Nâng chất lượng để nhân rộng mô hình Nông thôn mới
- Thứ tư - 17/04/2013 20:09
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đến nay, tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng Nông thôn mới TPHCM đã hoàn thành khảo sát thực tế tại 50 xã nhân rộng và phân loại thành 5 nhóm:
- Nhóm 1: có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới đủ 19 tiêu chí.
- Nhóm 2: gồm 4 xã cơ bản đạt chuẩn từ 14 đến 18 tiêu chí.
- Nhóm 3: với 23 xã khá đạt chuẩn từ 9 đến 13 tiêu chí.
- Nhóm 4: 26 xã trung bình đạt chuẩn từ 5 đến 8 tiêu chí.
- Duy nhất xã An Phú Tây huyện Bình Chánh được xếp vào nhóm 5: nhóm xã khó khăn đạt chuẩn dưới 5 tiêu chí.
Khách quan mà nói, dựa trên cơ sở các chính sách đầu tư cho khu vực nông thôn của chính quyền thành phố các cấp trước đây, quá trình xây dựng Nông thôn mới hiện nay đang ít nhiều được hưởng lợi. Bà Trần Thị Kim Anh - Chủ tịch UBND xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh cho biết:
Được chọn là một trong những xã tiếp theo nhân rộng mô hình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn TP.HCM, đến thời điểm hiện nay, xã Nhị Bình - huyện Hóc Môn cũng đã đạt 10/19 tiêu chí. Tuy vậy, xã vẫn khẩn trương tập trung triển khai nội dung đề án đến toàn thể cán bộ Đảng viên, Đoàn viên, Hội viên và toàn thể người dân trên địa bàn, tạo được sự đồng thuận cao và huy động được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân. Bà Huỳnh Thị Xuân Mai - Chủ tịch UBND xã Nhị Bình - huyện Hóc Môn nói:
Nói đến chuyện xây dựng Nông thôn mới thì, vùng “đất thép” Củ Chi vẫn luôn là một trong những đơn vị tiên phong. Phong trào xây dựng nông thôn mới đã nhanh chóng được “đốt nóng” và lan rộng đến nhiều địa bàn xã ấp. Ông Nguyễn Văn Hạnh - Chủ tịch UBND xã Tân Thạnh Tây cho biết:
Được biết, tổng kinh phí thực hiện xây dựng nông thôn mới của TPHCM đến đầu tháng 1 năm 2013 là 6.900 tỷ đồng, trong đó, gần 80% đến từ người dân và cộng đồng. Sự đóng góp đáng kể này đã góp phần xây dựng hơn 900 công trình giao thông, thủy lợi, văn hóa, xã hội, xóa nhà tạm... Điều này không chỉ tạo tiền đề cơ sở vật chất cho phong trào xây dựng nông thôn mới hiện nay mà còn tạo ra niềm tin lớn hơn, sự ủng hộ, đồng thuận cao hơn từ phía người dân đối với quá trình xây dựng Nông thôn mới.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng cần được quan tâm. Nền nông nghiệp của thành phố còn nhiều yếu tố phát triển chưa bền vững. Đời sống của một bộ phận dân cư ở nông thôn còn khó khăn, chưa ổn định, khoảng cách giàu nghèo giữa dân cư nội và ngoại thành vẫn còn lớn… Do đó, việc triển khai nhân rộng mô hình Nông thôn mới vẫn còn không ít “chông gai”. Ông Bùi Hòa An - Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè nhìn nhận:
Xây dựng Nông thôn mới đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho người dân khu vực nông thôn TPHCM. Những kết quả đạt được là rất đáng ghi nhận. Tuy vậy cần hiểu rõ việc xây dựng Nông thôn mới là một quá trình lâu dài, không thể nóng vội. Không thể hạ thấp các tiêu chí, hay vội vàng làm một cách hình thức để lấy thành tích. Ông Đoàn Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ - cho biết: Ban Quản lý Nông thôn mới của huyện luôn quan tâm đến yếu tố bền vững trong việc thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Ông nói:
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Đua khẳng định: Việc nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ không dễ dàng, phải tiếp tục hoàn thành. Đồng thời phải chú ý đến một yếu tố quan trọng làm nên chất lượng bền vững của việc xây dựng nông thôn mới. Ông Nguyễn Văn Đua nói:
Rõ ràng, từ quy hoạch tổng thể ban đầu, quá trình xây dựng Nông thôn mới tại TPHCM đang ngày càng đi vào chi tiết cụ thể hơn. Điều này đòi hỏi sự quan tâm đầy đủ, cụ thể và thường xuyên hơn từ các ban ngành, đoàn thể chức năng ở thành phố, cũng như sự tập trung chỉ đạo của các cấp Đảng, chính quyền ở các địa phương. Chính sự đồng thuận của các ban ngành, đoàn thể các cấp từ trên xuống dưới và sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân sẽ là bàn đạp vững chắc cho phong trào xây dựng Nông thôn mới ở TPHCM phát triển mạnh mẽ với chiều sâu và chất lượng cao hơn.
Theo voh.vn