 80 con lợn và 2.000 con gà chiếm khoảng 8 nghìn m2, bao gồm cả khu vực trồng cỏ Va06 làm thức ăn cho con vật nuôi.
Ngoài công tác tiêm phòng vacxin, tiêu độc khử trùng được thực hiện thường xuyên và định kỳ, đàn vật nuôi còn được bảo vệ nghiêm ngặt bởi hệ thống chống trộm và chuồng trại ứng dụng chế phẩm men vi sinh làm đệm lót sinh thái, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Vườn mía đang phát triển ở thôn Bình Hòa, xã Tam Ngọc
Ông Nguyễn Thanh Yên – Phó chủ tịch UBND xã Tam Ngọc cho biết với đặc thù là xã nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, Tam Ngọc tập trung phát huy thế mạnh với các mô hình kinh tế vườn, trang trại theo chủ trương liên kết “4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp - PV), nhằm hướng đến một nền nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường.
Nhìn lại những mô hình kinh tế triển vọng ở Tam Ngọc có thể thấy tất cả đều có một điểm chung, đó là sự ghi nhận nỗ lực vượt khó vươn lên của những người nông dân cần cù với quyết tâm “dám nghĩ dám làm”, bên cạnh đó là vai trò cầu nối, hỗ trợ hiệu quả từ phía chính quyền địa phương và ngành chức năng. Thành công của các mô hình kinh tế đã mở ra nhiều hướng đi mới cho công tác giảm nghèo tại địa phương, góp phần tăng thu nhập cho người dân, đáp ứng tiêu chí về phát triển kinh tế nông thôn mới.
Nhìn lại những mô hình kinh tế triển vọng ở Tam Ngọc có thể thấy tất cả đều có một điểm chung, đó là sự ghi nhận nỗ lực vượt khó vươn lên của những người nông dân cần cù với quyết tâm “dám nghĩ dám làm”, bên cạnh đó là vai trò cầu nối, hỗ trợ hiệu quả từ phía chính quyền địa phương và ngành chức năng. Thành công của các mô hình kinh tế đã mở ra nhiều hướng đi mới cho công tác giảm nghèo tại địa phương, góp phần tăng thu nhập cho người dân, đáp ứng tiêu chí về phát triển kinh tế nông thôn mới.
Theo: tamky.gov.vn