Kon Tum: Ghép mắc ca với cây bố mẹ đạt 1 tạ quả/cây
- Thứ bảy - 14/12/2019 09:38
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ông Trần Xuân Vịnh, thôn 10, xã Đắc Hrin, huyện Đắc Hà (Kon Tum), cho biết, ông quê ở Hưng Yên, vào đây từ năm 1999. Hiện, gia đình có 40 ha đất đồi rừng, mua góp từ năm 1999 đến nay, nhiều diện tích đã chuyển sang trồng mắc ca.
Ông Vịnh bên cây mắc ca giống hoa tím 1 tạ quả
Từ khi đến vùng đất mới, ông Vịnh chủ yếu vẫn trồng cà phê, cao su như bà con nơi đây. Cách đây 2 năm, thấy cà phê già cỗi, thu nhập kém, cao su cũng không mấy sáng sủa, ông đang tìm cây để thay thế.
Từ ý định trên, ông hay xem ti vi, và thấy cây mắc ca vừa nhàn, vừa dễ trồng, lại ít rủi ro. Chỉ có hạn chế ban đầu, phải chờ dài ngày, 3 năm sau mới có quả, do vậy, ông quyết định chuyển sang trồng mắc ca.
Thực ra, ngược dòng thời gian, ông Vịnh đã biết về cây mắc ca cách đây 12 năm. Theo đó, năm 2007, một lần về quê tìm cây giống đưa vào Kon Tum trồng, ông đã đến cơ sở cây giống Ba Vì (Hà Nội), đơn vị được Bộ Nông nghiệp – PTNT cấp phép, để tìm hiểu. Sau khi nghe giới thiệu về cây mắc ca, ông đã mua 20 cây đưa vào trồng thử.
Rất may, 4 năm sau, trong số 20 cây mắc ca nói trên, đã có 13 cây cho quả, 7 cây phải chặt bỏ, do không có quả. Trong 13 cây cho quả, có 11 cây thuộc giống hoa tím, rất sai, quả to và đều, có cây lên tới 1 tạ quả; 2 cây còn lại thuộc giống OC đạt 30 – 40kg/cây.
Từ thực tế trên, ông Vịnh quyết định thay thế vườn cà phê, cao su đến kỳ phá bỏ, bằng cây mắc ca. Sau đó, ông đến Viện Eakmat Tây Nguyên, T.p Buôn Ma Thuột mua 6.000 cây mắc ca về trồng, trong đó có cả cây thực sinh và cây đã ghép.
Tuy nhiên, những cây ghép của Viện Eakmat không đẹp, lá xoăn và nhỏ, mặt khác, không biết là giống gì, nên ông Vịnh đã cắt bỏ, và ghép với dòng cây bố mẹ hoa tím đạt 1 tạ quả/cây của gia đình.