Làm VietGAP, người trồng na ở chân núi Bà Đen hết cảnh lo đầu ra
- Chủ nhật - 26/03/2017 21:01
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trồng na ở chân núi Bà Đen cho thu hoạch quanh năm vì khí hậu thích hợp và kĩ thuật chăm sóc của người dân (ảnh IT)
Hiện, toàn tỉnh có khoảng hơn 4600ha na, chủ yếu là trồng xung quanh khu vực chân núi Bà Đen. Sản lượng trái na được đưa ra thị trường hàng năm đạt từ 40.000 - 45.000 tấn. Do cây na ở đây cho trái quanh năm, nhờ kỹ thuật kích thích ra hoa kết trái theo ý muốn để thu hoach rãi vụ, nâng cao giá trị, nên vào vụ thu hoạch chính, tháng 8-9 sản lượng đạt khoảng 3.500 tấn đến 4.000 tấn/tháng. Vào dịp Tết Nguyên đán, sản lượng na Bà Đen tăng lên khoảng 4.500 tấn/tháng. Đây là sự khác biệt lớn của na Bà Đen Tây Ninh so với các vùng khác vì hầu như không có nơi nào có na vào khoảng thời gian này. Do sản phẩm trái mãng cầu ở đây có được chất lượng và mùa vụ khác biệt, năng suất cao, chất lượng thơm ngon, được thương lái đưa đi tiêu thụ khắp cả nước, quả to (khoảng 3 trái/kg) được lựa chọn để xuất khẩu.
Quả na trồng ở chân núi Bà Đen nổi tiếng với chất lượng thơm ngon, quả to (ảnh IT)
Năm 2016, được sự hỗ trợ của tỉnh, tổ liên kết hợp tác na theo quy trình VietGAP được thành lập. Qua hơn 1 năm triển khai mô hình sản xuất na theo mô hình VietGAP, đến nay đã có 54 ha đạt chuẩn đã được cấp giấy chứng nhận. Ông Võ Văn Võ 57 tuổi, tổ trưởng tổ liên kết phấn khởi cho biết: Đơn vị sản xuất của chúng tôi vừa được tỉnh cấp giấy chứng nhận VietGAP. Từ khi bắt tay vào sản xuất VietGap, sản phẩm na của tổ đã được nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đến đặt hàng, bao tiêu toàn bộ với giá 27.000 đồng/kg. Với giá này, sau khi trừ chi phí, người trồng na có lãi khoảng 180 triệu đồng/vụ thu hoạch, mà không phải vất vả tìm đầu ra như trước đây.
Theo: San Nguyễn/danviet.vn