Làm nông xuyên quốc gia
- Thứ hai - 10/02/2014 21:31
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Từ “đại gia” đến “kỹ sư” nông nghiệp
Đi qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Gia Lai), dọc theo Quốc lộ 18B, chúng tôi đã được tận mắt chứng kiến những cánh rừng xanh bạt ngàn cao su, cọ dầu và mía đường dọc hai bên đường. Cả một đoạn đường kéo dài ngút tầm mắt ấy, với khoảng hơn 100km chạy xe đều thuộc về sở hữu của một ông chủ người Việt Nam Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL).
Ở trên mảnh đất Attapeu, nhiều người Lào làm công nhân trồng mía, cao su, cọ dầu nay đã thông thạo tiếng Việt cùng những công nhân của Việt Nam đều gọi ông Đức với cái tên trìu mến “anh Ba”.
Tiếp chúng tôi tại nhà máy sản xuất đường nằm giữa cánh đồng bạt ngàn với 10.000ha mía đã cho thu hoạch năm thứ 2, ông Đức chia sẻ: “Bây giờ, nhiều người gọi tôi là “đại gia” nhưng không phải ai cũng biết ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã phải làm ruộng. Cũng đi cày, đi bừa, đi cấy... Cũng vì thế, tôi có một niềm đam mê rất mạnh mẽ với nông nghiệp rồi đi tới quyết định đầu từ, làm giàu từ lĩnh vực này. Đó cũng chính là mơ ước từ nhỏ của tôi”.
Như sợ mọi người chưa tin, ông Đức khẳng định luôn: “Mọi người đừng nghĩ tôi không biết gì về nông nghiệp, tôi bỏ tiền ra thì phải tìm hiểu, bên cạnh tôi có rất nhiều chuyên gia.
Làm mãi rồi cũng thành quen, giờ ai hỏi bất cứ thứ gì về cây mía, cây cao su, cây cọ dầu tôi có thể trả lời được”. Không chỉ nói suông, ông Đức đã trả lời tất cả những câu hỏi của chúng tôi cũng như những câu hỏi khác về cây mía, cây cao su, cây cọ dầu như một “kỹ sư” nông nghiệp thực thụ. Theo “kỹ sư” Đoàn Nguyên Đức, làm nông nghiệp thì điều quan trọng nhất là cần có diện tích đất rộng, còn chất đất tốt hay xấu không quan trọng.
Như ở Attapeu không hề giàu dinh dưỡng, song những cây trồng của HAGL vẫn xanh tốt quanh năm. Mấu chốt theo ông Đức nằm ở chỗ mình phải biết ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Hiện HAGL có một hệ thống phân tích chất đất với phần mềm hiện đại, chỉ cần nạp dữ liệu vào sẽ cho ra kết quả đối với cây mía. Chẳng hạn như cây cần bao nhiều nước, bao nhiêu chất dinh dưỡng, tương tự, cây cao su, cây cọ dầu cũng như thế, từ đó để có kế hoạch chăm sóc lên “khẩu phần” cho cây theo từng giai đoạn.
Mặt khác, với việc ứng dụng hệ thống tưới nước ngầm nhỏ giọt của Israel, các loại cây trồng của HAGL còn tiết kiệm được công làm cỏ, thuốc trừ cỏ, bởi cỏ chỉ mọc khi bề mặt của đất ẩm, với hệ thống tưới nước ngầm, bề mặt luôn khô nhưng lượng nước vẫn cung cấp đủ cho cây trồng. Cũng nhờ hệ thống tưới nước này, cây mía có thời gian sinh trường dài hơn, lên tới 1 năm, cho chất lượng đường tốt, chữ đường cao. Còn cây cao su thì xanh tốt, không bị rụng lá vào mùa khô và rút ngắn thời gian cho mủ từ 6 năm xuống còn 4 năm và thời gian lấy mủ cũng được khai thác cả năm.
Quan trọng nhất vẫn là hiệu quả
Chia sẻ với phóng viên Báo NTNN, ông Đoàn Nguyên Đức cho biết thêm: “Nhiều người đã từng hỏi tôi tạo sao “đem tiền” đi trồng cao su, trồng mía, trồng cọ dầu? Tôi chỉ trả lời, đơn giản là những cây trồng này có thể đem lại hiệu quả. Có lợi nhuận cao, tiền nhiều là phải làm chứ”.
Ông Phan Thanh Thủ - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn HAGL tại Lào cho biết: “Khi trồng mía ở Lào trên diện tích 10.000ha, chúng tôi đều ứng dụng toàn bộ công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel với mức đầu tư trung bình 2.000 USD/ha mía, nhưng hệ thống có độ bền 10 năm thì tính ra mỗi năm chỉ mất khoảng hơn 4 triệu đồng/ha.
Tuy nhiên, với hệ thống tưới nước nhỏ giọt đã giúp cho cây mía sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất và chữ đường cao hơn khoảng 30%”. Với lợi thế về diện tích đất, thuận lợi nước tưới, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại... nên giá mía của HAGL sản xuất tại Lào chỉ bằng 1/2 giá mía sản xuất trong nước. Cộng với sản xuất đường khép kín, tận dụng nguyên liệu bã mía sản xuất điện... giúp cho đường của HAGL có sức cạnh tranh cao.
Tương tự như cây mía, hiện cao su của HAGL cũng được xây dựng một nhà máy chế biến mủ khép kín ngay giữa “thung lũng” rộng 25.000ha cao su tại Attapeu (Lào). Từ nguồn điện bơm nước tưới cao su cho tới điện cho nhà máy chế biến cao su đều được lấy từ nhà máy điện sản xuất từ bã mía, giúp cho giá thành sản xuất cao su đạt hiệu quả cao.
Hiện bình quân sản lượng cao su của Việt Nam chỉ đạt 1,8 - 2 tấn/ha, nhưng cao su của HAGL trồng tại Lào áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tưới nhỏ giọt, cho thu hoạch mủ tăng thêm 30% sản lượng, đạt trung bình 2,7 - 3 tấn/ha. Ngoài ra, hơn 4000ha cây cọ dầu đã bước vào thời kỳ cho thu hoạch, dự kiến sẽ có một nhà máy chế biến cọ dầu mọc lên trong tương lai.
Không chỉ ở Lào, ông Đức còn cho biết, hiện HAGL cũng rất thành công với các loại cây trồng này ở Campuchia với 10.000ha cao su, hiện đã trồng được 5.000ha và 55.000ha cọ dầu, trong đó đã trồng 5.000ha. Những thành công ở lĩnh vực nông nghiệp tại nước bạn, HAGL không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn có nhiều ý nghĩa về vấn đề ngoại giao.
Từ hệ thống giao thông, bệnh viện, trường học, nhà ở cho công nhân... đến sân bay đã được HAGL đầu tư tại Attapeu càng làm cho khoảng cách về không gian và cũng như mối quan hệ tỉnh cảm của 3 nước Đông Dương ngày càng gắn bó, thân thiết hơn.
Đi qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Gia Lai), dọc theo Quốc lộ 18B, chúng tôi đã được tận mắt chứng kiến những cánh rừng xanh bạt ngàn cao su, cọ dầu và mía đường dọc hai bên đường. Cả một đoạn đường kéo dài ngút tầm mắt ấy, với khoảng hơn 100km chạy xe đều thuộc về sở hữu của một ông chủ người Việt Nam Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL).
Ở trên mảnh đất Attapeu, nhiều người Lào làm công nhân trồng mía, cao su, cọ dầu nay đã thông thạo tiếng Việt cùng những công nhân của Việt Nam đều gọi ông Đức với cái tên trìu mến “anh Ba”.
Bầu Đức đang giới thiệu về vùng trồng mía tại Attapeu (Lào).
Tiếp chúng tôi tại nhà máy sản xuất đường nằm giữa cánh đồng bạt ngàn với 10.000ha mía đã cho thu hoạch năm thứ 2, ông Đức chia sẻ: “Bây giờ, nhiều người gọi tôi là “đại gia” nhưng không phải ai cũng biết ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã phải làm ruộng. Cũng đi cày, đi bừa, đi cấy... Cũng vì thế, tôi có một niềm đam mê rất mạnh mẽ với nông nghiệp rồi đi tới quyết định đầu từ, làm giàu từ lĩnh vực này. Đó cũng chính là mơ ước từ nhỏ của tôi”.
Như sợ mọi người chưa tin, ông Đức khẳng định luôn: “Mọi người đừng nghĩ tôi không biết gì về nông nghiệp, tôi bỏ tiền ra thì phải tìm hiểu, bên cạnh tôi có rất nhiều chuyên gia.
Làm mãi rồi cũng thành quen, giờ ai hỏi bất cứ thứ gì về cây mía, cây cao su, cây cọ dầu tôi có thể trả lời được”. Không chỉ nói suông, ông Đức đã trả lời tất cả những câu hỏi của chúng tôi cũng như những câu hỏi khác về cây mía, cây cao su, cây cọ dầu như một “kỹ sư” nông nghiệp thực thụ. Theo “kỹ sư” Đoàn Nguyên Đức, làm nông nghiệp thì điều quan trọng nhất là cần có diện tích đất rộng, còn chất đất tốt hay xấu không quan trọng.
Như ở Attapeu không hề giàu dinh dưỡng, song những cây trồng của HAGL vẫn xanh tốt quanh năm. Mấu chốt theo ông Đức nằm ở chỗ mình phải biết ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Hiện HAGL có một hệ thống phân tích chất đất với phần mềm hiện đại, chỉ cần nạp dữ liệu vào sẽ cho ra kết quả đối với cây mía. Chẳng hạn như cây cần bao nhiều nước, bao nhiêu chất dinh dưỡng, tương tự, cây cao su, cây cọ dầu cũng như thế, từ đó để có kế hoạch chăm sóc lên “khẩu phần” cho cây theo từng giai đoạn.
Mặt khác, với việc ứng dụng hệ thống tưới nước ngầm nhỏ giọt của Israel, các loại cây trồng của HAGL còn tiết kiệm được công làm cỏ, thuốc trừ cỏ, bởi cỏ chỉ mọc khi bề mặt của đất ẩm, với hệ thống tưới nước ngầm, bề mặt luôn khô nhưng lượng nước vẫn cung cấp đủ cho cây trồng. Cũng nhờ hệ thống tưới nước này, cây mía có thời gian sinh trường dài hơn, lên tới 1 năm, cho chất lượng đường tốt, chữ đường cao. Còn cây cao su thì xanh tốt, không bị rụng lá vào mùa khô và rút ngắn thời gian cho mủ từ 6 năm xuống còn 4 năm và thời gian lấy mủ cũng được khai thác cả năm.
Quan trọng nhất vẫn là hiệu quả
Chia sẻ với phóng viên Báo NTNN, ông Đoàn Nguyên Đức cho biết thêm: “Nhiều người đã từng hỏi tôi tạo sao “đem tiền” đi trồng cao su, trồng mía, trồng cọ dầu? Tôi chỉ trả lời, đơn giản là những cây trồng này có thể đem lại hiệu quả. Có lợi nhuận cao, tiền nhiều là phải làm chứ”.
“Hiện tôi sản xuất nông nghiệp ở Lào, ở Campuchia nhưng các khoản thuế vẫn đóng góp cho đất nước. Về lâu dài, thị trường châu Âu hay Á đều mở cửa, thuế của các mặt hàng cũng sẽ trở về bằng 0%, thì việc sản xuất nông nghiệp ở bất cứ đâu đều không quan trọng, cái cuối cùng là hiệu quả cho doanh nghiệp, cho đất nước mình”- ông Đoàn Nguyên Đức chia sẻ. |
Tuy nhiên, với hệ thống tưới nước nhỏ giọt đã giúp cho cây mía sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất và chữ đường cao hơn khoảng 30%”. Với lợi thế về diện tích đất, thuận lợi nước tưới, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại... nên giá mía của HAGL sản xuất tại Lào chỉ bằng 1/2 giá mía sản xuất trong nước. Cộng với sản xuất đường khép kín, tận dụng nguyên liệu bã mía sản xuất điện... giúp cho đường của HAGL có sức cạnh tranh cao.
Tương tự như cây mía, hiện cao su của HAGL cũng được xây dựng một nhà máy chế biến mủ khép kín ngay giữa “thung lũng” rộng 25.000ha cao su tại Attapeu (Lào). Từ nguồn điện bơm nước tưới cao su cho tới điện cho nhà máy chế biến cao su đều được lấy từ nhà máy điện sản xuất từ bã mía, giúp cho giá thành sản xuất cao su đạt hiệu quả cao.
Hiện bình quân sản lượng cao su của Việt Nam chỉ đạt 1,8 - 2 tấn/ha, nhưng cao su của HAGL trồng tại Lào áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tưới nhỏ giọt, cho thu hoạch mủ tăng thêm 30% sản lượng, đạt trung bình 2,7 - 3 tấn/ha. Ngoài ra, hơn 4000ha cây cọ dầu đã bước vào thời kỳ cho thu hoạch, dự kiến sẽ có một nhà máy chế biến cọ dầu mọc lên trong tương lai.
Không chỉ ở Lào, ông Đức còn cho biết, hiện HAGL cũng rất thành công với các loại cây trồng này ở Campuchia với 10.000ha cao su, hiện đã trồng được 5.000ha và 55.000ha cọ dầu, trong đó đã trồng 5.000ha. Những thành công ở lĩnh vực nông nghiệp tại nước bạn, HAGL không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn có nhiều ý nghĩa về vấn đề ngoại giao.
Từ hệ thống giao thông, bệnh viện, trường học, nhà ở cho công nhân... đến sân bay đã được HAGL đầu tư tại Attapeu càng làm cho khoảng cách về không gian và cũng như mối quan hệ tỉnh cảm của 3 nước Đông Dương ngày càng gắn bó, thân thiết hơn.
Nguồn: danviet.vn