LẠ MÀ HAY: Kiếm bộn tiền nhờ nuôi thứ nước “thần kỳ” xanh len lét
- Thứ ba - 27/08/2019 20:05
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Doanh nghiệp nông nghiệp do ông Hùng làm chủ hiện có quy mô nuôi tảo xoắn Sprirulina lớn, hiện đại và bài bản bậc nhất hiện nay.
Cơ duyên tình cờ với tảo xoắn
Dẫn phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đi thăm quan mô hình nuôi tảo xoắn của công ty, ông Nguyễn Văn Hùng hồ hởi giới thiệu: Tổng diện tích nuôi trồng tảo xoắn của công ty rộng 5 ha, trong đó 3 ha đã nuôi trồng tảo. Hiện công ty cùng các nhà khoa học đã ứng dụng công nghệ nghiên cứu nuôi trồng thành công sản phẩm tảo xoắn Spirulina.
Mô hình nuôi trồng - chế biến tảo xoắn Spirulina, ở xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An có quy mô hiện đại và bài bản bậc nhất hiện nay.
“Ngoài việc sản xuất, chế biến sản phẩm tảo, công ty còn hợp tác với các nhà khoa học, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ nghiên cứu sản xuất các sản phẩm từ phụ phẩm, phế phẩm tảo để xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản, sản xuất phân bón hữu cơ”, ông Hùng cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết thêm.
Dẫn phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đi thăm một vòng quy trình sản xuất tảo xoắn ông Hùng tâm sự: Sau khi học xong cấp 3, được sang học tập 7 năm tại Nga (Liên Xô cũ) và 32 năm khoác áo lính. Tôi đã lăn lộn khắp các công trình phòng thủ ở biên giới, hải đảo; các công trình cầu cống, đường ngầm, kè chắn sóng đê biển, làm các tuyến đường vùng hẻo lánh… đã giúp tôi rất nhiều trong lĩnh vực mới mà tôi theo đuổi.
Tảo xoắn Spirulina của Công ty cổ phần Khoa học xanh Hidumi Pharma được xem là mô hình mới, lạ mà hay.
“Kỳ thực, tôi đến với tảo xoắn là một tình cờ, khi sản phẩm này giúp tôi thoát khỏi cơn bạo bệnh của đời mình. Đó là cơn đột quỵ đã tưởng như làm tôi phải “đầu hàng số phận” nhưng qua những người bạn có giới thiệu và mua giúp cho tôi sản phẩm tảo xoắn của Nhật Bản. Chính nhờ sản phẩm đó đã giúp tôi qua khỏi cơn bệnh của đời người” ông Hùng tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Sau khi khỏi bệnh, ông có cơ duyên gặp gỡ nhiều nhà khoa học để hiểu hơn đặc tính, công dụng của tảo xoắn. Trong lúc tìm đường kết duyên với tảo xoắn, ông gặp Công ty TNHH Công nghệ sinh học phục vụ đời sống - sản xuất - thương mại - du lịch Thanh Mai - một doanh nghiệp nhỏ tại xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An cũng nuôi trồng, chế biến nhỏ lẻ sản phẩm này đang gặp khó khăn, có mong muốn được chuyển nhượng. Năm 2016, ông đã mua lại và quyết tâm phục dựng thương hiệu Công ty Hidumi Pharma.
Hướng đến vì sức khỏe cộng đồng
Khu sản xuất tảo xoắn Spirulina ứng dụng công nghệ sinh học vi tảo của ông ty bao gồm nhiều công đoạn, từ sàng lọc chủng giống vi tảo, nhân giống các cấp, sau đó nhân sinh khối ở quy mô lớn trong các hệ thống kín Photobioreactor, tiếp đến đưa ra các ra các bể hở.
Mô hình nuôi trồng - chế biến tảo xoắn Spirulina tạo việc làm cho 60 công nhân ở huyện Quỳnh Lưu.
Sinh khối tảo sau khi thu có thể được sử dụng trực tiếp dưới dạng sản phẩm tảo tươi (bảo quản đông lạnh) hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp, hút ẩm bảo đảm nguyên màu, nguyên chất của sản phẩm. Từ bột tảo xoắn, công ty điều chế thành dạng viên nang, viên nén hoặc làm nguyên liệu để tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học ứng dụng trong dược phẩm làm thuốc chữa các bệnh nan y.
Bí quyết để tảo xoắn của công ty giảm được giá thành đó chính là sản xuất quy mô lớn, khối lượng lớn, theo quy trình chuẩn mực và các chi phí đầu vào giảm: như nhân công, đất đai, nhà xưởng, điện…
Hiện mô hình tảo xoắn của Công ty cổ phần Khoa học xanh Hidumi Pharma đang được sản xuất theo giây truyền công nghệ của Nhật Bản.
Theo ông Hùng, nhu cầu trên thế giới cũng như ở Việt Nam về sản phẩm chế biến từ tảo Spirulina làm thực phẩm chức năng giàu dinh dưỡng, có giá trị ứng dụng trong y học rất lớn, nhưng chưa nhiều người dân được tiếp cận, sử dụng.
Xuất phát từ thực tế đó và qua trải nghiệm của bản thân, ông Nguyễn Văn Hùng mong muốn phát triển mạnh mẽ sản phẩm này, trước mắt giúp người dân, nhất là những người có thu nhập thấp, người mắc bệnh hiểm nghèo có điều kiện tiếp cận, sử dụng các sản phẩm từ tảo Spirulina chất lượng cao, giá thành hợp lý.
Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Khoa học xanh Hidumi Pharma ở xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã trở thành một người nuôi trồng - chế biến tảo xoắn Spirulina, có quy mô hiện đại và bài bản bậc nhất hiện nay.
Do sản phẩm có tính ứng dụng cao, dự án do ông đề xuất đã được Bộ Khoa học và Công nghệ lựa chọn tài trợ thông qua Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ - FIRST” (Dự án FIRST) do Ngân hàng Thế giới tài trợ, Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản Dự án.
Hiện tại dự án nuôi trồng, chế biến tảo xoắn của ông Hùng đang hợp tác với GS.TS Perter Monfirt (người Đức) cùng 5 nhà khoa học để chiết xuất chất Chlorins 6 và các sản phẩm dinh dưỡng được chiết xuất từ tảo xoắn xanh lục này.
Công ty cổ phần Khoa học xanh Hidumi Pharma đang liên kết với các nhà khoa học ở Đức để chế tạo các sản phẩm từ tảo xoắn phục vụ cho sức khỏe con người.
Theo ông Hùng hiện các sản phẩm của công ty đã có mặt khắp nơi trên thị trường cả nước và được người tiêu dùng đánh giá phản hồi rất tích cực.
Với một tấm lòng yêu quê hương ông Nguyễn Văn Hùng cũng đã khẳng định: “Sẽ quyết tâm đưa 3 sản phẩm nông nghiệp quý hiếm mang “Made in Việt Nam”, được sản xuất ngay chính tại quê hương trở thành những sản phẩm thực phẩm chức năng cao cấp, chất lượng, có mức giá phù hợp, để chiếm lĩnh lòng tin khách hàng ở trong nước và quốc tế, góp sức nâng cao sức khỏe cộng đồng”.
Ông Nguyễn Văn Hùng đang giới thiệu một sản phẩm chức năng được công ty bào chế từ tảo xoắn.
Hiện Công ty cổ phần Khoa học xanh Hidumi Pharma ở xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, do ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc đang tạo việc làm cho 60 lao động ở huyện Quỳnh Lưu với mức lương từ 4,5 triệu - 14 triệu đồng/người/tháng.