Năng động, sáng tạo đưa nông thôn phát triển
- Thứ sáu - 06/06/2014 03:54
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sau 3 năm triển khai, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã lan tỏa rộng khắp trên cả nước và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Bộ mặt nông thôn và đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Mặc dù vậy, tiến độ triển khai chương trình vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.
Thu hút sự quan tâm của toàn xã hội
Trong 3 năm qua, nhiều cơ chế, chính sách được ban hành có tác dụng thiết thực và trở thành động lực thúc đẩy xây dựng NTM. Đặc biệt, phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng NTM" đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của toàn xã hội đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, thu nhập và điều kiện sống của người dân được cải thiện. Đến nay, cả nước đã có 185 xã đạt chuẩn NTM và gần 600 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, bình quân mỗi xã tăng 3,8 tiêu chí.
Mặc dù vậy, Ban Chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã thẳng thắn nhìn nhận, quá trình triển khai xây dựng NTM ở các địa phương vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, yếu kém. Tiến độ triển khai còn chậm so với mục tiêu đặt ra, hiện mới có khoảng 2% số xã đạt chuẩn NTM. Hơn nữa, phong trào triển khai không đồng đều giữa các địa phương, nhiều nơi còn xã "trắng" tiêu chí NTM. Đáng nói là có địa phương mới tập trung cao cho xây dựng cơ sở hạ tầng, còn các nội dung về phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, phát triển văn hóa, cải thiện môi trường… chưa được quan tâm chỉ đạo và đầu tư đúng mức.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát phân tích, một số bộ phận cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức được đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, nội dung của chương trình xây dựng NTM nên thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên.
Tạo chuyển biến sâu rộng
Theo mục tiêu đề ra, đến năm 2015, cả nước phấn đấu có 20% số xã đạt tiêu chí NTM và tới năm 2020 con số này là 50%. Để đạt được mục tiêu này, theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, các địa phương cần huy động cả hệ thống chính trị, tập trung mọi nguồn lực để thực hiện chương trình. Trong đó, tiếp tục hoàn thiện và cụ thể hóa quy hoạch, điều chỉnh Đề án xây dựng NTM phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn. Đồng thời huy động, lồng ghép các nguồn lực nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, áp dụng rộng rãi cơ chế hỗ trợ vật tư để người dân tự làm các công trình không yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Đặc biệt, cần chú trọng thực hiện nội dung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn, ưu tiên nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Mỗi xã nên chọn 1 - 3 cây, con, ngành nghề có triển vọng, quy hoạch cụ thể, bố trí nguồn lực xây dựng mô hình, hạ tầng, đào tạo nhân lực và hỗ trợ người dân thực hiện, từng bước xây dựng NTM thành công.
Tại hội nghị sơ kết 3 năm xây dựng NTM, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các bộ, ngành chức năng, các địa phương tiếp tục bám sát, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nội dung, giải pháp của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Trước hết là tập trung đưa khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp. Từ đó, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. Đồng thời, cần có các cách làm năng động, sáng tạo, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn. Thủ tướng cũng lưu ý, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, cần đặc biệt quan tâm xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư khác vào nông thôn, đặc biệt là đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, y tế, giáo dục, viễn thông...
Thu hút sự quan tâm của toàn xã hội
Trong 3 năm qua, nhiều cơ chế, chính sách được ban hành có tác dụng thiết thực và trở thành động lực thúc đẩy xây dựng NTM. Đặc biệt, phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng NTM" đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của toàn xã hội đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, thu nhập và điều kiện sống của người dân được cải thiện. Đến nay, cả nước đã có 185 xã đạt chuẩn NTM và gần 600 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, bình quân mỗi xã tăng 3,8 tiêu chí.
Một khu dân cư tại xã Song Phượng, huyện Đan Phương sạch đẹp hơn sau khi được cống hóa mương. Ảnh: Trọng Tùng |
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát phân tích, một số bộ phận cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức được đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, nội dung của chương trình xây dựng NTM nên thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên.
Tạo chuyển biến sâu rộng
Theo mục tiêu đề ra, đến năm 2015, cả nước phấn đấu có 20% số xã đạt tiêu chí NTM và tới năm 2020 con số này là 50%. Để đạt được mục tiêu này, theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, các địa phương cần huy động cả hệ thống chính trị, tập trung mọi nguồn lực để thực hiện chương trình. Trong đó, tiếp tục hoàn thiện và cụ thể hóa quy hoạch, điều chỉnh Đề án xây dựng NTM phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn. Đồng thời huy động, lồng ghép các nguồn lực nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, áp dụng rộng rãi cơ chế hỗ trợ vật tư để người dân tự làm các công trình không yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Đặc biệt, cần chú trọng thực hiện nội dung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn, ưu tiên nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Mỗi xã nên chọn 1 - 3 cây, con, ngành nghề có triển vọng, quy hoạch cụ thể, bố trí nguồn lực xây dựng mô hình, hạ tầng, đào tạo nhân lực và hỗ trợ người dân thực hiện, từng bước xây dựng NTM thành công.
Tại hội nghị sơ kết 3 năm xây dựng NTM, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các bộ, ngành chức năng, các địa phương tiếp tục bám sát, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nội dung, giải pháp của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Trước hết là tập trung đưa khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp. Từ đó, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. Đồng thời, cần có các cách làm năng động, sáng tạo, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn. Thủ tướng cũng lưu ý, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, cần đặc biệt quan tâm xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư khác vào nông thôn, đặc biệt là đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, y tế, giáo dục, viễn thông...
Thiện Quang
theo ktdt
theo ktdt