Một số điểm BĐVHX tại miền Trung đang "hồi sinh"
- Thứ sáu - 15/03/2013 09:11
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Cải tổ mô hình điểm BĐVHX kiểu mẫu
Sau khi Bộ TT&TT tổ chức Hội nghị toàn quốc về "Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của các Điểm BĐVHX" vào đầu năm 2012, nhiều Bưu điện tỉnh miền Trung đã tiến hành cuộc "cải tổ" bằng cách thực hiện mô hình điểm BĐVHX kiểu mẫu. Theo đó, ngoài đổi mới cung cách làm việc, tích hợp nhiều dịch vụ bám sát nhu cầu của nông dân thì các điểm BĐVHX kiểu mẫu còn được "tân trang" về cơ sở vật chất; bổ sung nhiều đầu sách, báo nhằm phục vụ nhu cầu đọc cho người dân.
Ông Hồ Văn Kỳ, Giám đốc Bưu điện huyện Phú Vang (Bưu điệnThừa Thiên - Huế) cho biết, toàn huyện có 17 điểm BĐVHX, trong đó 7 điểm có kinh doanh Internet, nhân viên điểm BĐVHX có thu nhập bình quân khoảng 2 triệu đồng/tháng. Thực tế hoạt động của điểm BĐVHX tại huyện Phú Vang đã có cải thiện tích cực. Vài năm trước, 1 năm có đến 2 - 3 nhân viên ở điểm BĐVHX xin nghỉ, phải tìm người thay thế nhưng từ đầu năm 2012 đến nay, nhân lực ở các điểm BĐVHX cơ bản ổn định, họ yên tâm công tác bởi doanh thu dịch vụ tăng, thu nhập cũng tốt hơn.
Từ cuối năm 2012, Bưu điện tỉnh Thừa Thiên - Huế còn triển khai thí điểm dịch vụ công ở các điểm BĐVHX thuộc các huyện Phong Điền, Hương Thủy và Nam Đông. Để triển khai những dịch vụ công đó, Bưu điện các huyện, thị đã đầu tư kinh phí quét vôi ve, chỉnh trang lại các điểm giao dịch, trang bị thêm ghế, bổ sung thêm đầu sách báo... Đồng thời, tổ chức tập huấn cho nhân viên về phong cách phục vụ, giao tiếp với khách hàng, những trường hợp khách hàng đau ốm nhân viên phải đến tận nhà để chi trả lương.
Theo quy định của Nhà nước, cán bộ hưu trí được nhận lương hưu trong vòng 5 ngày, vì thế đến ngày phát lương hưu Bưu điện Phú Vang thường tăng cường nhân viên bưu điện huyện đến các điểm BĐVHX trả lương để đảm bảo tiến độ. Bên cạnh đó, nhân viên bưu điện còn giới thiệu về chương trình tiết kiệm của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt để cán bộ hưu trí biết và gửi tiết kiệm mà không phải mất thời gian đi xa.
Bưu điện tỉnh Quảng Ngãi cho biết, để "hồi sinh" cho hệ thống BĐVHX, đơn vị này đã phát động phong trào xây dựng điểm BĐVHX kiểu mẫu, ban đầu thí điểm tại 10 điểm trong tổng số 154 điểm BĐVHX. Phong trào này được kỳ vọng sẽ giúp các điểm BĐVHX vượt qua cơn bĩ cực.
Đa dạng các dịch vụ
Khảo sát của ICTnews tại các điểm BĐVHX kiểu mẫu Đức Thạnh 2 (huyện Mộ Đức), Nghĩa Thắng (huyện Tư Nghĩa cho thấy, khuôn viên những điểm này đã được sửa sang lại khang trang hơn, đảm bảo giờ mở cửa, bày trí lại bàn ghế phục vụ nhu cầu đọc sách, báo, cộng với việc mở thêm những dịch vụ nhận đặt và bán báo, bán SIM, card điện thoại, bảo hiểm xe máy, giao nhận điện hoa… Nhờ có nhiều dịch vụ đa dạng nên người dân ghé thăm thường xuyên hơn, không còn cảnh đìu hiu như trước. Nhân viên điểm BĐVHX Đức Thạnh 2 cho biết, doanh thu tại điểm này đã tăng vọt từ vài trăm nghìn đồng lên 2,5 - 4 triệu đồng/tháng.
Bưu điện tỉnh Quảng Trị cho hay, bên cạnh việc đưa các dịch vụ mới về BĐVHX như bán bảo hiểm xe máy, thu cước, bán SIM thẻ, đơn vị cũng lựa chọn một số điểm cho tiến hành thí điểm chi trả lương hưu, bảo hiểm xã hội nhằm tạo điều kiện nâng cao thu nhập của nhân viên cũng như góp phần “kéo” người dân quay lại các điểm BĐVHX.
Song lãnh đạo đơn vị này cũng thẳng thắn nhìn nhận, do hạn chế về năng lực phục vụ của nhân viên BĐVHX nên Bưu điện tỉnh Quảng Trị rất cân nhắc khi lựa chọn một số điểm cho triển khai dịch vụ chi trả lương hưu, việc triển khai đại trà cho tất cả điểm BĐVHX cần phải có lộ trình. Bên cạnh đó, Ban Nữ công Bưu điện tỉnh Quảng Trị vẫn tiếp tục duy trì phong trào thi đua “Phụ nữ chung tay xây dựng điểm BĐVHX” bằng việc phát động dọn dẹp vệ sinh, khiến các điểm giao dịch trông khang trang hơn. Mỗi CBCNV của Bưu điện tỉnh đã tự nguyện đóng góp 50.000 đồng/năm để đầu tư mua sắm thêm sách báo cho điểm BĐVHX. Vì vậy, tủ sách tại các điểm BĐVHX ngày càng phong phú, góp phần duy trì văn hoá đọc trong cộng đồng. Những nỗ lực này được xem là “cứu cánh” để phát triển hoạt động của các điểm BĐVHX với mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 15-20%/năm.
Theo đại diện các Bưu điện tỉnh miền Trung, họ vẫn gặp khó khăn về nguồn kinh phí để đầu tư, nâng cấp cho toàn bộ các điểm BĐVHX. Vì vậy, các Bưu điện tỉnh đều hy vọng “liều thuốc” trợ lực từ việc hiện thực hóa Tiêu chí số 8 trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới nhằm tiếp thêm sức sống cho các điểm BĐVHX.
Sau khi Bộ TT&TT tổ chức Hội nghị toàn quốc về "Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của các Điểm BĐVHX" vào đầu năm 2012, nhiều Bưu điện tỉnh miền Trung đã tiến hành cuộc "cải tổ" bằng cách thực hiện mô hình điểm BĐVHX kiểu mẫu. Theo đó, ngoài đổi mới cung cách làm việc, tích hợp nhiều dịch vụ bám sát nhu cầu của nông dân thì các điểm BĐVHX kiểu mẫu còn được "tân trang" về cơ sở vật chất; bổ sung nhiều đầu sách, báo nhằm phục vụ nhu cầu đọc cho người dân.
Ông Hồ Văn Kỳ, Giám đốc Bưu điện huyện Phú Vang (Bưu điệnThừa Thiên - Huế) cho biết, toàn huyện có 17 điểm BĐVHX, trong đó 7 điểm có kinh doanh Internet, nhân viên điểm BĐVHX có thu nhập bình quân khoảng 2 triệu đồng/tháng. Thực tế hoạt động của điểm BĐVHX tại huyện Phú Vang đã có cải thiện tích cực. Vài năm trước, 1 năm có đến 2 - 3 nhân viên ở điểm BĐVHX xin nghỉ, phải tìm người thay thế nhưng từ đầu năm 2012 đến nay, nhân lực ở các điểm BĐVHX cơ bản ổn định, họ yên tâm công tác bởi doanh thu dịch vụ tăng, thu nhập cũng tốt hơn.
Từ cuối năm 2012, Bưu điện tỉnh Thừa Thiên - Huế còn triển khai thí điểm dịch vụ công ở các điểm BĐVHX thuộc các huyện Phong Điền, Hương Thủy và Nam Đông. Để triển khai những dịch vụ công đó, Bưu điện các huyện, thị đã đầu tư kinh phí quét vôi ve, chỉnh trang lại các điểm giao dịch, trang bị thêm ghế, bổ sung thêm đầu sách báo... Đồng thời, tổ chức tập huấn cho nhân viên về phong cách phục vụ, giao tiếp với khách hàng, những trường hợp khách hàng đau ốm nhân viên phải đến tận nhà để chi trả lương.
Theo quy định của Nhà nước, cán bộ hưu trí được nhận lương hưu trong vòng 5 ngày, vì thế đến ngày phát lương hưu Bưu điện Phú Vang thường tăng cường nhân viên bưu điện huyện đến các điểm BĐVHX trả lương để đảm bảo tiến độ. Bên cạnh đó, nhân viên bưu điện còn giới thiệu về chương trình tiết kiệm của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt để cán bộ hưu trí biết và gửi tiết kiệm mà không phải mất thời gian đi xa.
Bưu điện tỉnh Quảng Ngãi cho biết, để "hồi sinh" cho hệ thống BĐVHX, đơn vị này đã phát động phong trào xây dựng điểm BĐVHX kiểu mẫu, ban đầu thí điểm tại 10 điểm trong tổng số 154 điểm BĐVHX. Phong trào này được kỳ vọng sẽ giúp các điểm BĐVHX vượt qua cơn bĩ cực.
Đa dạng các dịch vụ
Khảo sát của ICTnews tại các điểm BĐVHX kiểu mẫu Đức Thạnh 2 (huyện Mộ Đức), Nghĩa Thắng (huyện Tư Nghĩa cho thấy, khuôn viên những điểm này đã được sửa sang lại khang trang hơn, đảm bảo giờ mở cửa, bày trí lại bàn ghế phục vụ nhu cầu đọc sách, báo, cộng với việc mở thêm những dịch vụ nhận đặt và bán báo, bán SIM, card điện thoại, bảo hiểm xe máy, giao nhận điện hoa… Nhờ có nhiều dịch vụ đa dạng nên người dân ghé thăm thường xuyên hơn, không còn cảnh đìu hiu như trước. Nhân viên điểm BĐVHX Đức Thạnh 2 cho biết, doanh thu tại điểm này đã tăng vọt từ vài trăm nghìn đồng lên 2,5 - 4 triệu đồng/tháng.
Bưu điện tỉnh Quảng Trị cho hay, bên cạnh việc đưa các dịch vụ mới về BĐVHX như bán bảo hiểm xe máy, thu cước, bán SIM thẻ, đơn vị cũng lựa chọn một số điểm cho tiến hành thí điểm chi trả lương hưu, bảo hiểm xã hội nhằm tạo điều kiện nâng cao thu nhập của nhân viên cũng như góp phần “kéo” người dân quay lại các điểm BĐVHX.
Song lãnh đạo đơn vị này cũng thẳng thắn nhìn nhận, do hạn chế về năng lực phục vụ của nhân viên BĐVHX nên Bưu điện tỉnh Quảng Trị rất cân nhắc khi lựa chọn một số điểm cho triển khai dịch vụ chi trả lương hưu, việc triển khai đại trà cho tất cả điểm BĐVHX cần phải có lộ trình. Bên cạnh đó, Ban Nữ công Bưu điện tỉnh Quảng Trị vẫn tiếp tục duy trì phong trào thi đua “Phụ nữ chung tay xây dựng điểm BĐVHX” bằng việc phát động dọn dẹp vệ sinh, khiến các điểm giao dịch trông khang trang hơn. Mỗi CBCNV của Bưu điện tỉnh đã tự nguyện đóng góp 50.000 đồng/năm để đầu tư mua sắm thêm sách báo cho điểm BĐVHX. Vì vậy, tủ sách tại các điểm BĐVHX ngày càng phong phú, góp phần duy trì văn hoá đọc trong cộng đồng. Những nỗ lực này được xem là “cứu cánh” để phát triển hoạt động của các điểm BĐVHX với mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 15-20%/năm.
Theo đại diện các Bưu điện tỉnh miền Trung, họ vẫn gặp khó khăn về nguồn kinh phí để đầu tư, nâng cấp cho toàn bộ các điểm BĐVHX. Vì vậy, các Bưu điện tỉnh đều hy vọng “liều thuốc” trợ lực từ việc hiện thực hóa Tiêu chí số 8 trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới nhằm tiếp thêm sức sống cho các điểm BĐVHX.
Tiêu chí về nông thôn mới ngành Thông tin và truyền thông quy định tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, bao gồm 2 nội dung:
1. Xã có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông;
2. Xã có Internet đến thôn.
Xét công nhận xã đạt tiêu chí về điểm phục vụ bưu chính, viễn thông
1. Xã có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông là xã có ít nhất 01 (một) điểm phục vụ bưu chính, viễn thông để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ viễn thông của các tổ chức, cá nhân tại địa phương. Trong trường hợp xã chỉ có một điểm phục vụ bưu chính, viễn thông thì điểm phục vụ đó phải có khả năng đồng thời cung ứng dịch vụ bưu chính và dịch vụ viễn thông công cộng.
Xét công nhận xã đạt tiêu chí có Internet đến thôn
Xã được công nhận đạt tiêu chí có Internet đến thôn khi có ít nhất 30% số thôn thuộc xã đáp ứng một trong các điều kiện sau:
1. Có hạ tầng kỹ thuật viễn thông đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ truy nhập Internet cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn thôn đạt tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nêu tại Điều 7 Quyết định này;
2. Có các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng (dịch vụ truy nhập Internet) đạt tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Bài và ảnh: Đoàn Hạnh - Lê Dương
Theo ictnews.vn
Theo ictnews.vn